Bất kỳ bậc cha mẹ nào có con mắc bệnh hen suyễn đều biết rất rõ rằng đối với trẻ, sống chung với bệnh hen suyễn có thể đồng nghĩa với việc phải đối mặt với các triệu chứng như khó thở và ho. Và điều này có thể cản trở các hoạt động hàng ngày của bé, thậm chí là phải nhập viện. Mặc dù hen suyễn là bệnh mạn tính gây ra các vấn đề về hô hấp từ nhẹ đến nặng, nhưng tin tốt là các triệu chứng có thể được kiểm soát bằng cách tránh hoặc giảm tiếp xúc với các chất gây dị ứng và kích thích. Tuy nhiên, cần đảm bảo cả cha mẹ và con cái nắm được các chiến lược kiểm soát bệnh.
Trẻ em thường cần dùng thuốc theo toa, như steroid và thuốc giãn phế quản để kiểm soát bệnh hen suyễn. Bác sĩ sẽ lên kế hoạch điều trị và đánh giá lại phương pháp điều trị sau mỗi lần khám. Bạn nên sắp xếp đi khám bác sĩ nếu các triệu chứng của con bạn không được cải thiện.
Nghe theo tư vấn của bác sĩ để xây dựng kế hoạch bằng văn bản nhằm quản lý các triệu chứng và xử lý các trường hợp khẩn cấp. Đừng quên đưa cho giáo viên của con bạn một bản hướng dẫn. Một kế hoạch được viết tốt phải đơn giản và dễ hiểu, nhưng cũng phải chứa thông tin chi tiết về cách theo dõi bệnh hen suyễn, cần phải làm gì khi con bạn cảm thấy không khoẻ hoặc bị lên cơn hen, cách điều chỉnh thuốc và khi nào cần điều trị.
Đọc thêm bài viết: Dinh dưỡng cho trẻ: Hướng dẫn chế độ ăn lành mạnh
Hãy hình dung mục tiêu cuối cùng của bạn là dự phòng, kiểm soát được bệnh hơn là phải giải quyết vấn đề. Nếu con bạn gặp nhiều vấn đề thì bạn cần phải xem lại phương pháp điều trị cũ. Ví dụ, các triệu chứng bùng phát thường xuyên hoặc dai dẳng cũng có thể là dấu hiệu cho thấy con bạn cần thay đổi phương pháp điều trị. Nếu bạn nhận thấy con mình đang lên cơn hen suyễn hoặc các triệu chứng bùng phát, bạn cần đến gặp bác sĩ để có phương án điều trị phù hợp.
Thuốc điều trị hen suyễn có dạng thuốc viên, dạng ống hít, máy thở khí dung, máy đo lưu lượng đỉnh thở ra và con bạn cần học cách sử dụng chúng một cách chính xác nhất để tối đa hoá hiệu quả của chúng. Dù con bạn được kê đơn thuốc trị hen suyễn dạng hít hay đường uống, bạn cũng có thể giúp chúng ghi nhớ liều lượng một cách dễ dàng bằng cách biến nó trở thành một thói quen hàng ngày.
Ngay cả khi trẻ được kiểm soát tốt các triệu chứng của hen suyễn, cúm vẫn có thể là một bệnh nhiễm trùng nghiêm trọng. Ở những người mắc bệnh hen suyễn, đường hô hấp sưng tấy và nhạy cảm hơn, đồng thời virus cúm có thể gây viêm đường hô hấp và phổi nhiều hơn. Theo Trung tâm kiểm soát và phòng ngừa bệnh tật, cúm có thể gây ra các cơn hen suyễn và bùng phát các triệu chứng, đồng thời làm tăng nguy cơ phát triển các bệnh về đường hô hấp khác như viêm phổi. Tiêm vắc-xin cúm là điều bắt buộc vì nó có thể làm giảm nguy cơ mắc bệnh cho con bạn ngay từ đầu.
Bạn nên giảm thiểu sự tiếp xúc của con với các chất gây dị ứng như phấn hoa, bụi, nấm mốc hoặc lông thú cưng bởi tất cả đều có thể khiến trẻ khó thở. Nếu bé dị ứng theo mùa, bác sĩ có thể khuyên bạn nên tăng cường dùng thuốc trong thời điểm khó khăn. Ngoài ra, cũng cần chú ý tới các tác nhân có thể gây ra cơn hen như các hoá chất gia dụng mạnh là sản phẩm tẩy rửa hoặc máy khuếch tán mùi hương.
Đọc thêm bài viết: Thời tiết thất thường, bố mẹ nên làm gì để bảo vệ trẻ?
Hút thuốc lá có thể làm ảnh hưởng tới phổi của bạn và những người xung quanh. Cách duy nhất để loại bỏ phơi nhiễm là ngừng hút thuốc. Nếu bạn hút thuốc, hãy nói chuyện với bác sĩ về các chiến lược giúp bạn bỏ thuốc lá.
Trang bị cho gia đình những loại thuốc mà bác sĩ đã kê đơn trong trường hợp khẩn cấp và đảm bảo rằng ở trường học cũng có những loại thuốc đó.
Kể cho con bạn nghe về những người bị bệnh hen nhưng họ không bao giờ từ bỏ, luôn lạc quan, tích cực như Tổng thống Theodore Roosevelt, biểu tượng bóng đá David Beckham, ca sĩ Pink và nữ diễn viên Jessica Alba. Hãy là tấm gương tốt cho trẻ noi theo bằng cách không hút thuốc lá điện tử hoặc hút thuốc.
Dạy con bạn có cái nhìn tích cực về bệnh hen suyễn, tuân thủ kế hoạch điều trị bệnh và kiểm soát tốt các triệu chứng.
Chúng tôi mong rằng bài viết này đã cung cấp thông tin quan trọng về sức khỏe dành cho bạn. Nhằm đáp ứng nhu cầu của các khách hàng trong việc chăm sóc sức khỏe, Phòng khám Chuyên khoa Dinh dưỡng VIAM cung cấp các dịch vụ tư vấn, thăm khám dinh dưỡng cho trẻ với cam kết hỗ trợ phát triển sức khỏe và cải thiện các tình trạng như còi xương, suy dinh dưỡng, thừa cân, tư vấn dinh dưỡng cho tất cả các đối tượng… Hãy liên hệ với chúng tôi qua hotline 0935.18.39.39 hoặc 0243.633.5678 để nhận tư vấn chi tiết.
Do các loại thuốc Tây y điều trị bệnh Parkinson thường đi kèm với tác dụng phụ và nguy cơ “nhờn thuốc” khi dùng lâu dài, nhiều người tìm tới các phương pháp Đông y với hy vọng các loại thảo dược tự nhiên sẽ an toàn hơn với cơ thể.
Khi bước vào giai đoạn lão hóa, cơ thể con người trải qua nhiều thay đổi sinh lý, suy giảm chức năng của hệ cơ xương khớp và dễ mắc phải các bệnh lý về xương khớp, đặc biệt là trong mùa đông lạnh
Tức giận là một cảm xúc bình thường mà ai cũng sẽ trải qua, bởi hiếm ai có thể giữ được bình tĩnh khi bị tấn công, xúc phạm, phản bội hay thất bại... Tuy nhiên, tức giận quá thường xuyên hoặc kéo dài có thể gây ra nhiều vấn đề đối với sức khỏe.
Mùa đông đến đi kèm với sự thay đổi nhiệt độ đột ngột, không khí hanh khô và độ ẩm giảm. Những yếu tố này gây nên các bệnh về đường hô hấp, đặc biệt là ở trẻ nhỏ, người cao tuổi và những người có hệ miễn dịch yếu. Các bệnh lý đường hô hấp không chỉ gây khó chịu, ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống mà còn có thể dẫn đến các biến chứng nguy hiểm nếu không được điều trị kịp thời.
Đau chân là vấn đề phổ biến ảnh hưởng đến cuộc sống hàng ngày của nhiều người. Cùng tìm hiểu 9 phương pháp đơn giản, hiệu quả để chữa đau chân tại nhà. Áp dụng đúng cách, bạn có thể giảm đau, cải thiện lưu thông máu và tăng cường sức khỏe cho đôi chân của mình.
Thật khó khăn khi bạn phải đối mặt với bệnh tiêu chảy, nhất là khi bạn đang phải cho con bú. Trong bài viết này, Viện Y học ứng dụng Việt Nam sẽ chia sẻ một số biện pháp khắc phục tự nhiên để điều trị bệnh tiêu chảy cho các bà mẹ vẫn đang trong thời kỳ nuôi con bằng sữa mẹ.
Ăn rau đầu tiên trong bữa ăn có tác dụng thế nào với người bệnh đái tháo đường? Thứ tự các ăn các món trong bữa ăn của người bệnh đái tháo đường có gì đặc biệt? Nhân Ngày thế giới phòng chống đái tháo đường 14/11, cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây.
Ngày Trẻ em Thế giới là dịp để chúng ta cùng nhau tôn vinh và bảo vệ thế hệ tương lai của đất nước. Trong bối cảnh cuộc sống hiện đại với nhiều thay đổi, việc chăm sóc sức khỏe toàn diện cho trẻ em càng trở nên quan trọng hơn bao giờ hết.