Tổng hội y học Việt Nam

Viện y học ứng dụng Việt Nam
ứng dụng y học vì sức khỏe người việt nam

Vì sao da có mụn dù chỉ ở nhà?

Nguyên nhân gây mụn trên da mặt đến từ nhiều yếu tố khác ngoài việc trang điểm hay ô nhiễm. Chúng là những điều bạn thường không nhận thấy và bỏ qua.

Trong thời gian dịch bệnh, mọi người cần ở nhà để hạn chế tình trạng lây lan trong cộng đồng. Dù không phải trang điểm hay tiếp xúc với khói bụi, nhiều người vẫn gặp tình trạng da nổi mụn.

Theo Beautynesia, những nguyên nhân dưới đây là lỗi nghiêm trọng gây nên các vấn đề da khác nhau.

Căng thẳng quá mức

Khi bị căng thẳng, hệ thần kinh tiết ra các hormone căng thẳng như cortisol và adrenaline vào cơ thể. Cortisol làm tăng sản xuất dầu trong các tuyến da, có thể dẫn đến tắc nghẽn lỗ chân lông và nổi mụn. Việc tích tụ dầu kèm theo nội tiết tố không ổn định là nguyên nhân khiến da mặt dễ nổi mụn.

Căng thẳng còn tác động đến hệ thống miễn dịch. Điều này khiến da trở nên nhạy cảm hơn đồng thời gây phát ban, nổi mề đay và mẩn đỏ.

Để giảm bớt tác động của sự căng thẳng đến da, bạn nên duy trì thói quen chăm sóc da hàng ngày. Đặc biệt, bạn cần tẩy trang và rửa mặt sạch trước khi đi ngủ.

Tình trạng căng thẳng khiến da đổ dầu nhiều hơn và gây nên mụn.

(Ảnh: Healthysh)

Lười tập thể dục

Dù ở nhà, nhiều người không có thói quen tập luyện thể thao.

Thực tế, thể thao được khuyến khích vì nó giúp cải thiện sức khỏe mỗi người. Đồng thời, thể thao còn duy trì vẻ đẹp của làn da. Tập thể dục thường xuyên giúp cải thiện lưu thông máu đến bề mặt da. Điều này giúp cung cấp các dưỡng chất cần thiết cho da.

Tập thể dục làm cho bạn đổ mồ hôi và thúc đẩy việc loại bỏ độc tố thông qua mồ hôi. Ngoài ra, hoạt động thể thao giúp giảm căng thẳng và nồng độ cortisol trong máu. Do đó, hoạt động thể thao loại bỏ việc sản xuất quá nhiều bã nhờn gây tắc lỗ chân lông, dẫn đến hình thành mụn.

Vì vậy, bạn nên tích cực tập thể dục thể thao để cải thiện và duy trì sức khỏe cho làn da.

Bạn nên duy trì thói quen tập thể dục.

(Ảnh: Beautynesia)

Thiếu vitamin D

Trong thời buổi dịch bệnh, một số người cảm thấy thoải mái hơn khi ở nhà và không cần tiếp xúc ánh nắng mặt trời. Tuy nhiên, việc này khiến làn da bị thiếu hụt lượng vitamin D.

Theo Healthline, vitamin D có đặc tính kháng khuẩn. Nó giúp ngăn chặn vi khuẩn phát triển mụn trứng cá.

Ngoài ra, vitamin D còn có đặc tính chống viêm, làm giảm nguy cơ viêm nhiễm. Đây là một giải pháp thay thế trong việc điều trị mụn trứng cá đỏ.

Do đó, bạn nên bổ sung vitamin D bằng cách tắm nắng. Đồng thời bạn cần sử dụng kem chống nắng để bảo vệ làn da khỏi các tia cực tím.

Bên cạnh đó, có nhiều nguồn thực phẩm cung cấp vitamin D như nước cam, bột yến mạch, ngũ cốc, sữa đậu nành, sữa bò, cá hồi, nấm và lòng đỏ trứng.

Trước khi tắm nắng 30 phút, bạn nên thoa kem chống nắng để bảo vệ da khỏi tia cực tím.

(Ảnh: 123RF)

Ăn uống không lành mạnh

Bác sĩ thẩm mỹ Richard Lee tiết lộ rằng tất cả thực phẩm đều có thể ảnh hưởng đến nội tiết tố, khiến da nổi mụn.

Theo chuyên gia, một số thực phẩm gây mụn trứng cá như sản phẩm từ sữa, thực phẩm có hàm lượng đường cao cho đến đồ ăn vặt.

Do đó, bạn cần đảm bảo có chế độ ăn uống lành mạnh. Bạn nên tiêu thụ thực phẩm giàu vitamin, dưỡng chất để bảo vệ da, chống lại sự phát triển của mụn trứng cá.

Nhà bẩn

Sự sạch sẽ của ngôi nhà có thể quyết định chất lượng không khí bạn hít thở hàng ngày. Nếu bạn lười lau nhà, bụi bẩn có thể hòa vào không khí và bám vào da mặt. Đây là nguyên nhân gây ra sự xuất hiện của các vấn đề về da.

Các hạt nhỏ trong không khí có thể khiến da bị ngứa, kích ứng dẫn đến dị ứng nguy hiểm.

Vì vậy, bạn cần duy trì không gian sạch sẽ trong nhà. Đồng thời bạn cần giặt vỏ chăn, gối thường xuyên để loại bỏ hạt bụi nhỏ bám trên bề mặt vải.

Bạn nên thường xuyên vệ sinh, lau chùi nhà cửa.

(Ảnh: Beautynesia)

Giờ ngủ lộn xộn

Giờ ngủ lung tung là một trong những tác động của việc ở nhà trong thời gian đại dịch. Khi không phải dậy sớm, nhiều người có thói quen thức khuya, ngủ ngày hoặc ngủ không đủ giấc.

Ngoài việc làm giảm chất lượng cơ thể, ngủ thiếu giấc cũng ảnh hưởng đến sức khỏe làn da. Thiếu ngủ là một trong những tác nhân chính gây ra mụn trên da mặt. Điều này là do nội tiết tố trong cơ thể bị rối loạn. Da không được bảo vệ tối đa để tránh các vấn đề khác nhau.

Trong khi ngủ, lưu lượng máu trên da tăng lên. Điều này giúp xây dựng lại collagen và sửa chữa các tổn thương do tiếp xúc với tia cực tím. Đồng thời nó làm giảm nếp nhăn và các đốm đồi mồi.

Theo nghiên cứu của tạp chí Clinical and Experimental Dermatology, người ngủ 7-9 tiếng mỗi đêm có làn da được dưỡng ẩm tốt hơn. Da có thể tự bảo vệ và chữa lành vết thương tốt hơn so với người ngủ từ 5 tiếng trở xuống.

Ngủ đủ giấc giúp cải thiện sức khỏe làn da.

(Ảnh: Telegraph)

Tham khảo thêm thông tin tại bài viết:  5 điều cần biết để chăm sóc da mụn ở độ tuổi dậy thì.

Phương An - Theo Zingnews
Bình luận
Tin mới
  • 11/07/2025

    Những dấu hiệu của tình yêu thái quá và cách xử lý

    Việc ai đó thể hiện tình cảm với bạn có thể khiến bạn cảm thấy vui vẻ và phấn khích khi bạn đang trong giai đoạn đầu của một mối quan hệ mới. Tuy nhiên, điều quan trọng là phải phân biệt sự mới lạ của một mối quan hệ mới với các hành vi thái quá.

  • 10/07/2025

    Vận động cùng con - giải pháp gắn kết tình cảm gia đình

    Trong cuộc sống hiện đại, khi thời gian dành cho gia đình ngày càng bị thu hẹp bởi công việc và các thiết bị điện tử, việc tìm kiếm một hoạt động vừa tốt cho sức khỏe vừa giúp gắn kết tình cảm cha con trở nên cần thiết hơn bao giờ hết.

  • 10/07/2025

    Cách phòng tránh và xử trí khi trẻ bị cháy nắng

    Những ngày hè đầy nắng là thời điểm lý tưởng để đưa trẻ ra ngoài chơi, đi biển, cắm trại, picnic,... Tuy nhiên, dành quá nhiều thời gian dưới ánh nắng mặt trời có thể khiến trẻ dễ bị cháy nắng. Cháy nắng nặng không chỉ gây khó chịu mà còn có thể làm tăng nguy cơ mắc các vấn đề sức khỏe về da cho trẻ. Cùng đọc bài viết sau đây để biết cách phòng tránh và xử trí khi trẻ bị cháy nắng.

  • 09/07/2025

    Đau đầu do thời tiết nóng bức: Nguy cơ tiềm ẩn và giải pháp phòng ngừa hiệu quả

    Mùa hè mang theo những ngày nắng kéo dài, không khí oi bức và nền nhiệt độ cao, tạo nên nhiều thách thức đối với sức khỏe con người. Một trong những ảnh hưởng phổ biến nhưng ít được chú ý là tình trạng đau đầu do nóng.

  • 08/07/2025

    Các nguồn cung cấp chất béo cho cơ thể

    Chất béo là một trong ba nhóm dưỡng chất thiết yếu, cùng với carbohydrate và protein, có vai trò vô cùng quan trọng trong hoạt động sống của cơ thể con người.

  • 08/07/2025

    Đột quỵ nhiệt: Nguy hiểm tiềm ẩn trong mùa nắng nóng

    Mùa hè đến, cái nắng gay gắt không chỉ khiến cơ thể mệt mỏi mà còn tiềm ẩn những mối nguy hiểm khôn lường đối với sức khỏe, trong đó đột quỵ nhiệt là một trong những tình trạng đáng lo ngại nhất.

  • 08/07/2025

    Loại cá nhỏ bé có nhiều lợi ích với sức khỏe

    Cá cơm là một nguồn dinh dưỡng ấn tượng, mang lại những lợi ích sức khỏe đáng ngạc nhiên.

  • 08/07/2025

    Kháng sinh và những điều cần biết cho người trưởng thành

    Kháng sinh (hay thuốc kháng sinh) đóng vai trò then chốt trong y học hiện đại, giúp điều trị hiệu quả các bệnh nhiễm trùng do vi khuẩn.

Xem thêm