Đảm bảo đủ nước cho trẻ
Mùa hè, trẻ thường đổ mồ hôi nhiều hơn do cần điều hòa thân nhiệt. Nước là yếu tố thiết yếu để bù lại lượng nước mất đi qua đường mồ hôi, giúp cho các cơ quan hoạt động trơn tru. Bố mẹ nên khuyến khích trẻ uống nước lọc thường xuyên, ngay cả khi trẻ không cảm thấy khát.
Bố mẹ nên tạo lập thói quen uống nước cho trẻ bằng những cách đơn giản như: uống nước cùng với trẻ, chuẩn bị sẵn bình nước hoặc ly nước ưa thích của trẻ để khuyến khích trẻ uống thường xuyên. Ngoài ra, bố mẹ có thể thêm vài lát trái cây tươi như cam, chanh hoặc dưa chuột vào nước lọc để tạo hương vị hấp dẫn, kích thích trẻ uống nhiều hơn.
Đọc thêm bài viết: Thực đơn cho mùa hè đủ nước
Thực đơn đa dạng, giàu dinh dưỡng
Trẻ em cần đầy đủ các nhóm chất dinh dưỡng để phát triển thể chất vượt trội và trí não nhanh nhạy. Bố mẹ nên xây dựng thực đơn ngày hè đa dạng, bao gồm các loại thực phẩm từ tất cả các nhóm: tinh bột, chất đạm, chất béo, vitamin và khoáng chất.
Trái cây và rau xanh: Mùa hè là mùa trái cây tươi dồi dào. Các loại trái cây như dưa hấu, dưa lưới, cam, quýt chứa nhiều vitamin C, khoáng chất và chất xơ, giúp giải nhiệt, tăng cường sức đề kháng cho trẻ. Rau xanh cũng là nguồn cung cấp vitamin và khoáng chất dồi dạo. Nên khuyến khích và tạo lập thói quen ăn nhiều rau xanh cho trẻ, đặc biệt là các loại rau có tính mát như rau mồng tơi, rau đền, bí xanh.
Thực phẩm giàu đạm: chất đạm đóng vai trò quan trọng trong việc xây dựng và phát triển cơ bắp ở trẻ. Bố mẹ nên bổ sung các thực phẩm giàu đạm vào khẩu phần ăn của trẻ như thịt nạc, cá, trứng, sữa và các chế phẩm từ đậu nành.
Chất béo lành mạnh: chất béo đóng vai trò cung cấp năng lượng và hỗ trợ hấp thu vitamin tan trong dầu. Bố mẹ nên lựa chọn các loại thực phẩm giàu chất béo lành mạnh như dầu olive, dầu cá, bơ, các loại hạt.
Lựa chọn phương pháp chế biến phù hợp
Thời tiết nóng bức khiến trẻ dễ biếng ăn. Bố mẹ nên lựa chọn các phương pháp chế biến đơn giản, giúp giữ nguyên giá trị dinh dưỡng của thực phẩm và kích thích trẻ ăn ngon miệng.
Ưu tiên hấp, luộc, nướng: Các phương pháp chế biến này giúp giữ lại tối đa vitamin và khoáng chất trong thực phẩm, đồng thời mát mẻ dễ ăn trong ngày nóng bức.
Hạn chế chiên, xào: Thức ăn chiên, xào thường nhiều dầu mỡ, không tốt cho hệ tiêu hóa của trẻ. Ngoài ra, đồ ăn nhiều dầu mỡ còn dễ gây cảm giác ngán cho trẻ.
Chú ý đến kích cỡ và độ mềm của thực phẩm: cắt nhỏ, băm nhuyễn thực phẩm sẽ giúp trẻ dễ nhai, dễ nuốt hơn. Đối với trẻ nhỏ, nên chế biến thức ăn mềm, mịn để tránh gây ra các vấn đề về tiêu hóa.
Xây dựng thói quen ăn uống lành mạnh
Ngoài việc đảm bảo chất lượng bữa ăn, bố mẹ cũng cần chú ý đến thói quen ăn uống của trẻ.
Ăn đúng giờ, đủ bữa: Ăn uống theo lịch trình cố định sẽ giúp trẻ hình thành thói quen ăn uống khoa học. Bố mẹ nên duy trì 3 bữa ăn chính và 2-3 bữa ăn phụ trong ngày.
Không cho trẻ ăn vặt: Ăn vặt quá nhiều, đặc biệt là đồ ăn nhiều đường, nước ngọt có ga sẽ khiến trẻ nhanh no, bỏ bữa chính trong khi không cung cấp đủ dinh dưỡng cho nhu cầu của trẻ.
Không ép trẻ ăn: Ép trẻ ăn sẽ khiến trẻ thêm căng thẳng, gây ra cảm giác sợ hãi với bữa ăn. Bố mẹ nên kiên nhẫn, tạo không khí vui vẻ trong bữa ăn để trẻ cảm thấy thoải mái, ăn cùng với trẻ.
Phòng khám Chuyên khoa Dinh dưỡng VIAM cung cấp các dịch vụ tư vấn, thăm khám dinh dưỡng cho trẻ em và người lớn với cam kết hỗ trợ nâng cao sức khỏe, tăng cường sức đề kháng và cải thiện các tình trạng như còi xương, suy dinh dưỡng, thừa cân,… Để đặt lịch khám, Quý khách vui lòng liên hệ Hotline 0935.18.3939 / 024.3633.5678 hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY.
Chế độ ăn uống có thể tạo ra khả năng miễn dịch bảo vệ, hỗ trợ phương pháp điều trị cho người mắc bệnh nhiễm ký sinh trùng đường ruột, trong đó có giun tóc.
Người cao tuổi thường dễ mắc các bệnh tim mạch, đặc biệt là trong thời tiết lạnh giá. Nhiệt độ xuống thấp khiến cơ thể phải làm việc nhiều hơn để duy trì thân nhiệt, gây áp lực lên hệ tim mạch. Việc nhận biết sớm các dấu hiệu và áp dụng các biện pháp phòng tránh là vô cùng quan trọng để bảo vệ sức khỏe tim mạch cho người cao tuổi trong mùa lạnh.
Thời tiết hanh khô những ngay với sự chênh lệch nhiệt độ đáng kể giữa ngày và đêm. Ban ngày nắng ấm, chiều tối se lạnh, sáng sớm lại trở nên rét buốt. Sự thay đổi này khiến cơ thể chúng ta khó thích nghi, sức đề kháng suy giảm, dễ mắc các bệnh về đường hô hấp, tim mạch, thậm chí là đột quỵ. Trẻ em và người lớn tuổi lại càng có nguy cơ cao hơn nên cần được quan tâm đặc biệt. Vậy chúng ta nên làm gì để bảo vệ sức khỏe trong những ngày này?
Viện Y học ứng dụng xin gửi tới Quý khách hàng, Quý đối tác và toàn thể cán bộ nhân viên của VIAM lịch nghỉ Tết Nguyên Đán năm 2025:
Ngoài việc điều trị kịp thời, những người bị viêm phổi cần điều chỉnh lối sống như chế độ ăn uống, sinh hoạt để giúp bảo vệ phổi, tăng khả năng phục hồi.
Mùa đông là thời điểm trẻ em dễ mắc các bệnh về đường hô hấp. Sức đề kháng của trẻ còn non yếu, khiến chúng dễ bị nhiễm bệnh từ môi trường xung quanh. Trong bài viết này, hãy cùng Viện Y học ứng dụng Việt Nam tìm hiểu về các bệnh thường gặp ở trẻ trong mùa đông, nguyên nhân, triệu chứng và cách phòng tránh hiệu quả.
Hãy cùng Viện Y học ứng dụng Việt Nam tìm hiểu những kiến thức và thông tin hữu ích giúp bạn giữ ấm cơ thể một cách hiệu quả trong mùa đông.
Mùa đông, với không khí lạnh và khô, là thời điểm nhiều người dễ mắc các bệnh dị ứng. Các triệu chứng như hắt hơi, sổ mũi, ngứa ngáy, khó thở… gây ảnh hưởng không nhỏ đến sức khỏe và cuộc sống. Vậy dị ứng mùa đông là gì? Nguyên nhân, triệu chứng và cách khắc phục ra sao? Hãy cùng Viện Y học ứng dụng Việt Nam tìm hiểu về chủ đề này nhé