Tổng hội y học Việt Nam

Viện y học ứng dụng Việt Nam
ứng dụng y học vì sức khỏe người việt nam

6 cách tối ưu hoá giấc ngủ để có làn da đẹp

Dưới đây là mọi thứ bạn cần biết để có một giấc ngủ ngon và làn da đẹp.

Bạn có thể đầu tư hàng triệu đồng để mua các loại mỹ phẩm chăm sóc da, nhưng có thể bạn đã bỏ quên một trong những bí quyết lớn nhất để có làn da đẹp hơn - một giấc ngủ chất lượng! Cơ thể của chúng ta không bao giờ ngừng hoạt động - đặc biệt là khi chúng ta đang ngủ. Khi ngủ, cơ thể bắt đầu quá trình phục hồi bên trong và đặc biệt là lớp biểu bì. 

 

Giấc ngủ ảnh hưởng đến làn da của bạn như thế nào?

Bạn gần như nhận thấy dấu hiệu của 1 đêm mất ngủ ngay buổi sáng ngày hôm sau. Nghiên cứu đã chỉ ra chỉ một đêm ngủ không ngon giấc có thể gây ra:

  • treo mí mắt
  • mắt sưng
  • quầng thâm mắt tối hơn
  • da nhợt nhạt hơn
  • nhiều nếp nhăn và vết chân chim
  • khóe miệng chảy xệ hơn

Một nghiên cứu năm 2017 cho thấy rằng hai ngày hạn chế ngủ ảnh hưởng tiêu cực đến sự hấp dẫn, sức khỏe, sự buồn ngủ, mất tập trung của những người tham gia.

Đầu tiên và quan trọng nhất, bạn nên hiểu rằng ngủ là thời gian để cơ thể tự sửa chữa. Điều này đúng với lớp biểu bì cũng như đối với não và cơ bắp của bạn. Trong khi ngủ, lưu lượng máu trên da của bạn tăng lên và cơ quan này xây dựng lại collagen và sửa chữa các tổn thương do tiếp xúc với tia cực tím, làm giảm nếp nhăn và các đốm đồi mồi. Dưới đây là những gì bạn có thể làm để giúp da được nghỉ ngơi tốt nhất.

1. Ngủ đủ giấc

Điều tốt nhất để bắt đầu cho làn da và sức khỏe tổng thể của bạn là nghỉ ngơi đủ lượng theo khuyến nghị mỗi đêm. Những kết quả của giấc ngủ kém chất lượng đối với làn da là rất nhiều và đáng kể, bao gồm:

  • da lão hóa nhanh hơn
  • da không phục hồi tốt trước các tác nhân môi trường như tiếp xúc với ánh nắng mặt trời
  • da trở nên sạm màu

Trung bình bạn nên ngủ từ bảy đến chín giờ mỗi đêm. Bạn cũng có thể theo dõi giấc ngủ của mình bằng thiết bị theo dõi thể dục có thể đeo được (các loại đồng hồ thông minh).

2. Rửa mặt sạch trước khi đi ngủ

Chúng tôi đã xác định rằng ngủ là một cách chắc chắn để giúp làn da của bạn tự phục hồi: lưu lượng máu tăng lên, collagen được xây dựng lại và các cơ trên khuôn mặt bạn thư giãn sau một ngày dài. Nhưng đi ngủ với khuôn mặt bẩn cũng có thể gây hại cho làn da. Làm sạch da mặt mỗi tối được cho là quan trọng hơn buổi sáng - bạn không cần phải sử dụng các sản phẩm cầu kỳ hoặc tẩy tế bào chết quá kỹ. Một loại sữa rửa mặt nhẹ nhàng để loại bỏ bụi bẩn, lớp trang điểm và dầu thừa sẽ làm được điều đó. Nếu không được làm sạch, các chất kích thích làm tắc nghẽn lỗ chân lông có cơ hội xâm nhập và gây hại cho da qua đêm. Điều này có thể gây ra:

  • lỗ chân lông to
  • da khô
  • phát ban
  • nhiễm trùng
  • viêm
  • bùng phát mụn

3. Sử dụng kem dưỡng ẩm qua đêm và đặt một cốc nước trên bàn cạnh giường ngủ của bạn

Rửa mặt có thể làm khô da và khi ngủ cũng có thể làm da mất nước, đặc biệt nếu bạn ngủ trong môi trường có độ ẩm thấp. Mặc dù giữ nước bằng cách uống nước có thể giúp ích ở một mức độ nào đó, nhưng thứ mà làn da của bạn thực sự cần vào ban đêm là một loại kem dưỡng ẩm tại chỗ. Không cần một loại kem quá đắt đỏ, bạn chỉ cần một loại kem hoặc dầu dưỡng ẩm cơ bản. Một lựa chọn khác là sử dụng kem dưỡng ẩm ban ngày và thoa lớp dầu khoáng - sử dụng tay sạch - lên trên để khóa ẩm. Đối với một sản phẩm cao cấp hơn, hãy thử mặt nạ ngủ qua đêm.

4. Nằm ngửa khi ngủ hoặc sử dụng một chiếc áo gối đặc biệt

Vị trí khuôn mặt lúc ngủ (chiếm một phần ba thời gian trong ngày của bạn!) có ý nghĩa quan trọng đối với làn da. Ngủ trên bề mặt bông thô ráp có thể gây kích ứng da và nén khuôn mặt của bạn trong nhiều giờ liền, dẫn đến hình thành nếp nhăn. Mặc dù hầu hết các nếp nhăn là do biểu hiện của chúng ta trong khi thức, nhưng nếp nhăn trên mặt và ngực có thể do nằm sấp hoặc nằm nghiêng khi ngủ. Một giải pháp dễ dàng cho việc này là nằm ngửa khi ngủ, điều này cũng có một vài lợi ích khác cho sức khoẻ tổng thể. Nếu bạn thích nằm nghiêng, hãy mua một chiếc gối thân thiện với làn da. Gối sa tanh hoặc lụa giúp giảm thiểu kích ứng và độ nén của da trong khi vỏ gối oxit đồng có thể làm giảm vết chân chim và các nếp nhăn khác.

5. Nâng cao đầu khi ngủ

Nâng cao đầu đã được chứng minh là có thể giúp giảm chứng ngáy ngủ, trào ngược axit và chảy nước mũi - tất cả các vấn đề có thể ảnh hưởng đến chất lượng giấc ngủ và do đó cũng ảnh hưởng làn da của bạn. Ngoài ra, nó có thể giúp giảm bớt bọngdưới mắt của bạn bằng cách cải thiện lưu lượng máu và ngăn máu đọng lại. Nâng cao đầu trong khi ngủ có thể đơn giản như kê thêm gối, thêm miếng đệm vào nệm, hoặc thậm chí nâng đầu giường lên một vài cm. 

6. Tránh xa ánh nắng mặt trời khi bạn ngủ

Mặc dù chúng ta hầu hết ngủ trong bóng tối, nhưng việc ngủ với làn da bị tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng mặt trời vào buổi sáng hoặc trong giấc ngủ trưa có thể có tác động xấu đến sức khỏe và vẻ ngoài của làn da - chưa kể đến việc ngủ trong phòng có ánh sáng đèn có thể làm rối loạn giấc ngủ và nhịp điệu giấc ngủ. Dùng rèm che sáng hoặc đảm bảo rằng giường của bạn nằm ngoài đường chiếu trực tiếp của ánh nắng mặt trời có thể hữu ích.

Tận hưởng giấc ngủ lành mạnh là cách để có làn da khỏe mạnh

Vào năm 2019, ngành công nghiệp chăm sóc da chứng kiến ​​doanh thu toàn cầu ước tính 130 tỷ đô la, các sản phẩm chăm sóc da phổ biến nhất là kem dưỡng da, chất làm đầy, huyết thanh (serum) và tẩy tế bào chết. Mặc dù chúng ta thường dành nhiều thời gian để tạo lớp make-up đẹp hoặc dưỡng da hàng ngày, nhưng không nên bỏ qua việc chú ý đến cách chúng ta chăm sóc da trong giờ ngủ. Đó không chỉ là để có được vẻ ngoài rạng rỡ hay trẻ trung, mà còn là việc duy trì sức khỏe của bạn cả về thể chất, tinh thần và làn da trong nhiều năm tới. 

Tham khảo thêm thông tin tại bài viết: Thói quen buổi sáng giúp bạn có làn da đẹp

Hà Linh - Viện Y học ứng dụng Việt Nam (theo Healthline) -
Bình luận
Tin mới
  • 19/04/2024

    Phát hiện ung thư dạ dày bằng hơi thở

    Hơi thở có mùi khiến cho bạn cảm thấy xấu hổ. Nhưng việc kiểm tra hơi thở nhanh ngoài việc có thể giúp bạn thoát khỏi nhiều tình huống khó xử còn có thể cứu mạng bạn. Theo một nghiên cứu, công nghệ kiểm tra hơi thở có thể phát hiện ung thư dạ dày ở giai đoạn sớm nhất .

  • 19/04/2024

    Đưa con đến viện ngay nếu con có dấu hiệu này khi mắc cúm B

    Cúm B là một loại cúm mùa do virus, thường gây nhiễm trùng đường hô hấp. Phần lớn khi trẻ mắc cúm B nhẹ sẽ tự khỏi, tuy nhiên virus cũng có thể gây biến chứng nghiêm trọng. Nếu trẻ mắc cúm B có các dấu hiệu nguy hiểm dưới đây, cha mẹ cần đưa con đến viện ngay để điều trị.

  • 19/04/2024

    5 bệnh tự miễn thường gặp mà bạn cần biết

    Hệ thống miễn dịch của chúng ta có vai trò chính là nhận diện và bảo vệ cơ thể khỏi các tác nhân gây bệnh như vi khuẩn, virus và nấm. Tuy nhiên, đôi khi, các thành phần của hệ thống miễn dịch lại nhầm lẫn phản ứng với các protein trong cơ thể và gây ra các bệnh tự miễn.

  • 19/04/2024

    Tìm hiểu về các rối loạn tiêu hóa nghiêm trọng ở trẻ em

    Các rối loạn tiêu hóa ở trẻ em là một vấn đề phổ biến mà nhiều gia đình phải đối mặt. Trong bài viết này, chúng ta sẽ tìm hiểu về một số rối loạn tiêu hóa phổ biến ở trẻ, nguyên nhân và cách điều trị.

  • 19/04/2024

    Vì sao không nên uống trà khi ăn thực phẩm giàu sắt?

    Trà không chỉ là thức uống giải khát mà còn có thể mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe. Tuy nhiên, kết hợp trà vào chế độ ăn uống không đúng cách có thể ảnh hưởng đến sự hấp thu sắt của cơ thể, đặc biệt ở người bị thiếu máu do thiếu sắt.

  • 19/04/2024

    Những điều cần biết về bệnh viêm phổi ở trẻ em

    Viêm phổi là một trong những bệnh lý đường hô hấp nghiêm trọng thường gặp ở trẻ em, đặc biệt là những trẻ dưới 5 tuổi có hệ miễn dịch chưa hoàn thiện. Bệnh không chỉ gây ra những triệu chứng khó chịu như ho, sốt, khó thở mà còn tiềm ẩn nhiều biến chứng nguy hiểm nếu không được điều trị kịp thời và đúng cách.

  • 18/04/2024

    Tại sao bạn hay cảm thấy buồn ngủ quá mức?

    Buồn ngủ quá mức là gì và tại sao bạn lại gặp phải tình trạng này? Hãy cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây.

  • 18/04/2024

    6 thực phẩm trong chế độ ăn giúp giảm nguy cơ ung thư

    Ung thư có thể phòng ngừa nhờ điều chỉnh lối sống với những thói quen tốt cho sức khỏe như ăn uống lành mạnh. Một số thực phẩm trong chế độ dinh dưỡng có thể hỗ trợ giảm nguy cơ mắc ung thư.

Xem thêm