Tổng hội y học Việt Nam

Viện y học ứng dụng Việt Nam
ứng dụng y học vì sức khỏe người việt nam

Những tương tác thuốc và thực phẩm chức năng thường gặp (phần 1)

Phối hợp một số loại vitamin dưới dạng thực phẩm chức năng với một số loại thuốc điều trị có thể sẽ gây ra các vấn đề sức khỏe.

Một số loại thực phẩm chức năng có thể làm tăng ảnh hưởng của thuốc, trong khi đó các loại thực phẩm chức năng khác lại có thể làm giảm ảnh hưởng của thuốc. Ngược lại, thuốc cũng có thể làm tăng hoặc giảm nồng độ các chất dinh dưỡng trong cơ thể, từ đó dẫn đến một loại các chuỗi phản ứng hóa học và có thể dẫn đến các vấn đề về sức khỏe. Tuy nhiên, không phải tất cả mọi người đều có phản ứng giống nhau khi kết hợp các thuốc và thực phẩm chức năng. Nhưng, vẫn cần lưu ý tới những sự tương tác giữa thuốc và TPCN thường gặp.

Ginkgo Biloba và thuốc chống trầm cảm

Nếu bạn bị lo âu, bác sĩ có thể sẽ kê cho bạn sử dụng một số thuốc chống trầm cảm được gọi là thuốc ức chế tái hấp thu serotonine (SSRI), giúp làm tăng lượng serotonine trong não. Tuy nhiên, gia đình và bạn bè cũng có thể khuyến khích bạn bổ sung thêm ginkgo biloba do sản phẩm này được quảng cáo là không chỉ giúp cải thiện trí nhớ mà còn giúp điều trị tình trạng lo âu. Do ginkgo biloba không phải là thuốc nên nhiều người nghĩ rằng sản phẩm này an toàn và tăng thêm lợi ích của các thuốc SSRI tuy nhiên điều này là hoàn toàn sai lầm vì sử dụng cả 2 có thể sẽ rất nguy hiểm. Thuốc chống trầm cảm có thể làm tăng nguy cơ bị co giật và nguy cơ này sẽ tăng cao hơn nếu sử dụng ginkgo biloba. Phối hợp 2 loại này có thể dẫn đến hội chứng serotonin. Triệu chứng của tình trạng này bao gồm mạch nhanh, không thể ngồi yên và tăng thân nhiệt. Ngoài SSRI, ginkgo biloba còn tương tác với các loại thuốc chống trầm cảm khác như thuốc ức chế MAOIs. Phản ứng phụ của việc kết hợp ginkgo biloba và thuốc ức chế MAOIs bao gồm mất ngủ, táo bón và tiêu chảy.

Vitamin C và thuốc chống loạn thầnh fluphenazine

Vitamin C đóng vai trò rất quan trọng với cơ thể, từ các chức năng với xương, răng và thậm chí là các sụn khớp để giúp các tế bào của bạn luôn khỏe mạnh. Vitamin C là một chất chống oxy hóa mạnh và cần thiết cho sức khỏe. Tuy nhiên, sử dụng phối hợp vitamin C với một số loại thuốc khác có thể gây ra một số vấn đề về sức khỏe. Cơ thể sẽ không hấp thu 100% lượng thuốc bạn uống vào mà sẽ có một lượng nhỏ không được hấp thu và đào thải ra ngoài qua nước tiểu. Vitamin C có thể làm tăng độ acid của nước tiểu, nghĩa là bạn có thể sẽ tiết ra nhiều hơn hoặc ít hơn lượng thuốc bình thường mà cơ thể hấp thu. Fluphenazine là một ví dụ, thuốc sẽ được đào thải ra với lượng nhiều hơn nếu bạn uống cũng với vitamin C, từ đó có thể làm giảm hiệu quả của thuốc. Tuy nhiên, như vậy không có nghĩa là bạn cần cắt giảm vitamin C trong chế độ ăn uống của mình. Bạn chỉ cần thông báo cho bác sĩ biết về các loại thuốc bạn đang sử dụng, bạn sử dụng khi nào với liều bao nhiêu.

Vitamin A và thuốc hạ cholesterol máu cholestyramine

Nếu bạn lo lắng về thị lực của mình, bạn có thể sẽ nghĩ đến việc bổ sung vitamin A. Nếu không bổ sung đủ vitamin A, bạn có thể gặp phải nhiều vấn đề về thị lực vào buổi tối hoặc các vấn đề chung về sức khỏe. Nhưng sử dụng vitamin A cũng với các loại thuốc điều trị cholesterol có thể gây nguy hiểm với sức khỏe. Cholestyramine có thể là một phần giúp kiểm soát cholesterol máu của bạn. Thuốc sẽ giúp làm giảm lượng acid mật trong cơ thể, buộc gan phải sử dụng cholesterol dự trữ để tạo ra acid mật. Tuy nhiên, cholestyramine có thể sẽ ngăn chặn cơ thể xử lý vitamin A, dẫn đến các vấn đề về sức khỏe. Do vitamin A rất quan trọng đối với sức khỏe của mắt nên tương tác giữa vitamin A và cholestyramine có thể sẽ không chỉ có hại cho mắt của bạn và còn dẫn đến những tổn thương mắt không thể hồi phục được. Do vậy, khuyến cáo rằng, bạn nên giãn cách thời gian uống 2 loại thuốc/TPCN này càng xa nhau càng tốt.

Cỏ St. John’s wort và thuốc điều trị đau nửa đầu triptans

Nếu bạn đã từng bị đau nửa đầu, bạn hẳn đã biết tầm quan trọng của việc sử dụng thuốc để giảm đau đầu. Đau nửa đầu thường đi kèm với một loạt các triệu chứng khác như ù tai, nhạy cảm với ánh sáng và các vấn đề về tiêu hóa như buồn nôn. Nếu bạn bị đau nửa đầu, bạn nên tránh sử dụng cỏ St. John’s wort. Mặc dù thực phẩm chức năng St. John’s wort có thể giúp ích với chứng trầm cảm nhưng có thể sẽ tương tác với một số nhóm thuốc đặc biệt gọi là triptans. Triptans có thể kích thích tiết ra serotonin, tác động lên chứng đau nửa đầu bằng 2 cách: khiến các mạch máu co lại, giảm lưu lượng máu và giảm tình trạng viêm ở cơ thể. Bạn không nên sử dụng St. John’s wort cũng với triptans vì có thể khiến não tiết ra quá nhiều serotonin. Nhiều serotonin không có nghĩa là bạn sẽ ít bị đau nửa đầu hơn mà sẽ dẫn đến hội chứng serotonine khiến mạch nhanh, buồn nôn, nôn mửa, ảo giác, lo âu, mất phương hướng, co cứng cơ và tăng thân nhiệt.

Nhân sâm và thuốc chống đông máu warfarin

Nhân sâm có thể có tác dụng chống đông máu. Và warfarin cũng là thuốc chống đông hoặc làm giảm nguy cơ hình thành cục máu đông. Nghiên cứu cho thấy nhân sâm sẽ làm giảm tác dụng của warfarin trong việc giảm hình thành cục máu đông. Mặc dù chưa rõ cơ chế là như thế nào nhưng các nhà nghiên cứu đưa ra giả thuyết rằng nhân sâm có thể có tác động lên một số loại enzyme. Các enzyme này dưới tác động của nhân sâm sẽ phân hủy warfarin nhanh hơn bình thường và làm giảm tác dụng của thuốc.

Hoa cúc tím và thuốc ức chế miễn dịch

Hoa cúc tím thường được sử dụng để tăng cường miễn dịch, chống cảm lạnh và cảm cúm hoặc ít nhất là giảm các triệu chứng như sốt và ho. Nhưng thuốc ức chế miễn dịch lại có tác dụng ngược lại. Lấy một ví dụ cho dễ hiểu. Với những người vừa được cấy ghép các cơ quan, cơ thể có thể sẽ xuất hiện cơ chế miễn dịch loại bỏ cơ quan này như một vật thể lạ. Đó là lý do vì sao những người mới cấy ghép cơ quan sẽ phải sử dụng các thuốc ức chế miễn dịch để bảo vệ cơ quan mới cấy ghép. Tuy nhiên, hoa cúc tím lại có tác dụng ngược lại, sẽ làm giảm tác dụng của các thuốc ức chế miễn dịch để bảo vệ các cơ quan mới cấy ghép. Ngoài ra, hoa cúc tím cũng có thể tương tác với một số loại thuốc kê đơn khác như thuốc chống nấm econazole và các thuốc gây mê. Ngoài ra, hoa cúc tím còn có thể tương tác với caffeine, khiến caffeine lưu lại trong cơ thể lâu hơn bình thường.

Tham khảo thêm thông tin tại bài viết: 6 mối nguy hại tiềm ẩn của các loại thuốc giảm đau không kê đơn 

Liên Hương - Viện Y học ứng dụng Việt Nam (theo HealthDigest) -
Bình luận
Tin mới
  • 19/04/2024

    Đưa con đến viện ngay nếu con có dấu hiệu này khi mắc cúm B

    Cúm B là một loại cúm mùa do virus, thường gây nhiễm trùng đường hô hấp. Phần lớn khi trẻ mắc cúm B nhẹ sẽ tự khỏi, tuy nhiên virus cũng có thể gây biến chứng nghiêm trọng. Nếu trẻ mắc cúm B có các dấu hiệu nguy hiểm dưới đây, cha mẹ cần đưa con đến viện ngay để điều trị.

  • 19/04/2024

    5 bệnh tự miễn thường gặp mà bạn cần biết

    Hệ thống miễn dịch của chúng ta có vai trò chính là nhận diện và bảo vệ cơ thể khỏi các tác nhân gây bệnh như vi khuẩn, virus và nấm. Tuy nhiên, đôi khi, các thành phần của hệ thống miễn dịch lại nhầm lẫn phản ứng với các protein trong cơ thể và gây ra các bệnh tự miễn.

  • 19/04/2024

    Tìm hiểu về các rối loạn tiêu hóa nghiêm trọng ở trẻ em

    Các rối loạn tiêu hóa ở trẻ em là một vấn đề phổ biến mà nhiều gia đình phải đối mặt. Trong bài viết này, chúng ta sẽ tìm hiểu về một số rối loạn tiêu hóa phổ biến ở trẻ, nguyên nhân và cách điều trị.

  • 19/04/2024

    Vì sao không nên uống trà khi ăn thực phẩm giàu sắt?

    Trà không chỉ là thức uống giải khát mà còn có thể mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe. Tuy nhiên, kết hợp trà vào chế độ ăn uống không đúng cách có thể ảnh hưởng đến sự hấp thu sắt của cơ thể, đặc biệt ở người bị thiếu máu do thiếu sắt.

  • 19/04/2024

    Những điều cần biết về bệnh viêm phổi ở trẻ em

    Viêm phổi là một trong những bệnh lý đường hô hấp nghiêm trọng thường gặp ở trẻ em, đặc biệt là những trẻ dưới 5 tuổi có hệ miễn dịch chưa hoàn thiện. Bệnh không chỉ gây ra những triệu chứng khó chịu như ho, sốt, khó thở mà còn tiềm ẩn nhiều biến chứng nguy hiểm nếu không được điều trị kịp thời và đúng cách.

  • 18/04/2024

    Tại sao bạn hay cảm thấy buồn ngủ quá mức?

    Buồn ngủ quá mức là gì và tại sao bạn lại gặp phải tình trạng này? Hãy cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây.

  • 18/04/2024

    6 thực phẩm trong chế độ ăn giúp giảm nguy cơ ung thư

    Ung thư có thể phòng ngừa nhờ điều chỉnh lối sống với những thói quen tốt cho sức khỏe như ăn uống lành mạnh. Một số thực phẩm trong chế độ dinh dưỡng có thể hỗ trợ giảm nguy cơ mắc ung thư.

  • 18/04/2024

    Vì sao không nên tập thể dục khi vẫn còn lớp trang điểm?

    Makeup đã trở thành thói quen hàng ngày của nhiều chị em. Nhiều người thậm chí cả đi tập thể dục cũng không quên trang điểm. Tuy nhiên, việc này có thể gây hại cho da.

Xem thêm