Giàu chất xơ
Ngô rất giàu chất xơ, nhưng lại là loại chất xơ khó tiêu hóa. Đó là lý do vì sao đôi khi, sau khi ăn nhiều ngô, bạn có thể thấy phân mình xuất hiện các khối màu vàng. Mặc dù nghe có vẻ tiêu cực, nhưng đây thực ra lại là một điều tốt bởi ngô cung cấp chất xơ không hòa tan và có thể chống lại rất nhiều tình trạng về tiêu hóa, ví dụ như táo bón và bệnh trĩ. Chất xơ hòa tan sẽ hấp thu nước, làm phân nở ra và tăng tốc độ chuyển động của phân trong hệ tiêu hóa.
Axit folic
Axit folic trong ngô được chứng minh là có thể dự phòng các dị tật ống thần kinh bẩm sinh. Ngoài ra, axit folic còn có thể dự phòng một số bệnh tim mạch. Các nghiên cứu đã chứng minh được rằng, axit folic có thể dự phòng sự hình thành homocysteine axit amin trong cơ thể. Tăng homocysteine trong một thời gian dài có liên quan đến việc tăng tỷ lệ mắc các bệnh tim mạch. Axit folic có tác dụng hỗ trợ phá hủy các homocysteine này.
Chất chống oxy hóa
Rất cả các loại ngô đều có hàm lượng chất chống oxy hóa rất cao. Chất chống oxy hóa đều là những chất quan trọng để chống lại các gốc tự do – nguyên nhân gây ung thư trong cơ thể. Các nghiên cứu gần đây đã chứng minh rằng lợi ích của các chất chống oxy hóa từ các loại ngô khác nhau là do sự phối hợp của nhiều loại dinh dưỡng thực vật (phytonutrients). Ở ngô vàng, đứng đầu là carotenoid, đặc biệt là lutein và zeaxanthin. Ở ngô xanh, đó là các anthocyanin. Giống ngô tím còn có chứa một loại axit hydroxybenzoic đặc biệt, đó là axit protocatechuic. Loại axit này gần đây đã được chứng minh là có liên quan đến hoạt động chống oxy hóa rất mạnh ở nhiều loại ngô.
Protein và chất xơ có trong ngô có thể giúp ngăn chặn việc hấp thu đường quá nhanh hoặc quá chậm từ ống tiêu hóa vào dòng máu. Khi lượng đường hấp thu được giữ ổn định, thì sẽ tránh được việc đường huyết lên quá cao hoặc hạ đường huyết xuống quá thấp. Tiêu thụ ngô với lượng vừa phải đã được chứng minh là có liên quan đến việc kiểm soát đường huyết tốt hơn ở những bệnh nhân bị tiểu đường typ 1 và typ 2.
Vitamin nhóm B
Ngô rất giàu các vitamin nhóm B, đặc biệt là thiamine và niacin. Thiamine là chất cần phải có để duy trì sức khỏe của hệ thần kinh và chức năng nhận thức. Thiếu niacin có thể dẫn đén bệnh pellagra – một loại bệnh được đặc trưng bởi tình trạng tiêu chảy, mất trí nhớ và viêm da cơ địa, thường gặp ở những người bị suy dinh dưỡng.
Vitamin E
Ngô có chứa hàm lượng vitamin E rất cao, cần thiết cho mọi hoạt động chức năng của cơ thể. Vitamin E cũng có tác dụng ngăn ngừa rất nhiều loại bệnh tật.
Phospho
Tất cả các loại ngô đều giàu phospho. Phospho là chất dinh dưỡng cần thiết để điều hòa quá trình tăng trưởng bình thường, duy trì sức khỏe xương và tối đa hóa hoạt động của thận.
Hạt ngô rất giàu magie – chất cần thiết để duy trì nhịp tim ổn định và tăng cường sức mạnh cho xương.
Dự phòng ung thư
Như rất nhiều người đã biết, chất chống oxy hóa có thể giúp dự phòng ung thư. Và ngô là một nguồn cung cấp chất chống oxy hóa phenolic rất dồi dào. Axit ferulic có trong ngô là một chất chống ung thư đã được chứng minh là rất hiệu quả trong việc chống lại các khối u trong bệnh ung thư vú và ung thư gan. Anthocyanin, tìm thấy trong giống ngô tím, cũng hoạt động như một chất có tác dụng loại bỏ các gốc tự do gây ung thư. Các chất chống oxy hóa được chứng minh là có thể làm giảm đa số các loại ung thư bởi vì khả năng gây chết tế bào theo chương trình (programmed cell death – PCD) mà lại không gây ảnh hưởng đến các tế bào khỏe mạnh khác.
Dự phòng thiếu máu
Vitamin B12 và axit folic trong ngô có thể dự phòng thiếu máu do thiếu vitamin. Ngô còn chứa rất nhiều sắt – là một trong số những chất khoáng cần thiết để hình thành thêm các tế bào hồng cầu mới. Thiếu sắt chính là một trong số những nguyên nhân chính gây thiếu máu.
Ngô tốt cho da và tóc
Ngô vàng là nguồn cung cấp beta carotene rất tốt, làm tăng lượng vitamin A trong cơ thể , và là chất cần thiết để duy trì một thị lực tốt và một làn da đẹp. Vitamin A cũng có tác dụng củng cố da và các màng nhầy của cơ thể, và làm tăng cường khả năng miễn dịch.
Thông tin thêm tham khảo tại bài viết: 19 loại rau quả giàu protein tốt cho sức khỏe
Đẻ mắc vai hay còn gọi là dấu hiệu “con rùa” - là tình trạng xảy ra khi một hoặc cả hai vai của em bé bị kẹt trong quá trình sinh thường. Không có dấu hiệu báo trước và không có cách nào để ngăn ngừa tình trạng này xảy ra. Nguyên nhân gây ra tình trạng này có thể bao gồm việc em bé quá lớn, xương chậu của mẹ nhỏ hoặc đỡ đẻ sai tư thế. Tình trạng này có thể dẫn đến các biến chứng nghiêm trọng bao gồm cả chấn thương thần kinh cho em bé. Cùng đọc bài viết sau để hiểu thêm về tình trạng này!
Tầm vóc không chỉ là thước đo chiều cao đơn thuần mà còn phản ánh sức khỏe và sự phát triển toàn diện của một dân tộc. Tuy nhiên, thực trạng chiều cao của người Việt Nam hiện nay vẫn còn nhiều hạn chế so với bạn bè quốc tế
Mùa xuân đến, mang theo không khí ấm áp và sức sống mới cho vạn vật. Tuy nhiên, đây cũng là thời điểm giao mùa, khí hậu biến đổi thất thường, tạo điều kiện cho các loại vi khuẩn, virus và mầm bệnh sinh sôi phát triển.
Ngày 2 tháng 4 hàng năm, thế giới cùng hướng về Ngày Thế Giới Nhận Thức về Tự Kỷ – một sự kiện do Liên Hợp Quốc khởi xướng nhằm kêu gọi sự quan tâm sâu sắc hơn đến rối loạn phổ tự kỷ (ASD).
Mùa xuân là thời điểm giao mùa, khí hậu thất thường, hanh khô, độ ẩm thấp, dễ gây ra những ảnh hưởng không tốt đến làn da nhạy cảm của trẻ nhỏ.
Tuổi mãn kinh không chỉ gây ra nhiều vấn đề về sức khỏe sinh lý nữ, mà còn ảnh hưởng đến làn da. Chị em phụ nữ nên lưu ý điều gì khi chăm sóc da tuổi ngoài 40?
Giao mùa là thời điểm chuyển tiếp giữa các mùa trong năm, kéo theo sự thay đổi của thời tiết, khí hậu. Đối với người cao tuổi, giai đoạn này thường tiềm ẩn nhiều nguy cơ sức khỏe do hệ miễn dịch suy giảm và cơ thể dần lão hóa.
Một nghiên cứu mới cho thấy, hoạt động thể chất vừa phải như đi bộ nhanh, yoga, làm vườn… mỗi ngày có thể giúp giảm nguy cơ tử vong.