Tổng hội y học Việt Nam

Viện y học ứng dụng Việt Nam
ứng dụng y học vì sức khỏe người việt nam

10 bài tập buổi sáng cho cả ngày đầy năng lượng

Tập thể dục buổi sáng là cách tốt nhất để đánh thức các cơ quan trong cơ thể cùng dậy và hoạt động.

10 bài tập buổi sáng cho cả ngày đầy năng lượng

Dưới đây là 10 bài tập thể dục buổi sáng áp dụng theo phương pháp của bài tập Yoga sẽ giúp bạn đánh thức và giúp cơ thể có thêm sự năng động cho cả ngày.

Kỳ 1: 5 bài

Lưu ý là nên ra chỗ rộng rãi, thoáng mát để luyện tập hoặc nếu tập ở nhà thì trước khi bắt đầu, bạn hãy mở cửa sổ để không khí và ánh nắng buổi sáng ùa vào phòng, điều này sẽ giúp bạn tránh các chấn thương hay đau mỏi và hít thở dễ dàng hơn khi tập luyện.

Bài 1: Xoay người

Mục đích: Thư giãn cánh tay và vai.

Cách thực hiện: Tưởng tượng cơ thể của bạn là một chiếc cột trụ và mỗi cánh tay là một chiếc dây với một đầu được buộc chặt vào phía trên. Nếu ai đó xoay chiếc cột thì dây sẽ đung đưa từ bên này sang bên kia. Bạn cũng sẽ làm tương tự như vậy. Đứng thẳng, hai chân mở rộng bằng vai, thả lỏng hai tay hoàn toàn và bắt đầu xoay người xung quanh trục tưởng tượng thẳng với cột sống. Dần dần hãy tăng tốc độ xoay, đồng thời luôn nhớ hai điều là đứng thẳng người và không di chuyển vị trí.

Thời gian: Bạn có thể thực hiện bài tập này cho đến khi cảm thấy thoải mái nhưng hãy chắc chắn là luôn đếm số nhịp thở nhé (hít vào - thở ra), chẳng hạn bạn có thể áp dụng 6 nhịp (3 - 3), 12 nhịp (6 - 6), 18 nhịp (9 - 9)...

 

bài tập buổi sáng cho ngày mới tràn đầy năng lượng

Bài 2: Giữ thăng bằng

Mục đích: Rèn luyện sự nhanh nhẹn, cân bằng, phối hợp và cải thiện quá trình lưu thông máu ở chân.

Cách thực hiện: Đứng bằng chân phải, nâng chân trái lên sao cho đùi song song với mặt đất (hoặc cao hơn đều được). Tay trái giơ lên nhưng không cần để thẳng, tay phải hạ xuống. Bàn tay xòe ra và thư giãn như thể bạn đang cầm hai quả bóng. Sau đó, nhắm mắt lại và cố gắng giữ cân bằng. Lặp lại bài tập này từ 3 đến 5 lần và có thể đổi chân.

Thời gian: Bạn có thể thực hiện bài tập này cho đến khi nào cảm thấy thoải mái nhưng tối thiểu là 10 giây.

Bài 3: Cuộn người

Mục đích: Rèn luyện xương sống, cải thiện máu lưu thông qua tủy sống, giảm căng thẳng.

Cách thực hiện: Ngồi xuống sàn nhà, giơ hai chân lên về phía trước, hai tay chạm vào chân và cố gắng không để đầu chạm xuống đất. Lúc này, toàn bộ trọng lượng cơ thể dồn vào lưng và bạn cần chú ý duy trì nhịp thở đều đặn.

Thời gian: Tối thiểu 12 lần.

Bài 4: Lắc lư

Mục đích: Thư giãn cột sống, đặc biệt là phần xương vai. Bài tập này nên được kết hợp với bài tập cuộn.

Cách thực hiện: Nằm xuống, tay phải ôm vai trái và tay trái ôm vai phải. Sau đó, đều đặn nâng phần thân trên và hạ xuống sao cho đầu không chạm xuống đất.

Thời gian: Tối thiểu 12 lần.

Bài 5: Duỗi thẳng người

Mục đích: Thả lỏng cơ thể và thư giãn, nên được kết hợp với bài tập lắc lư và cuộn.

Cách thực hiện: Nằm xuống, hai tay duỗi thẳng qua đầu và hai bàn tay đan chéo vào nhau. Chân thẳng, khép lại và mũi bàn chân không xòe ra hai bên hay dựng đứng.

Thời gian: Bạn có thể thực hiện bài tập này cho đến khi cảm thấy thực sự thoải mái.

Tham khảo thêm thông tin tại bài viết: Những bài tập hiệu quả giảm triệu chứng đau mạn tính

An Ngọc Hoa - Theo Sức khỏe & Đời sống
Bình luận
Tin mới
  • 19/04/2024

    Phát hiện ung thư dạ dày bằng hơi thở

    Hơi thở có mùi khiến cho bạn cảm thấy xấu hổ. Nhưng việc kiểm tra hơi thở nhanh ngoài việc có thể giúp bạn thoát khỏi nhiều tình huống khó xử còn có thể cứu mạng bạn. Theo một nghiên cứu, công nghệ kiểm tra hơi thở có thể phát hiện ung thư dạ dày ở giai đoạn sớm nhất .

  • 19/04/2024

    Đưa con đến viện ngay nếu con có dấu hiệu này khi mắc cúm B

    Cúm B là một loại cúm mùa do virus, thường gây nhiễm trùng đường hô hấp. Phần lớn khi trẻ mắc cúm B nhẹ sẽ tự khỏi, tuy nhiên virus cũng có thể gây biến chứng nghiêm trọng. Nếu trẻ mắc cúm B có các dấu hiệu nguy hiểm dưới đây, cha mẹ cần đưa con đến viện ngay để điều trị.

  • 19/04/2024

    5 bệnh tự miễn thường gặp mà bạn cần biết

    Hệ thống miễn dịch của chúng ta có vai trò chính là nhận diện và bảo vệ cơ thể khỏi các tác nhân gây bệnh như vi khuẩn, virus và nấm. Tuy nhiên, đôi khi, các thành phần của hệ thống miễn dịch lại nhầm lẫn phản ứng với các protein trong cơ thể và gây ra các bệnh tự miễn.

  • 19/04/2024

    Tìm hiểu về các rối loạn tiêu hóa nghiêm trọng ở trẻ em

    Các rối loạn tiêu hóa ở trẻ em là một vấn đề phổ biến mà nhiều gia đình phải đối mặt. Trong bài viết này, chúng ta sẽ tìm hiểu về một số rối loạn tiêu hóa phổ biến ở trẻ, nguyên nhân và cách điều trị.

  • 19/04/2024

    Vì sao không nên uống trà khi ăn thực phẩm giàu sắt?

    Trà không chỉ là thức uống giải khát mà còn có thể mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe. Tuy nhiên, kết hợp trà vào chế độ ăn uống không đúng cách có thể ảnh hưởng đến sự hấp thu sắt của cơ thể, đặc biệt ở người bị thiếu máu do thiếu sắt.

  • 19/04/2024

    Những điều cần biết về bệnh viêm phổi ở trẻ em

    Viêm phổi là một trong những bệnh lý đường hô hấp nghiêm trọng thường gặp ở trẻ em, đặc biệt là những trẻ dưới 5 tuổi có hệ miễn dịch chưa hoàn thiện. Bệnh không chỉ gây ra những triệu chứng khó chịu như ho, sốt, khó thở mà còn tiềm ẩn nhiều biến chứng nguy hiểm nếu không được điều trị kịp thời và đúng cách.

  • 18/04/2024

    Tại sao bạn hay cảm thấy buồn ngủ quá mức?

    Buồn ngủ quá mức là gì và tại sao bạn lại gặp phải tình trạng này? Hãy cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây.

  • 18/04/2024

    6 thực phẩm trong chế độ ăn giúp giảm nguy cơ ung thư

    Ung thư có thể phòng ngừa nhờ điều chỉnh lối sống với những thói quen tốt cho sức khỏe như ăn uống lành mạnh. Một số thực phẩm trong chế độ dinh dưỡng có thể hỗ trợ giảm nguy cơ mắc ung thư.

Xem thêm