Xử lí đúng cách khi bị dằm xuyên qua da
Khi một thứ gì đó đi qua da vào cơ thể của bạn, đó chính là những “vật lạ”. Vì vậy cơ thể sẽ tấn công những vật lạ này để bảo vệ an toàn cho bản thân. Kết thúc quá trình, phản ứng viêm sẽ xuất hiện ở vùng xung quanh, gây đau cho người bệnh. Cơ thể thậm chí còn tạo nên những mô sẹo xung quanh vị trí có dằm gây cảm giác đau ở da.
Điều đó có nghĩa là, việc lấy dằm ra khỏi da sẽ giúp cơ thể ngăn chăn được những vấn đề này. Hãy làm theo 3 bước sau đây đề có cách lấy dằm ra an toàn và đúng cách:
Lưu ý quan trọng: Nếu dằm cắm vào những vị trí khó lấy như sau móng tay, hãy nhờ sự can thiệp của những người có chuyên môn. Dằm trong các vị trí khó nếu không lấy ra hoặc lấy ra không đúng cách sẽ dẫn đến viêm nhiễm tại vị trí đó.
1. Làm ẩm
Làm ướt vị trí dằm đâm qua da bằng nước ấm từ 1 đến 2 phút để làm cho phần da khu vực đó mềm hơn.
Nếu dằm nằm ở ngón tay hoặc ngón chân, bạn hãy ngâm vào trong nước. Nếu đó là một vùng rộng ở cẳng chân, bạn có thể dùng chiếc băng ấm và ẩm để băng nó lại.
2. Chuẩn bị dụng cụ
Quan sát chiếc dằm xem có phần nào nằm ở phía bên ngoài da của bạn hay không? Nếu có, bạn có thể chuyển luôn sang bước hướng dẫn thứ 3. Nếu chiếc dằm nằm hoằn toàn phía bên dưới bề mặt da, bạn cần thực hiện thêm một số động tác để lấy ra dễ dàng hơn.
Tìm một chiếc kim khâu, sát khuẩn bằng cồn trước khi sử dụng. Sau đó bạn dùng đầu nhọn của chiếc kim tạo một lỗ nhỏ ở da, phía trên chiếc dằm để tạo ra vị trí tiếp cận với dằm. Bạn có thể không muốn tự tay mình tạo chiếc lỗ này vì lo ngại rằng điều đó có thể sẽ làm xuất hiện một vết thương mới tạo điều kiện cho vi khuẩn xâm nhập vào cơ thể. Nhưng nếu bạn không làm được việc này, bạn sẽ rất khó để nhìn thấy và tiếp cận chiếc rằm, hoặc nếu sau 1 đến 2 lần thử với chiếc kim mà bạn vẫn chưa làm được, hãy bỏ lại chiếc kim và thay vào đó hãy khám bác sĩ.
3. Lấy dằm ra ngoài
Khi bạn đã nhìn thấy bờ của chiếc dằm lộ ra ngoài, hãy dùng một chiếc nhíp nhỏ để kẹp chiếc dằm làm cho nó càng gần da càng tốt. Sau đó bạn đưa chiếc dằm ra ngoài theo đúng hướng mà nó đang nằm. Nếu bạn nhổ nó ra ngoài theo hướng ngược lại hoặc khác đi, rất có thể sẽ làm cong hoặc chệch hướng chiếc dằm.
Vậy cho nên bạn rất cần có một cái nhíp để thực hiện các bước này. Bạn có thể nghe nói rằng dùng tay ép các mảnh vụn ra để thay thế cho nhíp, thì một lời khuyên dành cho bạn là không nên làm như vậy, bởi vì nó có thể khiến cho vị trí tổn thương bị tách và vỡ ra.
Khi bạn đã đưa được chiếc dằm ra ngoài hoàn toàn, hãy rửa lại vị trí đó một lần nữa với xà phòng và nước sạch, thêm một chút Vaseline để tạo lớp bảo vệ tránh sự xâm nhập của vi khuẩn. Cuối cùng là băng vị trí bị thương đó lại. Theo dõi thật kĩ tình hình vết thương, nếu nó đỏ, sưng hay đau, hãy găp bác sĩ ngay vì có thể nó đang bị nhiễm khuẩn rồi!
Tham khảo thêm thông tin tại bài viết: Những thương tích thường gặp trong ngày hè
Mùa xuân đến, mang theo không khí ấm áp và sức sống mới cho vạn vật. Tuy nhiên, đây cũng là thời điểm giao mùa, khí hậu biến đổi thất thường, tạo điều kiện cho các loại vi khuẩn, virus và mầm bệnh sinh sôi phát triển.
Ngày 2 tháng 4 hàng năm, thế giới cùng hướng về Ngày Thế Giới Nhận Thức về Tự Kỷ – một sự kiện do Liên Hợp Quốc khởi xướng nhằm kêu gọi sự quan tâm sâu sắc hơn đến rối loạn phổ tự kỷ (ASD).
Mùa xuân là thời điểm giao mùa, khí hậu thất thường, hanh khô, độ ẩm thấp, dễ gây ra những ảnh hưởng không tốt đến làn da nhạy cảm của trẻ nhỏ.
Tuổi mãn kinh không chỉ gây ra nhiều vấn đề về sức khỏe sinh lý nữ, mà còn ảnh hưởng đến làn da. Chị em phụ nữ nên lưu ý điều gì khi chăm sóc da tuổi ngoài 40?
Giao mùa là thời điểm chuyển tiếp giữa các mùa trong năm, kéo theo sự thay đổi của thời tiết, khí hậu. Đối với người cao tuổi, giai đoạn này thường tiềm ẩn nhiều nguy cơ sức khỏe do hệ miễn dịch suy giảm và cơ thể dần lão hóa.
Một nghiên cứu mới cho thấy, hoạt động thể chất vừa phải như đi bộ nhanh, yoga, làm vườn… mỗi ngày có thể giúp giảm nguy cơ tử vong.
Các vấn đề dạ dày khi chạy bộ là một trong những nguyên nhân phổ biến gây khó chịu cho người chạy. Bạn có thể gặp tình trạng co thắt, đau bụng dẫn đến tiêu chảy trong khi chạy.
Hầu hết mọi người có thể ăn chanh hoặc uống nước chanh một cách an toàn nhưng vì chanh có tính acid nên nó có nguy cơ gây bất lợi cho một số trường hợp cụ thể. Vậy nhóm người nào nên hạn chế ăn chanh?