Tổng hội y học Việt Nam

Viện y học ứng dụng Việt Nam
ứng dụng y học vì sức khỏe người việt nam

5 xu hướng sử dụng vitamin và thực phẩm chức năng của năm 2021

Đại dịch COVID-19 đã dẫn đến những thay đổi đáng kể trong cuộc sống hàng ngày của chúng ta. Với việc nhiều người có xu hướng tập trung vào việc cải thiện sức khỏe và thể chất, việc sử dụng các vitamin và thực phẩm chức năng đã tăng đáng kể. Trên thực tế, ngành công nghiệp vitamin và thực phẩm chức năng đã đạt sự phát triển cao nhất trong vòng 2 thập kỷ vừa qua, với sự gia tăng khoảng 12.1% trong năm 2020.

Xu hướng này được tiếp tục phát triển vào năm 2021, do vẫn có nhiều người tiếp tục cải thiện sức khỏe thông qua việc sử dụng thực phẩm chức năng. Do vậy, bạn có thể sẽ thắc mắc, xu hướng sử dụng thực phẩm chức năng nào đang là xu hướng dẫn đầu của năm 2021. Dưới đây là các xu hướng như vậy.

Thực phẩm chức năng cải thiện sức khỏe tâm thần

2020 là một năm đầy căng thẳng, với các sự kiện làm thay đổi đời sống dẫn đến làm gia tăng các vấn đề về sức khỏe tinh thần và căng thẳng ở tất cả các nhóm tuổi. Hậu quả là, rất nhiều người quay sang sử dụng thực phẩm chức năng để hỗ trợ sức khỏe tinh thần. Trên thực tế, một báo cáo của Coherent Market Insights đã dự đoán thị trường thực phẩm chức năng hỗ trợ não bộ và sức khỏe tinh thần sẽ tăng trưởng 8.5% trong vòng 6 năm tới.

Các thành phần phổ biến trong các loại thực phẩm này bao gồm magie, vitamin nhóm B, L-theanine, melatonin, hoa cúc, cần sa (CBD) và cây nữ lang bởi những thành phần này giúp có giấc ngủ tốt hơn và làm giảm mức độ căng thẳng và lo âu.

Ngoài ra, các giải pháp đến từ thiên nhiên cũng đang ngày càng trở nên phổ biến hơn bởi chúng có thể hỗ trợ đáp ứng căng thẳng của cơ thể. Đặc biệt, nhân sâm Ấn Độ và rễ vàng là những thảo mộc có thể giúp làm giảm cảm giác lo âu, giảm lượng cortisol và làm giảm các triệu chứng trầm cảm nhẹ. Mặc dù những thành phần này có thể có lợi ích cho sức khỏe tinh thần nhưng bạn nên tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng các loại thực phẩm chức năng mới, đặc biệt là nếu bạn đang sử dụng các thuốc điều trị trầm cảm, lo âu hoặc các vấn đề sức khỏe tinh thần khác.

Thực phẩm chức năng hỗ trợ sắc đẹp

Sự phát triển của các sản phẩm dưỡng da và chăm sóc sắc đẹp đã phát triển rất đáng kể trong những năm vừa qua. Trên thực tế, theo thống kê của Google Ads, các kết quả tìm kiếm về collagen đã tăng 33% trong khoảng thời gian từ tháng 3 năm 2020 đến tháng 12 năm 2020, từ đó gợi ý rằng sự quan tâm đến các sản phẩm làm đẹp đang tăng lên. Đứng đầu trong danh sách các thành phần bao gồm các peptide collagen, vitamin C, omega 3, acid hyaluronic, ceramide và trà xanh giàu các chất chống oxy hóa và hỗn hợp rau củ. Mặc dù rất phổ biến, nhưng bạn cũng không nên hi vọng quá nhiều về việc sử dụng những sản phẩm này có thể thay thế được những thói quen chăm sóc da hoặc các thói quen lối sống tích cực. Thoa kem chống nắng hàng ngày, ngủ đủ giấc, luyện tập thể thao thường xuyên và có một chế độ dinh dưỡng hợp lý là chìa khóa cho một làn da đẹp.

Thực phẩm hỗ trợ hệ miễn dịch

Đại dịch COVID-19 khiến chúng ta nhận ra rằng không gì quý hơn sức khỏe. Do đó, số lượng người tiêu dùng tìm kiếm các thực phẩm chức năng hỗ trợ hệ miễn dịch đã tăng 50%. Bạn sẽ thấy các thành phần như kẽm, selen, vitamin nhóm B, vitamin C và D cũng như các thành phần tự nhiên như nghệ, gừng, cây cơm cháy, hoa cúc tím trở nên phổ biến hơn. Ngoài ra, một số chuyên gia kinh tế tin rằng chiết xuất từ nấm cũng sẽ trở thành một phần của xu hướng này. Đặc biệt, các loại nấm như chaga, đông trùng hạ thảo, nấm đầu khỉ, nấm linh chi đã được sử dụng trong nền y học cổ truyền giúp tăng cường khả năng miễn dịch. Một điều quan trọng cần lưu ý đó là mặc dù có khả năng hỗ trợ sức khỏe miễn dịch, nhưng không có một loại thực phẩm hỗ trợ dinh dưỡng nào giúp dự phòng hoặc điều trị các loại bệnh tật, ví dụ  như COVID-19.

Vitamin D

Vitamin D tiếp tục dẫn đầu xu hướng các vitamin hỗ trợ sức khỏe. Vitamin D đóng một vai trò quan trọng đối với hệ miễn dịch, sức khỏe tinh thần, sức khỏe xương, răng và giúp bảo vệ khỏi các bệnh mãn tính. Đặc biệt, vitamin D đang trở thành xu hướng dẫn đầu năm 2020 vì có nhiều nghiên cứu cho thấy rằng giảm hàm lượng vitamin D sẽ làm tăng nguy cơ mắc các biến chứng COVID-19. Tuy nhiên, cần có thêm nhiều nghiên cứu hơn nữa về mối liên quan này. Mặc dù da bạn có thể tự sản xuất vitamin D khi tiếp xúc với ánh sáng mặt trời, nhưng những mối lo ngại về tia cực tiếp và hạn chế tiếp xúc với ánh nắng tùy từng vĩ độ đã dẫn đến việc tăng tiêu thụ vitamin D từ các thực phẩm chức năng. Đến năm 2025, thị trường tiêu thụ vitamin D dự kiến sẽ tăng 7.2%

Các thực phẩm chức năng đem lại cảm giác mới lạ

Người tiêu dùng trong năm qua đang tìm kiếm các trải nghiệm sử dụng thực phẩm chức năng thuận tiện, mới mẻ chứ không phải các trải nghiệm truyền thống. Đặc biệt, việc sử dụng vitamin dưới dạng kẹo dẻo có hương vị phù hợp với tất cả các lứa tuổi tiếp tục phát triển và ngày càng trở nên phổ biến hơn. Ngoài ra, người tiêu dùng mong muốn các công ty sẽ đa dạng hơn trong các lựa chọn thực phẩm chức năng. Ví dụ, collagen peptide được tiếp tục sử dụng dưới dạng bột, đồ uống có hương vị, viên nang và dạng kẹo dẻo. Thực phẩm chức năng giờ đây được coi là một phần của lối sống khỏe mạnh, do vậy, các công ty được kỳ vọng sẽ tiếp tục tạo ra các sản phẩm phù hợp với nhu cầu và thói quen sống hàng ngày của tất cả mọi người.

Tham khảo thêm thông tin tại bài viết: VITAMIN VÀ MUỐI KHOÁNG THIẾT YẾU DÀNH CHO PHỤ NỮ

Ths. Liên Hương - Viện Y học ứng dụng Việt Nam (theo Healthline) -
Bình luận
Tin mới
  • 26/04/2024

    Chế độ ăn cho người bị nhiễm vi khuẩn HP

    Cùng với tuân thủ điều trị theo chỉ định của bác sĩ, chế độ ăn uống đóng vai trò quan trọng trong việc ngăn ngừa loét dạ dày do nhiễm vi khuẩn HP.

  • 26/04/2024

    Tại sao cần tiêm vaccine phòng uốn ván?

    Uốn ván là một căn bệnh nghiêm trọng, ảnh hưởng đến cơ và dây thần kinh của cơ thể nhưng có thể phòng ngừa được. Nó thường gây co thắt, tạo cảm giác đau đớn và cứng cơ hàm. Uốn ván là một bệnh nhiễm trùng nghiêm trọng có thể đe dọa tính mạng và dễ dàng phòng ngừa bằng tiêm chủng. Nguyên nhân là do độc tố được tạo ra bởi bào tử của vi khuẩn Clostridium tetani. Những vi khuẩn này sống trong môi trường, bao gồm cả trong đất, bụi và phân động vật.

  • 26/04/2024

    Vì sao da đầu đổ nhiều mồ hôi và cách cải thiện?

    Da đầu đổ nhiều mồ hôi khiến tóc bết, khó chịu, ngứa ngáy và tăng nguy cơ các bệnh về da. Tìm hiểu nguyên nhân tình trạng nhiều mồ hôi da đầu cũng như cách khắc phục tại nhà.

  • 26/04/2024

    Nguyên nhân khiến da mỏng hơn

    Làn da mỏng manh là làn da dễ bị nẻ và tổn thương. Đó là một vấn đề phổ biến ở người lớn tuổi. Khi bạn già đi, các lớp da của bạn sẽ mỏng đi và trở nên mỏng manh hơn. Tuy nhiên, có một số yếu tố khác ảnh hưởng đến độ dày của da. Ngay cả những rối loạn và việc sử dụng thuốc cũng có thể góp phần làm mỏng da.

  • 25/04/2024

    10 mẹo để loại bỏ nếp nhăn biểu cảm

    Nếp nhăn biểu cảm là những đường nhăn trên khuôn mặt xuất hiện khi chúng ta cử động cơ mặt. Chúng thường xuất hiện ở những vùng da mỏng manh như trán, giữa hai lông mày và xung quanh mắt và miệng.

  • 25/04/2024

    Dấu hiệu cho thấy cơ thể đang thiếu hụt protein

    Protein là một chất dinh dưỡng rất quan trọng đối với sức khỏe. Khi cơ thể thiếu hụt protein sẽ xuất hiện một số dấu hiệu cảnh báo..

  • 25/04/2024

    Dùng thuốc an toàn khi đang cho con bú

    Nếu bạn đang cho con bú sữa mẹ, bạn đang cho con bạn một khởi đầu khỏe mạnh. Tuy nhiên, nếu cần dùng thuốc, bạn có thể thắc mắc về việc thuốc có thể ảnh hưởng đến sữa mẹ như thế nào. Bài viết dưới đây là những gì bạn cần biết.

  • 25/04/2024

    Cẩn trọng với thói quen bóc da môi

    Bóc da môi là một thói quen không lành mạnh phổ biến ở nhiều người. Dù là vô tình hay hữu ý, nó có thể gây ảnh hưởng xấu đến sự khỏe đẹp của đôi môi.

Xem thêm