Tổng hội y học Việt Nam

Viện y học ứng dụng Việt Nam
ứng dụng y học vì sức khỏe người việt nam

3 cách đơn giản giúp chống chịu căng thẳng tốt hơn

Căng thẳng là điều khó có thể tránh khỏi trong cuộc sống, và điều quan trọng là chúng ta cần học cách đối phó với nó. Hãy cùng tìm hiểu 3 phương pháp đơn giản dưới đây để tăng cường phản ứng của bản thân trước căng thẳng, cũng như tạo dựng khả năng phục hồi mà không tốn quá nhiều quỹ thời gian quý báu của bất cứ ai.

Phục hồi sau tổn thương tinh thần

Khả năng phục hồi sau những tổn thương về mặt tinh thần là khả năng thích ứng với những căng thẳng hay thất bại không thể tránh khỏi trong cuộc sống, bằng cách đối mặt và vượt qua nó. Nói cách khác, nó giống như việc bản thân chống trả lại khi có sự cố bất lợi nào đó xuất hiện. Nếu bản thân là người thường xuyên cảm thấy không vui, hoặc thường ước rằng mình có thể quay trở lại thời điểm ban đầu để thay đổi cách phản ứng với điều đã xảy ra, rõ ràng bạn cần phải nỗ lực để cải thiện khả năng phục hồi của mình – vì đơn giản là mọi chuyện xảy ra cũng đã xảy rồi!

Dưới đây là 3 phương pháp đơn giản, có thể gọi là chiến thuật giúp bất cứ ai cũng có thể sử dụng để nâng cao ngưỡng khả năng phục hồi của bản thân. Đối mặt và vượt qua nó càng nhanh, bạn càng tận hưởng cuộc sống nhiều hơn, hạnh phúc hơn.

1. Tạo dựng nhận thức

Nhận thức rõ hơn về những suy nghĩ và hành động của bản thân có thể giúp nhận ra các khuôn mẫu và những mảng lĩnh vực mà bản thân có thể tự cải thiện. Thêm vào đó, nó cho phép thừa nhận những gì bản thân đang làm tốt. Lần tới khi khi cảm thấy căng thẳng, bạn chỉ cần dừng lại đôi chút và để ý phản ứng của chính mình. Hãy tự hỏi mình rằng Điều này đến từ đâu? Khi bạn nghĩ theo đến nó, bạn hoàn toàn có thể lựa chọn cách đáp ứng hoặc cách suy nghĩ khác.

Hãy thử các mẹo sau để củng cố khả năng nhận thức của cá nhân:

  • Lắng nghe cơ thể. Cơ thể phản ứng thế nào với những tình huống căng thẳng? Chẳng hạn có nghiến răng hay không? Có nhận thấy nhịp tim tăng lên không? Suy nghĩ có đang chạy đua với thời gian hay bản thân đang phải liên tục lo lắng về một vấn đề?
  • Viết nó ra. Hoàn toàn có thể lập danh sách các dấu hiệu và triệu chứng căng thẳng của bản thân, và điều này cho chính nhận thức một chút thời gian để kiểm tra lại chính mình và bình tĩnh trước khi trả lời.
  • Phản ánh. Ghi lại những gì tâm trí đang nói với bản thân trong thời điểm căng thẳng. Sau đó, có thể đặt câu hỏi xem những gì bạn đang nói với bản thân là đúng, thực tế hay chỉ là lý trí mách bảo. Căng thẳng thường kích hoạt những suy nghĩ phi lý trí và không thực tiễn, và nếu chú ý đến nó, bạn có thể đẩy lùi những quan điểm tiêu cực của bản thân.
2. Tập trung sự chú ý

Một kỹ thuật hữu hiệu để đối phó với những tình huống căng thẳng là tăng cường khả năng chú ý để tập trung vào 1 vấn đề ở thời điểm khó khăn. Làm như vậy sẽ giúp tâm trí giảm bớt xu hướng đi lang thang và suy ngẫm về những giả tưởng thường viển vông và còn tạo thêm áp lực. Việc tập trung sự chú ý cần được thực hành đều đặn và cố gắng, đặc biệt là trong một thế giới công nghệ tràn ngập những kết nối giao tiếp, mạng xã hội và những thứ gây xao nhãng nhưng lại vô cùng thú vị khác. 

Để phát triển kỹ năng này, hãy thử tập trung vào các chi tiết trong môi trường xung quanh và trải nghiệm hàng ngày. Khám phá những khía cạnh mới của những thứ gây ám ảnh, hay tập trung vào một thói quen cũ. “Tìm cái xa hoa trong cõi trần tục.”

Hãy thử những ý tưởng sau:

  • Hãy đi dạo quanh khu phố và nhìn nó một góc nhìn mới mẻ chẳng hạn. Chú ý đến lộ trình di chuyển. Bạn hoàn toàn có thể tập trùng ghi nhận vào các sự vật như vỏ cây màu gì, cành cây hình thù ra sao, cửa nhà trước mặt đi qua họa tiết như thế nào, đá cảnh màu sắc đa dạng, tiếng chó sủa của hàng xóm... Hãy trình bày đầy đủ và cố gắng khai thác nhiều thông tin chi tiết nhất có thể. Nghe vô vị nhưng nó sẽ giúp bạn tránh suy nghĩ tiêu cực và bị xa vời.
  • Khi về nhà, hãy nhìn lại buổi đi dạo đó khác bình thường như thế nào, và bạn đang cảm thấy thế nào?
  • Tìm kiếm những điểm trong ngày mà bạn có thể luyện tập để trau dồi sự chú ý của mình, chẳng hạn như ăn tối một cách cẩn thận bằng cách thu hút các giác quan để chú ý đến hương vị, mùi thơm và kết cấu của từng món ăn. Hoặc thử tập trung vào hơi thở, chú ý đến sự mát mẻ của không khí bạn hít vào và hơi ấm khi thở ra. Có thể cảm nhận được sự phồng lên và xẹp xuống của lồng ngực theo từng nhịp thở không? Đôi khi bạn hoàn toàn có thể sẽ ngạc nhiên về những gì nhận thấy khi dành thời gian để chú ý đến những thứ tưởng chừng như chẳng có gì.

3. Đừng tự phán xét bản thân ngay lập tức (dưới 3 phút)

Bạn có thấy mình đang tự phán xét và đánh giá tất cả những gì bản thân trải qua bằng những ý tưởng kiểu như: Điều này sẽ tốt hơn nếu..., Lẽ ra phải..., Sao mình lại làm theo cách này... Những ý tưởng này thường nảy sinh rất nhanh trong đầu, và việc chống lại phản xạ chạy đua này bằng cách thách thức bản thân chỉ đơn giản là: dừng suy nghĩ lại trong 3 phút mà không cần cố gắng để phê bình hoặc cải thiện bất cứ điều gì ngay lập tức. Khi trì hoãn việc phán xét, bạn tạo ra không gian cho lòng biết ơn của chính mình, có thể thấy rằng những gì trước mặt là đủ tốt - hoặc chúng cũng có những góc độ thú vị. Điều này giúp bạn bình tĩnh, thư giãn và tránh mắc các sai lầm tệ hại hơn.

Tổng kết

Một số mẹo bên trên có thể giúp bạn đối phó với căng thẳng, áp lực tốt hơn trong cuộc sống. Khi mọi thứ trở nên quá tầm kiểm soát, tốt hơn cả là đến gặp các chuyên gia tâm lý để được hỗ trợ.

Tham khảo thêm thông tin tại: Thể thao và ảnh hưởng tích cực đến tâm lý và năng lực xã hội của trẻ

BS. Minh Khánh - Viện Y học ứng dụng Việt Nam (theo Mayoclinic) -
Bình luận
Tin mới
  • 11/07/2025

    Những dấu hiệu của tình yêu thái quá và cách xử lý

    Việc ai đó thể hiện tình cảm với bạn có thể khiến bạn cảm thấy vui vẻ và phấn khích khi bạn đang trong giai đoạn đầu của một mối quan hệ mới. Tuy nhiên, điều quan trọng là phải phân biệt sự mới lạ của một mối quan hệ mới với các hành vi thái quá.

  • 10/07/2025

    Vận động cùng con - giải pháp gắn kết tình cảm gia đình

    Trong cuộc sống hiện đại, khi thời gian dành cho gia đình ngày càng bị thu hẹp bởi công việc và các thiết bị điện tử, việc tìm kiếm một hoạt động vừa tốt cho sức khỏe vừa giúp gắn kết tình cảm cha con trở nên cần thiết hơn bao giờ hết.

  • 10/07/2025

    Cách phòng tránh và xử trí khi trẻ bị cháy nắng

    Những ngày hè đầy nắng là thời điểm lý tưởng để đưa trẻ ra ngoài chơi, đi biển, cắm trại, picnic,... Tuy nhiên, dành quá nhiều thời gian dưới ánh nắng mặt trời có thể khiến trẻ dễ bị cháy nắng. Cháy nắng nặng không chỉ gây khó chịu mà còn có thể làm tăng nguy cơ mắc các vấn đề sức khỏe về da cho trẻ. Cùng đọc bài viết sau đây để biết cách phòng tránh và xử trí khi trẻ bị cháy nắng.

  • 09/07/2025

    Đau đầu do thời tiết nóng bức: Nguy cơ tiềm ẩn và giải pháp phòng ngừa hiệu quả

    Mùa hè mang theo những ngày nắng kéo dài, không khí oi bức và nền nhiệt độ cao, tạo nên nhiều thách thức đối với sức khỏe con người. Một trong những ảnh hưởng phổ biến nhưng ít được chú ý là tình trạng đau đầu do nóng.

  • 08/07/2025

    Các nguồn cung cấp chất béo cho cơ thể

    Chất béo là một trong ba nhóm dưỡng chất thiết yếu, cùng với carbohydrate và protein, có vai trò vô cùng quan trọng trong hoạt động sống của cơ thể con người.

  • 08/07/2025

    Đột quỵ nhiệt: Nguy hiểm tiềm ẩn trong mùa nắng nóng

    Mùa hè đến, cái nắng gay gắt không chỉ khiến cơ thể mệt mỏi mà còn tiềm ẩn những mối nguy hiểm khôn lường đối với sức khỏe, trong đó đột quỵ nhiệt là một trong những tình trạng đáng lo ngại nhất.

  • 08/07/2025

    Loại cá nhỏ bé có nhiều lợi ích với sức khỏe

    Cá cơm là một nguồn dinh dưỡng ấn tượng, mang lại những lợi ích sức khỏe đáng ngạc nhiên.

  • 08/07/2025

    Kháng sinh và những điều cần biết cho người trưởng thành

    Kháng sinh (hay thuốc kháng sinh) đóng vai trò then chốt trong y học hiện đại, giúp điều trị hiệu quả các bệnh nhiễm trùng do vi khuẩn.

Xem thêm