VIAM- Trong thời gian một vài năm trở lại đây, chúng ta chắc hẳn đều đã thấy tràn lan trên mạng internet những thông tin như “nhịn ăn có thể chữa ung thư”, hay “nhịn ăn để bỏ đói và làm chết tế bào ung thư”. Những ai quan tâm chắc hẳn sẽ có những câu hỏi như: Vậy những thông tin như vậy có chính xác hay không? Có được chứng minh bằng khoa học hay chưa? và nếu các thông tin đó là chính xác, vậy thì chính xác ở những khía cạnh nào và ở mức độ nào?
Cho đến nay, khuyến cáo chung của của Hiệp Hội Ung Thư Hoa Kỳ cho các bệnh nhân đang trong quá trình điều trị ung thư là nên tăng lượng calo và chất đạm dung nạp một cách có kiểm soát. Tuy nhiên, cũng có một sốt ý kiến về việc nhịn ăn và chế độ ăn hạn chế calo có thể làm chậm hoặc dừng hẳn sự phát triển của tế bào ung thư, tăng cường hệ miễn dịch, và làm tăng hiệu quả của các liệu pháp hóa trị và xạ trị.
Nhịn ăn và chế độ ăn hạn chế calo là gì?
Chế độ ăn hạn chế calo là chế độ cắt giảm lượng thức ăn tiêu thụ xuống dưới mức định lượng ăn thông thường mà không dẫn đến suy dinh dưỡng.
Nhịn ăn là sự tình nguyện nhịn không ăn bất cứ đồ ăn nào trong một khoảng thời gian nhất định.
Khái niệm và định nghĩa của các chế độ ăn hạn chế calo và nhịn ăn như sau:
Các bằng chứng khoa học:
Theo Tiến sĩ Longo và Tiến sĩ – Bác sĩ Fontana tại đại học Nam California, Hoa Kì, chế độ ăn hạn chế calo (CR) mà không gây suy dinh dưỡng là một liệu pháp can thiệp sinh lí học có hiệu quả và dễ thực hiện nhằm giúp kéo dài tuổi thọ và bảo vệ khỏi ung thư trên các loài động vật có vú. CR góp phần vào sự giảm các hóc môn đồng hóa, các cytokine viêm, giảm tình trạng stress oxy hóa và giảm sự sinh sản của tế bào. CR cũng góp phần làm tăng quá trình tự thực bào (phá hủy tế bào) và có vai trò trong một vài quá trình sửa chữa ADN.
Một số bằng chứng khoa học chỉ ra rằng các chế độ ăn hạn chế năng lượng cũng có liên quan đến hiện tượng giảm lượng glucose và các yếu tố tăng trưởng như IGF-1. Đường truyền tín hiệu của IGF-1 trong tế bào đóng vai trò mật thiết đến sự sinh trưởng và phát triển của rất nhiều loại ung thư theo như các nghiên cứu trên động vật. Các nghiên cứu cũng chỉ ra rằng, chế độ ăn hạn chế calo làm giảm biểu hiện của IGF-1 trong tế bào, dẫn đến suy giảm tăng trưởng và phát triển của khối u. Tuy nhiên, Tiến sĩ Longo cũng chỉ ra rằng CR chỉ có hiệu quả làm giảm biểu hiện IGF-1 khi lượng protein dung nạp cũng được giới hạn.
Bên cạnh việc ảnh hưởng đến đường truyền tín hiệu trong tế bào, các chế độ ăn hạn chế calo và việc nhịn ăn ngắn hạn còn được cho là có tác dụng tăng hiệu quả của các liệu pháp như hóa trị, xạ trị, bảo vệ các tế bào khỏe mạnh khỏi các độc tố từ các hóa chất điều trị ung thư. Bác sĩ Safdie tại đại học Nam California cùng các đồng nghiệp chỉ ra rằng trước các đợt điều trị, khi nhịn ăn tối đa đến 5 ngày và theo đó là chế độ ăn bình thường có thể giúp làm giảm các tác dụng phụ của phương pháp điều trị mà không gây ra sụt cân mạn tính.
Một nghiên cứu quy mô nhỏ bao gồm 10 bệnh nhân được chẩn đoán ung thư ác tính đối với ung thư vú, thực quản, tuyến tiền liệt và ung thư phổi. Các bệnh nhân trải qua 48-140 giờ nhịn ăn trước và 56 giờ nhịn ăn sau hóa trị. Kết quả cho thấy bệnh nhân cảm thấy sự cải thiện rõ rệt với các tác dụng phụ của của đợt hóa trị, bao gồm cảm giác buồn nôn, nôn mửa, tiêu chảy, và cảm giác yếu ớt mệt mỏi.
Những điều cần lưu ý:
Với chế độ ăn hạn chế lượng calo:
- Những sự thay đổi về chuyển hóa trong tế bào sẽ không xuất hiện tức thì mà cần một khoảng thời gian có thể lên tới hàng tuần hoặc hàng tháng.
- Có thể dẫn đến tình trạng sụt cân và suy giảm một số chức năng cơ thể.
- Việc hạn chế năng lượng dung nạp mãn tính có thể trở thành điều đáng ngại đối với những bệnh nhân bị suy giảm miễn dịch hoặc đang trong thời kì hậu phẫu.
Với việc nhịn ăn:
- Không nên áp dụng đối với các bệnh nhân ung thư đã trong tình trạng thiếu cân hoặc đang cố gắng để duy trì cân nặng ở mức ổn định. Nhịn ăn chỉ nên áp dụng cho những bệnh nhân không có các vấn đề về các quá trình chuyển hóa trong cơ thể và vì vậy cần được các bác sỹ chuyên khoa ung bướu và các bác sỹ chuyên ngành Dinh dưỡng tư vấn rất cụ thể dựa trên tình trạng bệnh và các chỉ số sinh hoá, các kết quả xét nghiệm của bệnh nhân.
Tham khảo thêm thông tin tại bài viết: Thải độc bằng nước hoa quả và nhịn ăn, nên hay không?
Mùa hè với những ngày nắng nóng kéo dài không chỉ là thời điểm để thư giãn mà còn là cơ hội tuyệt vời để người cao tuổi tham gia các hoạt động thể thao dưới nước. Đây là hình thức vận động nhẹ nhàng, ít gây áp lực lên cơ thể, đồng thời mang lại nhiều lợi ích sức khỏe vượt trội.
Đau thắt lưng là một trải nghiệm phổ biến đối với nhiều người. Nó thường có thể dẫn đến đau, ngứa ran hoặc tê ở phần thân dưới. Có nhiều nguyên nhân gây đau thắt lưng, phổ biến nhất bao gồm căng cơ, tư thế xấu và tuổi tác.
Mùa hè đến mang theo cái nắng gay gắt, đặc biệt tại Việt Nam – nơi khí hậu nhiệt đới khiến bức xạ tia cực tím (UV) đạt mức cao trong nhiều tháng. Đối với thanh thiếu niên lứa tuổi năng động, thường xuyên tham gia các hoạt động ngoài trời như thể thao, dã ngoại hay đi học việc bảo vệ làn da và sức khỏe trước tia UV là vô cùng cần thiết.
Một nghiên cứu mới đã tìm hiểu cách thức sucralose, một chất tạo ngọt không calo, ảnh hưởng đến các tín hiệu não bộ liên quan đến cảm giác đói.
Việc ai đó thể hiện tình cảm với bạn có thể khiến bạn cảm thấy vui vẻ và phấn khích khi bạn đang trong giai đoạn đầu của một mối quan hệ mới. Tuy nhiên, điều quan trọng là phải phân biệt sự mới lạ của một mối quan hệ mới với các hành vi thái quá.
Trong cuộc sống hiện đại, khi thời gian dành cho gia đình ngày càng bị thu hẹp bởi công việc và các thiết bị điện tử, việc tìm kiếm một hoạt động vừa tốt cho sức khỏe vừa giúp gắn kết tình cảm cha con trở nên cần thiết hơn bao giờ hết.
Những ngày hè đầy nắng là thời điểm lý tưởng để đưa trẻ ra ngoài chơi, đi biển, cắm trại, picnic,... Tuy nhiên, dành quá nhiều thời gian dưới ánh nắng mặt trời có thể khiến trẻ dễ bị cháy nắng. Cháy nắng nặng không chỉ gây khó chịu mà còn có thể làm tăng nguy cơ mắc các vấn đề sức khỏe về da cho trẻ. Cùng đọc bài viết sau đây để biết cách phòng tránh và xử trí khi trẻ bị cháy nắng.
Mùa hè mang theo những ngày nắng kéo dài, không khí oi bức và nền nhiệt độ cao, tạo nên nhiều thách thức đối với sức khỏe con người. Một trong những ảnh hưởng phổ biến nhưng ít được chú ý là tình trạng đau đầu do nóng.