Tổng hội y học Việt Nam

Viện y học ứng dụng Việt Nam
ứng dụng y học vì sức khỏe người việt nam

6 thực phẩm tự nhiên thay thế đường tốt cho sức khỏe

Ăn nhiều đường có thể là nguyên nhân làm tăng nguy cơ mắc các bệnh lý nguy hiểm như béo phì, bệnh tim, đái tháo đường... Vì thế, bạn nên thay thế đường bằng một số thực phẩm tạo ngọt tự nhiên tốt cho sức khỏe.

6 thực phẩm tự nhiên thay thế đường tốt cho sức khỏe

Những thực phẩm ngọt tự nhiên vừa đáp ứng nhu cầu về ăn đồ ngọt vừa bảo vệ sức khoẻ.

Mật ong

Bạn có thể sử dụng mật ong trong nấu ăn thay thế cho đường.

Mật ong là chất ngọt tự nhiên tuyệt vời để thay thế đường. Từ xa xưa, mật ong đã được sử dụng như một chất làm ngọt tự nhiên vì nó có hàm lượng fructose cao. Mật ong ngọt hơn 25% so với đường, nên bạn sẽ ăn ít hơn và cũng ít gây hại sức khỏe hơn. Ngoài ra, mật ong chứa protein, carbs, vitamin, khoáng chất, acid amin và acid hữu cơ. Đem lại tác dụng chống oxy hóa, chống viêm, kháng khuẩn, phòng ngừa đái tháo đường, tốt cho tiêu hóa và tim mạch, bảo vệ hệ thần kinh.

Siro phong

Siro phong là một chất tạo ngọt tự nhiên được làm từ nhựa của cây phong. Siro phong chứa đường sucrose, oligosaccharides, polysaccharides, acid hữu cơ, acid amin, vitamin và khoáng chất. Ngoài ra, nó cũng chứa nhiều chất phytochemical, phenolic có tác dụng chống oxy hóa, chống suy nhược, ngừa ung thư, kháng viêm, hạ đường huyết và chống thoái hóa thần kinh.

Siro phong mang lại nhiều lợi ích sức khỏe.

Siro phong có thể được thêm vào thức ăn ngọt như bột yến mạch, bánh crepe, sữa chua và các món mặn như thịt gà, cá hồi hoặc nước sốt salad. Bạn cũng có thể sử dụng siro phong thêm vào nước sốt, trà, cà phê và trong khi nướng bánh ngọt.

Đường dừa

Đường dừa cung cấp một lượng nhỏ các chất dinh dưỡng thiamin, sắt, đồng, kẽm...

Đường dừa là một trong những loại đường tự nhiên làm từ nhựa cây dừa và được nhiều người sử dụng từ lâu. Nó là một chất làm ngọt tự nhiên chứa nhiều vitamin, khoáng chất và chất chống oxy hóa. Ngoài ra, đường dừa có lượng fructose và glucose cao và lượng sucrose thấp.

Đường chà là

Đường chà là có thể thay thế cho đường tinh luyện.

Quả chà có vị ngọt giống như caramel, chúng có thể thay thế lành mạnh cho đường tinh luyện. Quả chà là còn là một nguồn dinh dưỡng tuyệt vời như vitamin C, vitamin B phức hợp, selen, kali, đồng và magie. Chúng cũng giàu chất xơ, chủ yếu là chất xơ không hòa tan, chất chống oxy hóa, chủ yếu là đường fructose, glucose và protein. Bạn có thể sử dụng chà là trong sinh tố, bánh nướng và nước sốt salad.

Chuối xay nhuyễn

Sử dụng chuối xay nhuyễn để tạo độ ngọt cho các món sinh tố, bánh nướng.

Chuối chứa nhiều chất dinh dưỡng như kali, vitamin C, magie, chất xơ, vitamin B6, đồng và mangan. Chuối chín có vị ngọt và chúng có thể được sử dụng như một chất tạo ngọt tự nhiên cho món ăn. Bạn chỉ cần cho chuối chín vào máy xay với một muỗng nhỏ nước và xay cho đến khi mịn. Chuối xay nhuyễn có thể sử dụng để tạo độ ngọt cho các món sinh tố, bột yến mạch và bánh nướng.

Mật mía

Mật mía giàu dinh dưỡng, có mùi thơm và vị ngọt đậm đà.

Mật mía là một sản phẩm được tạo ra từ quá trình tinh chế mía. Tuy cũng làm từ cây mía nhưng mật mía giàu dinh dưỡng hơn các tinh thể đường. Mật mía không chỉ ngọt hơn đường mà còn chứa vitamin B phức hợp, sắt, kẽm, selen, magie và kali, nên mật mía là sự thay thế hoàn hảo cho đường.

Tham khảo thông tin tại bài viết: 8 loại đường thay thế tự nhiên tốt cho sức khỏe.

Nguyễn An H+ (Theo Boldsky) - Theo Healthplus
Bình luận
Tin mới
  • 25/11/2024

    Xăm hình có thể gây ung thư?

    Xăm hình đã trở thành một hình thức nghệ thuật phổ biến trong xã hội hiện đại. Tuy nhiên, vẫn còn có những lo ngại về tác động lâu dài của việc xăm hình đối với sức khỏe, đặc biệt là nguy cơ ung thư.

  • 24/11/2024

    Thoát vị khe hoành là gì?

    Thoát vị hoành, hay thoát vị khe hoành, xảy ra khi phần trên của dạ dày bị đẩy lên ngực thông qua một lỗ mở ở cơ hoành (cơ ngăn cách bụng với ngực). Tình trạng này xảy ra ở nơi dạ dày và thực quản của bạn nối lại với nhau, còn được gọi là ngã ba thực quản dạ dày. Đôi khi, thoát vị khe hoành không gây ra vấn đề gì và không cần điều trị.

  • 23/11/2024

    Cách giảm đau mỏi chân khi đứng lâu

    Đau chân khi đứng lâu là tình trạng mà nhiều người gặp phải. Tuy nhiên, bạn hoàn toàn có thể khắc phục vấn đề này bằng một vài thay đổi nhỏ trong thói quen sinh hoạt hàng ngày

  • 23/11/2024

    Triệu chứng và biến chứng của bệnh vẩy nến

    Các dấu hiệu và triệu chứng của bệnh vẩy nến khác nhau tùy thuộc vào từng người và loại bệnh vẩy nến. Mặc dù bệnh vẩy nến là tình trạng mãn tính kéo dài suốt đời, một số người có thể thấy các triệu chứng biến mất trong nhiều tháng hoặc nhiều năm.

  • 22/11/2024

    Thuốc xịt mũi ngừa cúm

    Bạn có bỏ qua mũi tiêm phòng cúm hàng năm vì bạn ghét bị tiêm không? Điều đó có thể hiểu được. Nhưng đừng để điều đó ngăn cản bạn tiêm vắc-xin. Có một lựa chọn khác: dành cho bạn: vắc-xin xịt mũi.

  • 22/11/2024

    Loại tiếng ồn nào tốt cho giấc ngủ?

    Chắc hẳn ai cũng đã từng nghe qua câu chuyện dùng tiếng ồn trắng giúp các bé sơ sinh ngủ ngon và sâu giấc. Vậy đã bao giờ bạn thắc mắc, có những loại tiếng ồn nào và đâu là tiếng ồn dành cho người lớn? Mọi câu hỏi sẽ được giải đáp ngay sau đây.

  • 22/11/2024

    Cách cải thiện triệu chứng đau thần kinh tọa

    Ngày càng nhiều người trẻ bị đau thần kinh tọa với biểu hiện đau phần lưng dưới lan xuống chân. Để kiểm soát cơn đau thần kinh tọa, người bệnh cần điều chỉnh từ thói quen sinh hoạt hàng ngày.

  • 21/11/2024

    Trị bệnh Parkinson bằng Đông y có hiệu quả không?

    Do các loại thuốc Tây y điều trị bệnh Parkinson thường đi kèm với tác dụng phụ và nguy cơ “nhờn thuốc” khi dùng lâu dài, nhiều người tìm tới các phương pháp Đông y với hy vọng các loại thảo dược tự nhiên sẽ an toàn hơn với cơ thể.

Xem thêm