Tổng hội y học Việt Nam

Viện y học ứng dụng Việt Nam
ứng dụng y học vì sức khỏe người việt nam

5 lí do khiến da bạn chuyển sang màu cam

Khi làn da của bạn bỗng chuyển sang màu cam, đừng lo lắng, bài viết dưới đây sẽ chỉ ra 5 lí do khiến da bạn chuyển sang màu cam.

Mắc chứng Carotenemia

Chế độ ăn uống hàng ngày với các loại rau củ màu cam có thể là nguyên nhân khiến da bạn chuyển sang màu cam. Carotenemia là tình trạng không gây hại, da xuất hiện màu cam do tiêu thụ quá nhiều loại thực phẩm có chứa hàm lượng carotene cao, một sắc tố tự nhiên. Điều này xảy ra do sự dư thừa beta-caroten trong máu và xuất hiện ở các vùng da dày như lòng bàn tay, lòng bàn chân, đầu gối, khuỷu tay và vùng cánh mũi.

Khi làn da chuyển sang màu cam, lòng trắng mắt không thay đổi và niêm mạc miệng vẫn hồng và khỏe mạnh.

Ngoài cà rốt (một củ cà rốt chứa khoảng 4 miligam beta-carotene), các loại thực phẩm sau đây cũng chứa nhiều beta-carotene như:

  • Dưa vàng
  • Xoài
  • Cam
  • Bí ngô
  • Khoai lang

Ngay cả các loại thực phẩm như táo, bắp cải, rau xanh, kiwi, măng tây, trứng và phô mai cũng có thể gây ra chứng carotenemia khi tiêu thụ với số lượng đủ lớn.

Ngoài thực phẩm, các chất bổ sung hoặc vitamin có chứa beta-carotene cũng có thể khiến làn da của bạn thành màu cam.

Do thuốc

Một số loại thuốc có thể tạo ra phản ứng hóa học dẫn đến sự đổi màu da trong khi các loại thuốc khác có thể ảnh hưởng trực tiếp đến sắc tố tự nhiên của da. Nhiều loại thuốc, từ loại uống cho đến loại bôi tại chỗ đều có thể khiến da chuyển sang màu cam. Một số loại thuốc như:

  • Quinacrine: được dùng để điều trị ký sinh trùng gọi là Giardia và một số dạng lupus
  • Nhụy hoa nghệ tây: một loại gia vị màu vàng được sử dụng như một phương thuốc tự nhiên cho một số bệnh
  • Tetryl và axit picric: trước đây được sử dụng như một chất khử trùng trong phẫu thuật
  • Canthaxanthin: một chất phytochemical được tìm thấy trong nấm ăn được
  • Acroflavine: thuốc sát trùng tại chỗ.

Do sử dụng sản phẩm nhuộm da nâu

Các loại kem tự nhuộm da trong nhà có chứa một chất hóa học gọi là dihydroxyacetone (DHA) có màu cam và khiến da bạn trở nên rám nắng. Sử dụng quá nhiều kem nhuộm da có thể khiến da bạn có màu cam.

Bạn vừa trải qua cuộc phẫu thuật

Bạn vừa trải qua một cuộc phẫu thuật và làn da ở vùng đó có màu nâu. Rất có thể màu nâu cam trên da của bạn sau phẫu thuật là do betadine, một chất lỏng sát trùng được sử dụng để làm sạch và chuẩn bị cho vùng da mà bác sĩ phẫu thuật sẽ cắt bỏ.

Suy giáp

Các vấn đề liên quan đến tuyến giáp cũng có thể khiến da bạn có màu nâu sẫm. Ví dụ, bệnh suy giáp (khi tuyến giáp không sản xuất đủ hormone tuyến giáp) có thể tạo ra sự tích tụ carotene trong máu. Và như chúng ta đã biết, lượng beta-carotene dư thừa có thể khiến da bạn chuyển sang màu cam.

Các triệu chứng khác của bệnh suy giáp có thể bao gồm mệt mỏi, tê và ngứa ran ở tay, táo bón, tăng cân, đau nhức và yếu cơ, trầm cảm và những thay đổi trên khuôn mặt của bạn.

Khi nào cần gặp bác sĩ?

Nếu bạn nhận thấy bất kỳ sự thay đổi đột ngột nào liên quan đến màu da mà không biết lý do tại sao thì hãy hẹn gặp bác sĩ để được thăm khám. Mặc dù làn da có thể chuyển sang màu cam vì nhiều lý do (và hầu hết đều không nghiêm trọng), nhưng một số nguyên nhân có thể cần được điều trị ngay. Tóm lại, nếu làn da của bạn hơi chuyển sang màu cam, hãy đi kiểm tra ngay để được theo dõi và điều trị sớm.

Tháng 4 này, Phòng khám chuyên khoa dinh dưỡng VIAM - Viện Y học ứng dụng Việt Nam hân hoan chào mừng sinh nhật lần thứ 6 với vô vàn ưu đãi và quà tặng khi khám dinh dưỡng. Chương trình ưu đãi áp dụng từ ngày 01/04/2024 đến hết ngày 30/04/2024. Để đặt lịch khám, Quý khách vui lòng liên hệ Hotline 0935.18.3939 / 024.3633.5678 hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY.

Bs. Hồ Mai Hương - Viện Y học ứng dụng Việt Nam - Theo Livestrong
Bình luận
Tin mới
  • 30/04/2024

    Sử dụng đồ uống có cồn khi mắc tăng huyết áp cần lưu ý gì?

    Sử dụng đồ uống có cồn là việc khó tránh khỏi khi tham gia các bữa tiệc xã giao. Tuy nhiên, với người bệnh tăng huyết áp, cần uống rượu bia thế nào để tránh ảnh hưởng tới sức khỏe tim mạch?

  • 30/04/2024

    Làm sao phòng ngừa suy tim khi có nguy cơ cao mắc bệnh?

    Mới đây, các nhà khoa học Anh đã nghiên cứu một xét nghiệm máu mới có thể giúp xác định những người có nguy cơ tử vong cao nếu mắc bệnh suy tim. Vậy nếu là người có nguy cơ cao mắc bệnh, bạn có thể làm gì để phòng ngừa căn bệnh nguy hiểm này?

  • 30/04/2024

    Cắt giảm đường phụ gia đem lại những lợi ích sức khỏe nào?

    Khác với đường tự nhiên có trong rau củ quả hay sữa, đường phụ gia lại gây hại cho sức khỏe. Dưới đây là 6 lợi ích xảy ra khi bạn cắt giảm đường phụ gia trong chế độ ăn hàng ngày.

  • 30/04/2024

    Vì sao nên thêm cải xoăn vào chế độ ăn uống?

    Cải xoăn (kale) là một siêu thực phẩm đã trở nên phổ biến rộng rãi trong những năm gần đây với giá trị dinh dưỡng cao và nhiều lợi ích cho sức khỏe tổng thể. Dưới đây là lý do bạn nên đưa cải xoăn thường xuyên hơn trong chế độ ăn uống.

  • 30/04/2024

    Phù nề: Triệu chứng, nguyên nhân, điều trị

    Phù nề là một thuật ngữ trong Y khoa, dùng để miêu tả tình trạng sưng tấy ở bất kì cơ quan nào trên cơ thể. Chúng xảy ra với nhiều nhiều nguyên nhân khác nhau, do đó, đây được coi là triệu chứng của nhiều bệnh. Đặc biệt, nếu không được chẩn đoán chính xác và điều trị kịp thời, rất có thể, tình trạng phù nề sẽ gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm.

  • 29/04/2024

    5 sự thật bạn cần biết về chứng ù tai

    Ù tai hoặc có tiếng kêu lạ trong tai như tiếng ve kêu, ong kêu, dế kêu là vấn đề nhiều người gặp phải. Mặc dù không gây nguy hiểm đến tính mạng nhưng để lại nhiều hệ lụy, ảnh hưởng đến cuộc sống sinh hoạt và công việc của người bệnh.

  • 29/04/2024

    4 loại gia vị có thể giảm nguy cơ mắc bệnh Alzheimer

    Các chuyên gia y tế chia sẻ 4 loại gia vị quen thuộc đã được chứng minh có tác dụng tăng cường sức khỏe não bộ và giảm nguy cơ mắc bệnh Alzheimer

  • 29/04/2024

    Đau họng:Triệu chứng, nguyên nhân, điều trị

    Viêm họng, hay đau họng, là tình trạng viêm ở phía sau cuống họng (còn gọi là họng). Viêm họng có thể gây đau khi nuốt và đau nhức, khó chịu, đau hoặc ngứa ngáy ở cổ họng.

Xem thêm