Tổng hội y học Việt Nam

Viện y học ứng dụng Việt Nam
ứng dụng y học vì sức khỏe người việt nam

3 dấu hiệu cho thấy trẻ không dung nạp, dị ứng hoặc nhạy cảm với socola

Bài viết dưới đây cung cấp cho bạn đọc một số dấu hiệu cần chú ý cho thấy trẻ đang không dung nạp, dị ứng hoặc nhạy cảm với socola.

Có triệu chứng của dị ứng

Dị ứng thực phẩm gây ra phản ứng của hệ thống miễn dịch trong cơ thể. Các triệu chứng có thể gặp như:

  • Mề đay
  • Ngứa ran lưỡi, môi hoặc mặt
  • Sưng tay, bàn chân, miệng hoặc lưỡi
  • Mạch nhanh
  • Ngất xỉu
  • Thở khò khè hoặc khó thở
  • Mờ mắt.

Dị ứng socola ở trẻ mới biết đi (hoặc mọi người ở bất kỳ lứa tuổi nào) không phổ biến lắm. Nghiên cứu chỉ ra dị ứng socola là do dị ứng với một thành phần có trong socola. Thực tế, các thành phần hay gặp có trong socola như đậu phộng, các loại hạt, sữa bò và đậu nành, là một trong những chất gây dị ứng thực phẩm phổ biến nhất.

Dị ứng sữa và đậu nành gặp ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ sẽ có các triệu chứng:

  • Đau bụng
  • Phân có máu
  • Tăng trưởng kém.

Cách khắc phục: nếu trẻ xuất hiện các triệu chứng dị ứng với socola thì cách tốt nhất là nên tránh cho trẻ ăn món này. Đưa trẻ đi khám để xác định nguyên nhân gây dị ứng là do loại thực phẩm nào để tránh tiêu thụ loại thực phẩm đó.

Bác sĩ sẽ tiến hành làm xét nghiệm máu hoặc test da, bác sĩ sẽ nhỏ dung dịch dị nguyên vào da, sau đó chờ xem phản ứng tại chỗ (nổi mề đay) có phát triển hay không. Test này có thể thực hiện ở cả trẻ sơ sinh và trẻ em vì nó không gây đau.

Có vấn đề về tiêu hóa

Nếu dị ứng không phải là nguyên nhân, thì khả năng là trẻ không dung nạp socola hoặc không có khả năng tiêu hóa một trong các thành phần có trong socola.

Đây là sự khác biệt giữa dị ứng và không dung nạp, dị ứng thực phẩm kích hoạt phản ứng của hệ thống miễn dịch, trong khi không dung nạp thực phẩm xảy ra khi hệ thống tiêu hóa không thể xử lý thực phẩm đúng cách.

Một số triệu chứng không dung nạp socola cần chú ý:

  • Buồn nôn
  • Đau dạ dày
  • Đầy hơi hoặc chướng bụng
  • Nôn
  • Ợ nóng hoặc trào ngược axit
  • Tiêu chảy
  • Táo bón
  • Nhức đầu hoặc đau nửa đầu
  • Phát ban hoặc đỏ bừng mặt
  • Mề đay (mặc dù đây cũng có thể là dấu hiệu của dị ứng thực phẩm)
  • Mệt mỏi.

Một số thành phần trong socola cũng có thể khiến trẻ không dung nạp được. Ví dụ như không dung nạp lactose, tình trạng này xảy ra khi ruột non không tạo ra đủ lactase để phân hủy lactose trong một số loại socola. Các triệu chứng không dung nạp lactose ở trẻ em: phân lỏng, tiêu chảy, đầy hơi, chướng bụng, buồn nôn, phát ban, đau bụng.

Cách khắc phục: đi khám để xác định xem không dung nạp lactose có phải là nguyên nhân gây ra sự nhạy cảm socola ở trẻ không. Nếu có, bạn có thể ngăn ngừa các vấn đề tiêu hóa bằng cách hạn chế cho trẻ ăn các loại thực phẩm có chứa sữa.

Bồn chồn, dễ bị kích thích

Socola, đặc biệt là socola đen được làm từ cacao có chứa caffein, một chất kích thích hệ thần kinh trung ương làm cho bạn cảm thấy tỉnh táo hơn. Đó là những tác động kích thích có thể liên quan đến sự không dung nạp cacao ở trẻ vì trẻ nhạy cảm với caffein hơn người lớn.

Các dấu hiệu và triệu chứng của sự nhạy cảm với socola do caffein bao gồm:

  • Bồn chồn
  • Run rẩy
  • Mất ngủ
  • Đau đầu
  • Chóng mặt
  • Nhịp tim nhanh
  • Mất nước
  • Lo âu.

Cách khắc phục: Lựa chọn các loại socola không chứa caffein hoặc thay thế socola bằng carob, vì nó không chứa caffein.

Bình luận
Tin mới
  • 03/10/2024

    Tại sao trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ cần bổ sung vitamin D3?

    Vitamin D có những vai trò rất quan trọng trọng việc hấp thu canxi, tham gia vào nhiều chức năng khác như tạo xương, miễn dịch, tăng trưởng. Việc thiếu hay thừa vitamin D đều để lại những ảnh hưởng tới sức khỏe của trẻ nhỏ, đặc biệt là trẻ sơ sinh. Bổ sung vitamin D là điều được nhiều chuyên gia y tế khuyến cáo, tùy thuộc vào độ tuổi của trẻ - trong đó vitamin D3 là dạng bổ sung được khuyến nghị tốt nhất.

  • 02/10/2024

    Phòng ngừa ngộ độc thực phẩm sau mưa lũ

    Theo Tiến sĩ, bác sĩ Trương Hồng Sơn, Viện trưởng Viện Y học ứng dụng Việt Nam, khi trời mưa nhiều, độ ẩm tăng cao sẽ tạo môi trường thuận lợi cho các vi khuẩn sinh sôi, do đó thức ăn dễ bị ôi, thiu, mốc và sinh ra độc tố gây ngộ độc thực phẩm.

  • 02/10/2024

    Cần lưu ý gì khi tiêm vaccine Qdenga phòng sốt xuất huyết?

    Vaccine Qdenga đang được khuyến nghị tiêm cho trẻ em trên 4 tuổi và người lớn để phòng chống sốt xuất huyết, cùng tìm hiểu về loại vaccine này qua bài viết sau đây.

  • 01/10/2024

    Tác động của Vitamin D với sức khỏe

    Vitamin D (còn được gọi là calciferol) là một loại vitamin tan trong dầu, có mặt trong một số thực phẩm tự nhiên. Vitamin D cũng được sản xuất nội sinh khi tia cực tím (UV) từ ánh sáng mặt trời chiếu vào da và kích thích quá trình tổng hợp vitamin D.

  • 30/09/2024

    Thừa cân béo phì ở trẻ em

    Về định nghĩa, thừa cân là tình trạng cân nặng vượt quá cân nặng “nên có” so với chiều cao. Còn béo phì là tình trạng tích lũy mỡ ở mức vượt quá và không bình thường một cách cục bộ hay toàn thể tới mức ảnh hưởng xấu tới sức khoẻ.

  • 30/09/2024

    Suy thận ở trẻ em

    Suy thận ở trẻ em tuy hiếm gặp nhưng lại là bệnh lý cần phải được điều trị tích cực ở trẻ. Có 2 loại suy thận là cấp tính và mạn tính. Dấu hiệu nào để nhận biết suy thận ở trẻ? Cùng Bác sĩ của Phòng khám Chuyên khoa Dinh dưỡng VIAM tìm hiểu qua bài viết sau đây.

  • 29/09/2024

    Ho do viêm thực quản ái toan là gì?

    Viêm thực quản ái toan là tình trạng mạn tính của hệ miễn dịch, do dị ứng thực phẩm gây ra, biểu hiện với nhiều triệu chứng khác nhau. Ở một số người, viêm thực quản ái toan không được kiểm soát có thể gây ho. Những người bị viêm thực quản ái toan chủ yếu ho do dị ứng hoặc hen suyễn, đồng thời cũng có thể do trào ngược axit.

  • 29/09/2024

    Nguy cơ của việc thiếu hụt Vitamin K2 ở trẻ em

    Vitamin K2, một dưỡng chất ít được biết đến nhưng có vai trò vô cùng quan trọng, đối với sức khỏe của trẻ em, đặc biệt là trong sự phát triển của xương và tim mạch. Thiếu hụt vitamin K2 có thể gây nên nhiều nguy cơ cho sức khỏe, đặc biệt là trong giai đoạn tăng trưởng quan trọng của trẻ em. Mặc dù vậy, việc thiếu hụt Vitamin K2 còn chưa được chú ý đúng mức với cộng đồng và ngay cả giới chuyên môn nhi khoa.

Xem thêm