Chế độ ăn và tập luyện chưa khoa học có thể gây hại cho hệ miễn dịch
Bổ sung quá nhiều kẽm
Kẽm là thực phẩm bổ sung thường được sử dụng cho người cảm thấy hay ốm vặt, mệt mỏi, suy giảm miễn dịch. Nghiên cứu còn cho thấy, kẽm hỗ trợ điều trị các trường hợp nhiễm COVID-19 hiệu quả. Nhưng điều này không có nghĩa là uống càng nhiều kẽm thì càng tốt cho hệ miễn dịch.
Bổ sung lượng kẽm quá lớn sẽ ảnh hưởng tới quá trình hấp thụ sắt và đồng – 2 vi chất quan trọng với sức đề kháng. Đơn cử, vi chất đồng giúp hình thành tế bào miễn dịch như bạch cầu trung tính và tế bào lympho, giúp cơ thể chống chọi với mầm bệnh.
Bạn có thể bổ sung kẽm vào chế độ ăn qua thực phẩm như ngũ cốc nguyên hạt, các loại hạt, đậu, thịt gà. Trường hợp muốn dùng viên uống kẽm cần trao đổi với bác sĩ, dùng liều lượng phù hợp.
Tìm hiểu thêm: Có nên bổ sung sắt, kẽm cho trẻ 4-6 tháng tuổi hay không? - Viam Clinic
Thực hiện chế độ ăn ít chất béo
Chất béo lành mạnh trong dầu olive, các loại hạt, cá béo giúp hệ miễn dịch hoạt động tối ưu
Chế độ ăn cắt giảm chất béo có vẻ lành mạnh, nhưng lại có thể gây thiếu hụt những chất béo cần thiết cho chức năng miễn dịch và sức khỏe. Trong dầu olive, quả bơ, một số loại hạt, cá béo… chứa chất béo không bão hòa như omega-3, omega-6. Đây là thành phần cần thiết để tổng hợp eicosanoid - những phân tử truyền tín hiệu điều khiển quá trình viêm và đáp ứng miễn dịch trong cơ thể.
Lối sống quá sạch sẽ
Đảm bảo vệ sinh môi trường sống là một trong những yếu tố quan trọng giúp phòng bệnh truyền nhiễm. Tuy nhiên, sạch sẽ thái quá lại làm suy yếu hệ miễn dịch. Khi đó, hệ miễn dịch của cơ thể không được tiếp xúc và làm quen với hệ vi sinh vật đa dạng.
Các nhà khoa học ủng hộ “thuyết vệ sinh” cho rằng, người ít tiếp xúc với mầm bệnh trong thời thơ ấu có nguy cơ mắc bệnh dị ứng và bệnh tự miễn cao hơn. Khi bạn giữ môi trường sống quá sạch sẽ và “vô trùng”, hệ miễn dịch hoạt động kém hiệu quả hơn, dễ phản ứng quá mức ngay cả với những chất vô hại.
Tuy nhiên, điều này không có nghĩa là bạn phải bỏ qua các bước vệ sinh cơ bản như rửa tay hàng ngày. Rửa tay sạch vẫn là cách tốt nhất để phòng ngừa bệnh tật.
Tập thể dục quá sức
Về lâu dài, tập thể dục quá sức làm suy giảm phản ứng miễn dịch
Trong khi tập thể dục đều đặn giúp cải thiện hệ miễn dịch, người tập những bài tập quá sức lại đang làm suy yếu sức đề kháng. Theo đó, tập cường độ cao hoặc tập liên tục không đủ thời gian phục hồi sẽ khiến cơ thể tiết ra nhiều "hormone căng thẳng" cortisol. Cortisol tăng cao sẽ ức chế chức năng của tế bào miễn dịch, khiến cơ thể dễ bị ốm và nhiễm trùng hơn. Ngoài ra, tập thể dục quá sức dễ gây ra mệt mỏi, từ đó làm suy yếu hệ miễn dịch, ngay cả với vận động viên chuyên nghiệp.
Người thường xuyên vận động cường độ cao nên ưu tiên thời gian phục hồi, đảm bảo cân bằng giữa tập luyện và nghỉ ngơi để tăng cường miễn dịch.
Uống rượu, kể cả vang đỏ
Thói quen uống rượu thường xuyên, kể cả thức uống được coi là giàu chất chống oxy hóa như vang đỏ, đều ảnh hưởng tiêu cực tới hệ miễn dịch. Đồ uống có cồn làm suy giảm chức năng miễn dịch, ảnh hưởng tới quá trình sản sinh tế bào miễn dịch. Rượu bia còn làm thay đổi hệ vi sinh đường ruột vốn có nhiệm vụ điều hòa miễn dịch.
Do đó, người muốn tăng sức đề kháng cần thận trọng cân nhắc rủi ro trước khi thưởng thức rượu bia.
Tham khảo thêm thông tin tại bài viết: Thói quen phổ biến gây suy yếu hệ miễn dịch
Phòng khám chuyên khoa Dinh dưỡng VIAM (VIAM Clinic) trực thuộc Viện Y học ứng dụng Việt Nam cung cấp dich vụ xét nghiệm vitamin và khoáng chất, tư vấn chế độ dinh dưỡng cá thể dành cho mọi lứa tuổi từ trẻ em, phụ nữ mang thai đến người cao tuổi. Hãy liên hệ với VIAM Clinic nếu bạn muốn có chế độ dinh dưỡng hỗ trợ điều trị và cải thiện sức khỏe TẠI ĐÂY hoặc Hotline: 0935.18.3939 hoặc 024.3633.5678
Bạn có thể dùng salad như một bữa ăn lành mạnh hoặc món ăn kèm, nhưng salad có thể gây ra một số vấn đề về tiêu hóa tùy thuộc vào thành phần của nó. Rau và trái cây sống là những thực phẩm có thể gây đầy hơi và chướng bụng do một số hợp chất và vi khuẩn, và chúng có thể là lý do tại sao bạn có thể bị đau bụng dữ dội sau khi ăn salad.
Quả lê không chỉ đơn thuần là một loại trái cây ngon mà còn là một vị thuốc tự nhiên rất tốt cho sức khỏe.
Mùa hè là thời điểm tuyệt vời để tận hưởng những ngày dài đầy nắng, tham gia các hoạt động ngoài trời và thư giãn. Tuy nhiên, nhiệt độ và độ ẩm cao trong mùa hè cũng có thể gây ra một số vấn đề sức khỏe. Việc nhận biết các bệnh lý mùa hè phổ biến, nguyên nhân, triệu chứng và cách phòng tránh sẽ giúp bạn bảo vệ sức khỏe cho bản thân và gia đình.
Chấy rận không chỉ gây ngứa ngáy khó chịu mà còn ảnh hưởng đến sức khỏe tổng thể. Chế độ ăn uống khoa học, giàu dinh dưỡng có thể giúp tăng cường sức đề kháng, giảm ngứa ngáy và hỗ trợ quá trình điều trị chấy rận hiệu quả hơn.
Ngải cứu là loại rau cũng như phương thuốc được dùng phổ biến trong đời sống người dân. Mặc dù ngải cứu đã được sử dụng nhiều trong y học phương Đông với nhiều công dụng tuyệt vời trong suốt chiều dài lịch sử, tuy nhiên y học hiện đại chưa chứng minh được tất cả những lợi ích cổ truyền của ngải cứu. Cùng tìm hiểu về loại cây này qua bài viết sau đây!
Ăn cà tím hàng ngày có lợi cho sức khỏe vì đây là nguồn vitamin, chất xơ, nasumin và acid chlorogenic dồi dào.
Khi nghĩ đến thực tế ảo, người ta thường liên tưởng đến trò chơi điện tử và các loại hình giải trí khác. Nhưng nó cũng cho thấy triển vọng như một phương pháp điều trị bổ sung trong y học. Nhiều nghiên cứu ban đầu cho thấy công nghệ thực tế ảo có thể hỗ trợ giảm đau, điều trị rối loạn căng thẳng sau sang chấn, ám ảnh sợ hãi và một số triệu chứng trầm cảm.
Chế độ ăn phù hợp với người bệnh dại (nhiễm virus dại) giúp giảm bớt sự khó chịu. Việc lựa chọn thức ăn mềm, dễ nuốt, giàu dinh dưỡng và tránh các chất kích thích là rất cần thiết.