Bạn có lẽ sẽ chẳng bao giờ để tâm đến đôi tay của mình trừ khi xuất hiện những triệu chứng của hội chứng ống cổ tay (carpal tunnel syndrome – CTS). Đây là một tập hợp các triệu chứng của một bệnh thần kinh ngoại biên thường gặp gây đau, nóng rát và cứng ở bàn tay và cổ tay.
Trước đây, người ta thường cho rằng hội chứng ống cổ tay là một căn bệnh nghề nghiệp của dân văn phòng. Tuy nhiên việc ngồi yên một chỗ trước máy tính không phải là nguyên nhân duy nhất: Theo các chuyên gia, khả năng mắc phải căn bệnh này phụ thuộc vào sự kết hợp của nhiều yếu tố như di truyền, tình trạng giữ nước hay một số bệnh như tiểu đường và viêm khớp dạng thấp.
Tin tốt là bạn vẫn có thể kiểm soát được hiệu quả các triệu chứng nếu tuân theo những mẹo nhỏ sau đây.
Cho cổ tay có thời gian thư giãn
Trước khi bước vào bồn tắm nước mát, hãy giúp cho cổ tay được thư giãn bằng cách nhẹ nhàng bẻ gập mỗi bên tay lên và xuống từ vị trí cổ tay, giữ ở mỗi tư thế trong vòng vài phút. Bạn cũng nên lặp lại động tác này với các ngón tay.
Sử dụng ít lực tác dụng
Lưu ý khi làm việc, bạn không cần thiết phải sử dụng một lực tác dụng quá mạnh để gõ bàn phím máy tính cũng như cầm bút viết. Chỉ nên gõ nhẹ bàn phím cũng như nắm nhẹ bút viết để giúp bàn tay được thả lỏng.
Ngồi đúng tư thế
Ngồi ngả người về phía trước trên ghế có thể gây áp lực lên cổ tay và bàn tay của bạn. Dưới đây là những điều bạn nên và không nên làm khi ngồi làm việc, dẫn lời khuyên của GS. Gregory Thielman thuộc Đại học khoa học Philadelphia:
Nên: để bàn chân phẳng trên mặt đất và giữ tầm mắt ngang với màn hình máy tính. Nếu bạn phải ngồi ở ghế và bàn quá cao, nên sử dụng một bục để chân để giúp đôi chân nghỉ ngơi ở tư thế phẳng.
Nên: đảm bảo ghế ngồi nâng đỡ tốt cho phần cong của lưng dưới và bả vai.
Nên: Nghỉ ngơi thường xuyên trong giờ làm việc bằng cách đi bộ xung quanh văn phòng khoảng 60 giây. Thực hiện ít nhất 5 lần trong thời gian làm việc.
Không nên: giữ cho chân ở tư thế với hay bắt chéo chân trong thời gian quá lâu. Để giảm stress lên các khớp xương, hãy giữ mắt cá chân, đầu gối và hông ở tư thế vuông góc.
Giữ ấm tay
Nhiệt độ quá lạnh sẽ khiến đôi bàn tay trở nên tê cứng và đau nhức. Nếu bạn không thể điều chỉnh nhiệt độ, hãy sử dụng găng tay để giữ ấm đôi bàn tay.
Bất kỳ bài tập nào giúp xây dựng khối cơ, làm cho cơ khỏe lên đều rất tốt cho các khớp. Trong đó, tập yoga đặc biệt hiệu quả trong việc giảm đau và giúp cổ tay trở nên linh hoạt. Hãy đăng ký tham gia vào các lớp học yoga để tăng cường sức bền và độ mềm dẻo, linh hoạt của cơ thể bạn.
Một chế độ ăn uống được kiểm soát cẩn thận có thể giúp cải thiện chất lượng cuộc sống và làm chậm tiến triển của người bị hội chứng urê huyết tán huyết.
Nấm móng và bệnh vẩy nến móng là hai tình trạng ảnh hưởng đến móng. Chúng có các triệu chứng tương tự nhau và bạn có thể bị cả nấm móng và vẩy nến móng tay cùng một lúc. Tuy nhiên, hai bệnh là khác nhau và có các phương pháp điều trị riêng biệt.
Từ ngày 1/1 - 28/2/2025 Phòng khám chuyên khoa dinh dưỡng VIAM - thuộc Viện Y học ứng dụng Việt Nam triển khai chương trình tri ân: khám dinh dưỡng miễn phí.
Nhiều người ăn cà chua hàng ngày vì sở thích và mong muốn nhận được lợi ích sức khỏe từ loại thực phẩm bổ dưỡng này. Vậy ăn cà chua mỗi ngày có tốt không?
Năm mới đến gần là thời điểm lý tưởng để chúng ta đặt ra những mục tiêu mới cho bản thân. Bên cạnh những kế hoạch về công việc, tài chính, đừng quên dành sự quan tâm đặc biệt cho sức khỏe của bản thân và gia đình.
Chế độ ăn uống có thể tạo ra khả năng miễn dịch bảo vệ, hỗ trợ phương pháp điều trị cho người mắc bệnh nhiễm ký sinh trùng đường ruột, trong đó có giun tóc.
Người cao tuổi thường dễ mắc các bệnh tim mạch, đặc biệt là trong thời tiết lạnh giá. Nhiệt độ xuống thấp khiến cơ thể phải làm việc nhiều hơn để duy trì thân nhiệt, gây áp lực lên hệ tim mạch. Việc nhận biết sớm các dấu hiệu và áp dụng các biện pháp phòng tránh là vô cùng quan trọng để bảo vệ sức khỏe tim mạch cho người cao tuổi trong mùa lạnh.
Thời tiết hanh khô những ngay với sự chênh lệch nhiệt độ đáng kể giữa ngày và đêm. Ban ngày nắng ấm, chiều tối se lạnh, sáng sớm lại trở nên rét buốt. Sự thay đổi này khiến cơ thể chúng ta khó thích nghi, sức đề kháng suy giảm, dễ mắc các bệnh về đường hô hấp, tim mạch, thậm chí là đột quỵ. Trẻ em và người lớn tuổi lại càng có nguy cơ cao hơn nên cần được quan tâm đặc biệt. Vậy chúng ta nên làm gì để bảo vệ sức khỏe trong những ngày này?