Theo bác sĩ chuyên khoa 1 Vũ Hoàng Vũ, Khoa Nội Tim Mạch, Bệnh viện Đại học Y Dược TP HCM, mỗi bệnh lý của cơ thể có nhiều triệu chứng, biểu hiện ở nhiều cơ quan khác nhau. Chẳng hạn như bệnh lý tim mạch có thể triệu chứng tại tim (đau ngực, đau tim), tại phổi (khó thở, ho), vùng bụng (đau dưới sườn, đầy bụng), chân (phù). Một số bệnh lý toàn thân khác có biểu hiện bất thường tại móng tay hoặc chân.
Đây là biểu hiện thường gặp trong bệnh vảy nến, một bệnh lý tự miễn biểu hiện chủ yếu ở da, khớp và móng. Khoảng 30 đến 40% bệnh nhân bị bệnh vảy nến có biểu hiện tại móng tay và chân. Móng lõm cũng có thể gặp ở một số bệnh khác như hội chứng Reiter (viêm khớp phản ứng), bệnh rụng tóc từng vùng (alopecia areata).
Tình trạng này do thiếu oxy máu mạn tính kéo dài nhiều năm gây ra. Biểu hiện móng tay dùi trống có thể gặp ở các bệnh toàn thân như tim mạch, phổi mạn tính, gan, viêm ruột, AIDS.
Tình trạng này do thiếu lớp biểu bì da làm móng dễ bị tách rời khỏi đầu ngón tay. Vàng móng có thể gặp ở những người mắc bệnh phổi mạn tính như viêm phế quản mạn hoặc tắc mạch bạch huyết.
Tình trạng này có thể do chấn thương hoặc một bệnh lý nặng toàn thân như đái tháo đường không điều trị tốt, bệnh lý mạch máu ngoại biên, sởi, quai bị, thiếu kẽm nặng, viêm phổi.
Móng lõm nặng đến mức có thể chứa được giọt nước. Biểu hiện này thường thấy ở bệnh nhân thiếu máu thiếu sắt nặng, bệnh lý gan như bệnh ứ sắt (cơ thể hấp thu lượng sắt quá mức trong thức ăn, dẫn đến tình trạng ứ sắt tại các mô, trong đó có gan và tim). Ngoài ra, đây còn là biểu hiện của các bệnh lý khác như tim mạch hoặc suy tuyến giáp.
Tình trạng này thường gặp ở người lớn tuổi, song cũng có thể là biểu hiện của các bệnh lý tim mạch, gan, thận hoặc đái tháo đường.
Tình trạng này có thể do chấn thương hoặc nhiễm trùng. Cũng có thể gặp ở bệnh nhân bị vảy nến, dị ứng thuốc hoặc dùng quá nhiều hóa chất làm đẹp móng.
Lưu ý: Biểu hiện bất thường ở móng có thể do bệnh lý tại chỗ của móng như nhiễm nấm móng, nhiễm trùng, chấn thương tại móng, hoặc biểu hiện của một bệnh lý nặng tại cơ quan khác ngoài móng như tim, thận, gan, bệnh tự miễn, thiếu sắt, thiếu kẽm, bệnh da liễu khác. Do đó, khi bạn thấy có bất kỳ bất thường nào xuất hiện ở móng tay hoặc móng chân, nên đi khám để chẩn đoán và điều trị sớm.
Tuy không phải là yếu tố quyết định nhưng dinh dưỡng có thể ảnh hưởng đến quá trình dậy thì ở nữ giới. Một chế độ ăn uống cân bằng, giàu dinh dưỡng, hạn chế các thực phẩm không lành mạnh sẽ giúp trẻ phát triển toàn diện và giảm thiểu các nguy cơ liên quan đến dậy thì sớm.
Trẻ em ngày nay có xu hướng dậy thì sớm. Dinh dưỡng cũng là một trong những yếu tố góp phần gây dậy thì sớm ở trẻ.
Da của chúng ta là cơ quan lớn nhất của cơ thể và nhiều tình trạng da có cả biểu hiện bên trong và bên ngoài. Chỉ có một số ít nghiên cứu đã xem xét cách chế độ ăn uống có thể tác động đến một số tình trạng da liễu nhất định. Bài viết dưới đây sẽ liệt kê danh sách các tình trạng da phổ biến và cách chế độ ăn uống có thể giúp ích hoặc gây hại cho làn da của bạn.
Sự thay đổi nội tiết tố ở phụ nữ tuổi mãn kinh không chỉ dẫn đến các triệu chứng được nhiều người biết đến như bốc hoả, thay đổi tâm trạng,…mà còn ảnh hưởng đến sức khỏe xương, tăng nguy cơ loãng xương và gãy xương.
Xu hướng dậy thì sớm ngày càng gia tăng. Một số ít có thể là biểu hiện của bệnh lý, cần được điều trị đặc biệt.
Một nghiên cứu mới cho thấy, ngay cả khi bạn hút thuốc lá điện tử không chứa nicotine vẫn có tác động tiêu cực đến lưu lượng máu của cơ thể.
Khi bạn già đi, làn da cũng như các cơ quan khác sẽ bị lão hóa như một lẽ tự nhiên. Hãy cùng nhau tìm hiểu những điều xảy ra với làn da khi già đi qua bài viết dưới đây.
Tiêu hóa là một chức năng vô cùng quan trọng đảm bảo cho sự phát triển của cơ thể trong mọi giai đoạn, đặc biệt là năm đầu tiên của cuộc đời.