Tổng hội y học Việt Nam

Viện y học ứng dụng Việt Nam
ứng dụng y học vì sức khỏe người việt nam

3 nhóm người nên hạn chế ăn chanh

Hầu hết mọi người có thể ăn chanh hoặc uống nước chanh một cách an toàn nhưng vì chanh có tính acid nên nó có nguy cơ gây bất lợi cho một số trường hợp cụ thể. Vậy nhóm người nào nên hạn chế ăn chanh?

1. Người có bệnh lý trào ngược dạ dày - thực quản nên thận trọng khi ăn chanh

Chanh chứa đầy đủ các chất dinh dưỡng có lợi, đặc biệt là vitamin C. Loại trái cây họ cam quýt này có thể giúp tăng cường hệ miễn dịch và giảm nguy cơ mắc một số tình trạng sức khỏe. Thêm chanh vào các món ăn hoặc uống nước chanh là những cách ăn chanh phổ biến nhất. Tuy nhiên đối với người bị trào ngược dạ dày - thực quản nên thận trọng khi ăn chanh vì nó có thể làm các triệu chứng trở nên trầm trọng hơn.

Người bị trào ngược dạ dày - thực quản nên hạn chế ăn chanh vì chanh có tính acid cao có thể làm tăng lượng acid trong dạ dày. Khi lượng acid trong dạ dày tăng lên nó trào ngược lên thực quản gây ra các triệu chứng khó chịu như ợ nóng, ợ chua và đau rát ngực.

Acid trong chanh kích thích và làm tổn thương niêm mạc thực quản đã bị viêm do trào ngược. Điều này có thể làm trầm trọng thêm các triệu chứng và làm chậm quá trình lành vết thương.

Tuy nhiên mức độ ảnh hưởng việc ăn chanh khác nhau tùy thuộc vào từng người. Những người có triệu chứng trào ngược dạ dày - thực quản nặng nên tránh ăn chanh và các thực phẩm có tính acid khác nhưng những người có triệu chứng nhẹ hơn có thể tiêu thụ một lượng nhỏ chanh pha loãng mà không gặp vấn đề gì.

3 nhóm người nên hạn chế ăn chanh- Ảnh 1.Chanh có tính acid cao làm tăng triệu chứng trào ngược dạ dày - thực quản.

2. Người bị viêm loét dạ dày dễ bị tăng cơn đau khi ăn chanh lúc đói

Ở những người bị viêm loét dạ dày, ăn chanh có thể làm tăng cơn đau và khó chịu vì vậy nên cẩn trọng với việc tiêu thụ chanh. Chanh kích thích sản xuất acid dạ dày, làm trầm trọng thêm tình trạng viêm loét. Acid dư thừa gây ra cảm giác đau rát, khó chịu ở vùng thượng vị.

Niêm mạc dạ dày của người bệnh thường đã bị tổn thương và lượng acid cao trong chanh có thể gây kích ứng cơn đau, đặc biệt khi bụng đói và làm chậm quá trình lành vết loét.

Do đó, người có bệnh lý dạ dày tuyệt đối không nên ăn chanh hoặc uống nước chanh khi bụng đói vì nó gây bào mòn niêm mạc dạ dày khiến tình trạng đau trầm trọng hơn. Thời điểm tốt nhất để uống nước chanh là sau khi ăn no khoảng 30 phút. Không nên uống nước chanh đậm đặc mà cần pha loãng với nhiều nước ấm trước khi uống để giảm nồng độ acid.

Đọc thêm tại bài viết sau: Có nên uống nước chanh khi bị cảm cúm?

3. Người có tổn thương men răng nên hạn chế ăn chanh

Vì có tính acid cao nên chanh dễ gây mòn men răng, đặc biệt là khi men răng đã bị tổn thương. Men răng bị mòn sẽ làm lộ lớp ngà răng bên dưới, gây ra tình trạng răng nhạy cảm, ê buốt khi ăn đồ chua, nóng, lạnh. Acid trong chanh cũng cũng kích thích các dây thần kinh trong ngà răng gây ra cơn đau nhức khó chịu.

Theo BSCKI Lê Thục Trinh, chuyên khoa Răng Hàm Mặt, Bệnh viện Quân y 354, do nước chanh có tính acid nên có tác động nhất định đến răng, nếu tiếp xúc liên tục với acid sẽ làm mòn men răng. Cảm giác ê răng có thể cảnh báo nồng độ acid cao gây hại cho răng. Do đó để bảo vệ men răng, bạn nên cắt giảm thức ăn và đồ uống có tính acid như chanh.

3 nhóm người nên hạn chế ăn chanh- Ảnh 3.

Không nên uống nước chanh khi bụng đói.

4. Cách ăn chanh an toàn nhất

Mỗi người có phản ứng khác nhau khi ăn chanh, đặc biệt là những trường hợp nhạy cảm với tính acid. Do đó khi ăn chanh, nếu chúng ta cảm thấy khó chịu hãy ngừng ăn. Không nên ăn chanh khi đói bụng.

Khi sử dụng chanh để chế biến các món ăn nên dùng liều lượng vừa phải, không nên vắt nhiều nước cốt chanh vào món ăn.

Mặc dù uống nước chanh có lợi ích giải nhiệt, cung cấp nhiều vitamin C và acid citric giúp giảm mệt mỏi tốt nhưng cũng không nên uống nhiều và không nên thêm nhiều đường. Tỷ lệ một nửa quả chanh với một cốc nước và một chút đường thường có hiệu quả mà không quá chua. Sử dụng nước ấm sẽ nhẹ nhàng hơn với dạ dày và hỗ trợ tiêu hóa.

Để bảo vệ men răng, khi uống nước chanh nên dùng ống hút để giảm tiếp xúc trực tiếp nước chanh với răng. Nên súc miệng với nước lọc và không đánh răng sau khi uống nước chanh. Điều này sẽ cho phép nước bọt có một khoảng thời gian để rửa sạch acid một cách tự nhiên và giúp làm cứng lại men răng vì nước bọt là chất bảo vệ tự nhiên của miệng chống lại acid, giúp trung hòa acid và tái khoáng hóa men răng.

Mừng sinh nhật 7 tuổi, Phòng khám chuyên khoa dinh dưỡng VIAM - Viện Y học ứng dụng Việt Nam dành tặng khách hàng ưu đãi độc quyền diễn ra từ 1/4- 20/4 duy nhất tại VIAM clinic! Liên hệ ngay hotline 0935.18.3939 / 024.3633.5678  hoặc truy cập viamclinic.vn để đặt lịch ngay!

 
 

 

 

Thu Phương - Theo Sức khỏe và đời sống
Bình luận
Tin mới
  • 20/04/2025

    6 loại thực phẩm nên thận trọng khi dùng chung với dứa

    Dứa là loại trái cây nhiệt đới có hương vị thơm ngon được nhiều người yêu thích. Tuy nhiên, đôi khi việc tiêu thụ dứa với một số loại thực phẩm lại không có lợi cho sức khỏe.

  • 20/04/2025

    7 loại thực phẩm cay giúp chống ngạt mũi và đau đầu do viêm xoang

    Đầu bạn đang đau nhức, bạn bị ngạt mũi, chảy nước mũi, hắt hơi, khó thở, rồi khứu giác và vị giác cũng rối loạn. Đây là những dấu hiệu phổ biến của cảm cúm, dị ứng thời tiết, viêm xoang. Một số thực phẩm có thể giúp bạn giảm các triệu chứng này !

  • 19/04/2025

    4 tác hại nghiêm trọng khi phụ nữ mang thai uống phải sữa giả

    Sữa giả không chỉ đơn giản là không có giá trị dinh dưỡng mà nó còn có thể gây hậu quả nghiêm trọng cho sức khỏe người dùng, đặc biệt là phụ nữ mang thai cần được chăm sóc dinh dưỡng và đảm bảo an toàn sức khỏe.

  • 19/04/2025

    Chế độ ăn cho người bệnh lao vú

    Đối với người mắc bệnh lao vú, chế độ ăn uống đóng vai trò quan trọng để tăng cường hệ miễn dịch, hỗ trợ quá trình điều trị và phục hồi sức khỏe.

  • 19/04/2025

    Sử dụng kháng sinh an toàn cho trẻ em

    Kháng sinh đóng vai trò quan trọng trong việc ngăn ngừa nhiễm trùng do vi khuẩn, tuy vậy, việc dùng kháng sinh ở trẻ em phải được xem xét cẩn thận và tuân thủ nghiêm túc các chỉ dẫn. Lạm dụng kháng sinh có thể dẫn đến nhiều vấn đề sức khoẻ, bao gồm kháng kháng sinh, rối loạn tiêu hoá và các vấn đề sức khoẻ lâu dài khác.

  • 18/04/2025

    Cha mẹ thông thái chọn sữa nào cho trẻ tuổi học đường 6–15 tuổi

    Giai đoạn từ 6 đến 15 tuổi là thời kỳ vàng phát triển thể chất, đặc biệt là tăng trưởng chiều cao, và hoàn thiện trí tuệ. Giai đoạn này cũng là cơ hội cuối cùng bù lại những thiếu hụt về chiều cao của giai đoạn trước, chuẩn bị cơ sở phát triển vượt trội vào thời điểm dậy thì. Trong chế độ ăn của lứa tuổi này, sữa và các chế phẩm từ sữa đóng vai trò quan trọng như một thực phẩm tốt cung cấp các vitamin, khoáng chất và protein quý cho quá trình phát triển.

  • 18/04/2025

    Người mắc hội chứng ống cổ chân nên ăn gì và tránh ăn gì?

    Chế độ ăn uống không phải là phương pháp điều trị chính cho hội chứng ống cổ chân nhưng nó có thể giúp giảm viêm, kiểm soát cân nặng và cải thiện sức khỏe tổng thể, từ đó hỗ trợ quá trình phục hồi.

  • 18/04/2025

    Phòng chống cháy nổ mùa nóng

    Mùa nóng đang đến gần, kéo theo đó là nguy cơ cháy nổ gia tăng, đe dọa đến an toàn tính mạng và tài sản của con người. Thời tiết khô hanh, nhiệt độ cao tạo điều kiện thuận lợi cho các đám cháy phát sinh và lan rộng nhanh chóng. Đặc biệt, trong các hộ gia đình, nhiều vật dụng quen thuộc hàng ngày có thể trở thành những mối nguy hiểm tiềm ẩn nếu không được sử dụng và bảo quản đúng cách.

Xem thêm