Tổng hội y học Việt Nam

Viện y học ứng dụng Việt Nam
ứng dụng y học vì sức khỏe người việt nam

Việt Nam đang phải đối mặt với gánh nặng 'kép' về bệnh tật

Ngày 8/9, tại Hà Nội, Bộ Y tế phối hợp với WHO công bố kết quả điều tra các yếu tố nguy cơ bệnh không lây nhiễm tại Việt Nam năm 2015.

Phát biểu tại buổi lễ, GS.TS. Nguyễn Thanh Long, Thứ trưởng Bộ Y tế cho biết, Việt Nam đang phải đối mặt với gánh nặng 'kép' về bệnh tật.

Trong khi tỉ lệ mắc các bệnh truyền nhiễm đang giảm thì tỉ lệ mắc các bệnh không lây nhiễm ngày càng gia tăng; từ 40% vào năm 1986, lên 60% năm 2006 và 71,6% vào năm 2012.

Tử vong do bệnh không lây nhiễm chiếm 73% các trường hợp tử vong do tất cả các nguyên nhân, trong đó đứng đầu là tử vong do tim mạch sau đó là các bệnh ung thư, đái tháo đường và bệnh đường hô hấp mạn tính.

Các bệnh không lây nhiễm tăng nhanh là do liên quan đến: hút thuốc lá, thiếu vận động thể lực, lạm dụng rượu-bia và chế độ ăn không hợp lý.

Cuộc điều tra các yếu tố nguy cơ bệnh không lây nhiễm tại Việt Nam do Cục Y tế dự phòng, Bộ Y tế phối hợp với WHO và các cơ quan liên quan thực hiện trong năm 2015 với 3.856 đối tượng nghiên cứu ở độ tuổi 18-69.

Kết quả điều tra cho thấy, tỉ lệ sử dụng rượu bia trong số người được nghiên cứu là 43,8% và có xu hướng tăng, riêng nam giới tỉ lệ sử dụng rượu bia là 77,3%. 44,2% nam giới và 1,2% nữ giới uống rượu bia ở mức nguy hại (từ 6 đơn vị cồn trở lên).

Các bệnh không lây nhiễm tăng nhanh là do liên quan đến: hút thuốc lá, thiếu vận động thể lực, lạm dụng rượu-bia và chế độ ăn không hợp lý.

Cũng theo kết quả nghiên cứu, có 57,2% dân số trưởng thành ăn thiếu rau/ trái cây so với khuyến cáo của WHO (400g/ngày) và tỉ lệ này cao hơn ở nam giới.

Số lượng muối tiêu thụ trong một ngày của 1 người cũng cao (9,4g) gần gấp đôi so với khuyến cáo của WHO (dưới 5g muối/người/ngày). Đây cũng là lần đầu tiên Việt Nam có số liệu quốc gia về tiêu thụ muối quần thể.

Về hoạt động thể lực, nghiên cứu cho thấy có gần 1/3 dân số (28,1%) thiếu hoạt động thể lực so với khuyến cáo của WHO (trung bình ít nhất 150 phút/tuần).

Tỉ lệ thừa cân béo phì có xu hướng tăng nhanh, hiện có khoảng 15,6% số người bị thừa cân béo phì (BMI≥25), tỉ lệ này cao hơn ở khu vực thành thị.

Nghiên cứu cũng cho thấy, tỉ lệ hiện mắc tăng huyết áp là 18,9% (nam giới cao hơn nữ giới); tỉ lệ có rối loạn đường huyết lúc đói và tăng đường huyết là 4,1%; 30,2% số người trưởng thành có tăng cholesterol máu và phần lớn dân số có HDL (một loại cholesterol tốt cho sức khoẻ) ở mức thấp.

Bên cạnh đó, tỉ lệ phát hiện và quản lý bệnh không lây nhiễm cũng còn khá hạn chế.

Hiện chỉ có 43,1% số người mắc tăng huyết áp và 31,1% số người có đường huyết tăng từng được phát hiện bệnh. Chỉ có 13,6% số người mắc tăng huyết áp và 28,9% số người tăng đường huyết/ đái tháo đường được quản lý tại cơ sở y tế.

Số người có nguy cơ tim mạch cao được điều trị/ tư vấn dự phòng đột quỵ và nhồi máu cơ tim chỉ chiếm gần 29%. Chỉ có khoảng 1/4 (24,9%) số phụ nữ tuổi 18-69 và 1/3 (31,5%) số phụ nữ tuổi 30-49 từng được sàng lọc ung thư cổ tử cung.

Sự gia tăng của các bệnh không lây nhiễm gây ra sự gia tăng nhanh chóng chi phí khám chữa bệnh và quá tải bệnh viện. Chi phí điều trị cho bệnh không lây nhiễm trung bình cao gấp 40-50 lần so với điều trị các bệnh lây nhiễm do đòi hỏi kỹ thuật cao, thuốc đặc trị đắt tiền, thời gian điều trị lâu, dễ bị biến chứng.

Theo ước tính của WHO, tổn thất lũy tích về kinh tế đối với các nước có thu nhập thấp và trung bình do các bệnh không lây nhiễm là trên 7.000 tỷ USD trong giai đoạn từ năm 2011-2025 (bình quân mỗi năm gần 500 tỷ USD)

Minh Trí - Theo Sức khỏe & Đời sống
Bình luận
Tin mới
  • 29/03/2024

    Đau đầu có nên uống trà?

    Khi bị stress, đau nhức đầu, nhiều người tìm tới thức uống giúp giải tỏa mệt mỏi như trà. Tuy nhiên, liệu trà nhiều caffeine và tannin có giúp giảm đau đầu hiệu quả?

  • 29/03/2024

    Điều gì thực sự xảy ra với cơ thể bạn khi bạn dùng Collagen?

    Theo các thống kê collagen là một trong những chất bổ sung phổ biến và thị trường tiêu thụ ngày càng tăng. Nhưng trước khi bạn đổ tiền vào các gian hàng thực phẩm bổ sung, bạn nên biết rằng không phải tất cả những tuyên bố về lợi ích của collagen đều có cơ sở khoa học.

  • 29/03/2024

    Cảnh báo nguy hiểm khi thiếu vitamin B12: Đau đầu, thiếu máu ác tính

    Vitamin B12 là dưỡng chất rất cần thiết cho các tế bào thần kinh và tế bào máu đỏ và cũng cần thiết cho sự hình thành ADN.

  • 29/03/2024

    Tác dụng phụ có thể xảy ra sau mổ đẻ

    Mổ đẻ là phẫu thuật lấy thai ra ngoài qua đường cắt ở vùng bụng và tử cung, được thực hiện khi sinh thường qua âm đạo có thể gây nguy hiểm cho sức khỏe của mẹ hoặc thai nhi. Mặc dù sinh mổ ngày nay đã an toàn hơn nhờ sự tiến bộ của y học, phương pháp này vẫn tiềm ẩn một số rủi ro và tác dụng phụ đối với cả người mẹ và trẻ sơ sinh.

  • 28/03/2024

    Vì sao bạn nên tẩy lớp trang điểm trước khi tập thể dục?

    Việc trang điểm nhẹ nhàng trước khi đến phòng tập thể dục có thể giúp chị em phụ nữ tự tin hơn. Nhưng theo một nghiên cứu mới được đăng trên Journal of Cosmetic Dermatology, việc này có thể có thể làm giảm lượng dầu trên da, gây khô da.

  • 28/03/2024

    5 nguyên liệu không nên bỏ qua khi pha chế món sinh tố chống viêm

    Sinh tố là thức uống bổ sung năng lượng và vitamin hiệu quả khi bạn mệt mỏi vì thời tiết. Công thức pha chế sinh tố nên có những thực phẩm, nguyên liệu giàu chất chống viêm để bảo vệ sức khỏe.

  • 28/03/2024

    Bà bầu "bỏ túi" ngay những lợi ích không ngờ từ việc uống vitamin trong thai kỳ

    Vitamin dành cho bà bầu là những viên bổ sung được sản xuất đặc biệt nhằm cung cấp cho cơ thể phụ nữ mang thai các vitamin và khoáng chất cần thiết. Bác sĩ khuyên bạn uống vitamin ngay từ khi bắt đầu lên kế hoạch mang thai cũng như trong suốt thai kỳ.

  • 28/03/2024

    Thực phẩm, đồ uống nên hạn chế khi đang bị nghẹt mũi

    Dấu hiệu nghẹt mũi thường gặp khi bạn bị cảm cúm, viêm mũi dị ứng hoặc viêm đường hô hấp. Một số thực phẩm, đồ uống có thể khiến triệu chứng này trầm trọng hơn, cản trở việc hít thở của bạn.

Xem thêm