Cách chăm sóc đường ruột cho trẻ khỏe mạnh.
Ruột chứa hàng nghìn tỷ vi khuẩn, được gọi chung là hệ vi sinh đường ruột, ảnh hưởng đến nhiều khía cạnh sức khỏe. Hệ vi sinh đường ruột bị ảnh hưởng đáng kể bởi nhiều yếu tố khác nhau, gồm chế độ ăn uống, môi trường và việc sử dụng thuốc, đặc biệt là thuốc kháng sinh.
Hệ vi sinh đường ruột của trẻ có thể bị thay đổi, nên cần được nuôi dưỡng, chăm sóc đúng cách để đảm bảo sự tăng trưởng, phát triển của trẻ. Dưới đây là 5 cách giúp trẻ có đường ruột khỏe mạnh.
Ăn thực phẩm giàu chất xơ
Ăn thực phẩm giàu chất xơ như trái cây, rau, các loại đậu, các loại hạt và ngũ cốc nguyên hạt hỗ trợ sức khỏe đường ruột bằng cách cung cấp prebiotic. Prebiotic là thức ăn cho lợi khuẩn trong đường ruột. Bằng cách cung cấp chất xơ, nhu động ruột cũng được cải thiện.
Ăn thực phẩm lên men
Các thực phẩm lên men như sữa chua, kim chi, dưa cải muối... đều góp phần tạo nên sự đa dạng của hệ vi sinh đường ruột bằng cách vừa cung cấp men vi sinh (probiotic) vừa là nguồn bổ sung các vitamin và khoáng chất.
Hạn chế thực phẩm chế biến sẵn
Hạn chế cho trẻ ăn thực phẩm chế biến sẵn cũng là cách chăm sóc đường ruột cho trẻ.
Thực phẩm chế biến sẵn và thực phẩm đóng gói thường chứa chất phụ gia, chất bảo quản, lượng đường và chất béo cao, đều ảnh hưởng tiêu cực đến sự cân bằng của hệ vi sinh đường ruột. Cha mẹ nên hạn chế cho trẻ ăn đồ chế biến sẵn, bột mì tinh chế và nước ngọt có gas.
Uống đủ nước và hoạt động thể chất
Táo bón là tình trạng nhiều trẻ mắc phải, với nhiều triệu chứng khác nhau như đau bụng, nôn, kém ăn và tiêu chảy giả (tiêu chảy trong thời gian bị táo bón).
Trẻ cần cung cấp đủ chất lỏng trong ngày (từ nước uống, trái cây, rau củ), kết hợp hoạt động thể chất mỗi ngày giúp trẻ có thói quen đại tiện đều đặn.
Hạn chế thuốc kháng sinh
Thuốc kháng sinh có thể phá vỡ hệ vi sinh đường ruột vì tiêu diệt cả vi khuẩn có lợi và có hại. Phần lớn các bệnh ở trẻ do virus gây ra và thuốc kháng sinh không được dùng để điều trị các bệnh lý do virus.
Vì vậy, cha mẹ tránh tự ý cho trẻ uống thuốc kháng sinh mà không có chỉ định của bác sĩ.
Tham khảo thêm thông tin tại bài viết: Sữa chua tối ưu hệ vi sinh đường ruột, giúp hệ tiêu hóa khỏe mạnh.
Canxi là một khoáng chất rất cần thiết với cơ thể. Sự thiếu hụt lâu dài khoáng chất này sẽ gây ra nhiều hệ lụy xấu cho sức khỏe như: Thay đổi răng miệng, đục thủy tinh thể, loãng xương, hạ canxi huyết, có thể đe dọa tính mạng nếu không được điều trị kịp thời...
Cùng tìm hiểu 7 cách đọc sách có thể tốt cho sức khỏe của bạn tại bài viết dưới đây.
Những người có lượng vitamin K thấp, có phổi kém khỏe mạnh hơn. Những người này cũng có nhiều khả năng bị hen suyễn, bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính (COPD) và thở khò khè, một nghiên cứu mới cho biết.
Bài viết dưới đây sẽ cung cấp cho bạn đọc những lý do khiến ngón tay bị sưng.
Vitamin K là một vi chất cần thiết cho cơ thể nhưng nó thường ít được quan tâm hơn các loại vitamin khác. Đối với người cao tuổi, vitamin K càng đặc biệt quan trọng vì nó tham gia vào quá trình lão hoá.
Tiểu đường là bệnh đang ngày càng trở nên phổ biến. Các triệu chứng bệnh có thể xuất hiện từ từ thậm chí trong nhiều năm khiến cho việc nhận biết dấu hiệu trở nên khó khăn hơn.
Tận dụng tối đa lợi ích của các loại rau quả theo mùa để bổ sung vào chế độ dinh dưỡng không chỉ giúp ngon miệng mà còn có lợi cho sức khỏe, tốt cho tim mạch.
Hầu hết những người khoẻ mạnh không cần ăn chế độ ăn ít muối. Muối rất quan trọng đối với những người năng động, khoẻ mạnh, đặc biệt nếu họ tập thể dục và mất muối qua mồ hôi. Tuy nhiên điều đó không có nghĩa là bạn có thể ăn muối nhiều như bạn muốn. Với những người bị huyết áp cao thì nên tránh thực phẩm nhiều muối và hạn chế muối.