Tổng hội y học Việt Nam

Viện y học ứng dụng Việt Nam
ứng dụng y học vì sức khỏe người việt nam

Viêm khớp vảy nến: nên ăn và kiêng những thực phẩm nào?

Nếu không được điều trị kịp thời, viêm khớp vảy nến có thể phá hủy khớp, dẫn đến mất chức năng vận động. Người bệnh nên thực hiện chế độ ăn uống hợp lý, kết hợp với chỉ dẫn của bác sỹ để ngăn ngừa hiện tượng biến dạng do viêm khớp vảy nến.

Viêm khớp vảy nến là một bệnh tự miễn, gây ra hiện tượng viêm ở khớp và nhiều bộ phận khác như gân, móng và mắt. Để kiểm soát các triệu chứng của viêm khớp vảy nến, người bệnh nên ăn thực phẩm có khả năng chống viêm. Đồng thời tránh những thực phẩm gây thừa cân, dị ứng hay tăng đường huyết vì chúng có thể khiến tình trạng bệnh tồi tệ hơn.

Thực phẩm tốt cho người bị viêm khớp vảy nến

Thực phẩm chứa nhiều omega-3

Omega-3 là acid béo không bão hòa đa có khả năng chống viêm hiệu quả. Một nghiên cứu của Bệnh viện Đại học Aalborg, Đan Mạch cho thấy sử dụng omega-3 trong 24 tuần hỗ trợ giảm các triệu chứng của bệnh viêm khớp vảy nến như thoái hóa, sưng đỏ khớp.

Thực phẩm giàu omega-3 tốt cho người bị viêm khớp vảy nến

Các dạng omega-3 như ALA (có trong thực vật) và EPA, DHA (trong hải sản) đều cần thiết cho cơ thể, giúp duy trì chế độ dinh dưỡng cân bằng và đủ chất. Thực phẩm chứa nhiều omega-3 là cá béo, tảo biển, dầu hạt lanh, hạt chia.

Rau quả giàu chất chống oxy hóa

Viêm mạn tính là mối đe dọa về sức khỏe đối với người mắc viêm khớp vảy nến và nhiều bệnh tự miễn khác. Bổ sung chất chống oxy hóa sẽ giúp giảm hiện tượng mất cân bằng oxy hóa gây viêm kéo dài. 

Quả mọng, rau lá xanh, các loại hạt là nguồn chất chống oxy hóa dồi dào cho cơ thể. Trong chocolate đen, trà và cà phê đen cũng chứa nhiều chất chống oxy hóa rất mạnh mẽ, giúp giảm viêm hiệu quả.

Ngũ cốc nguyên hạt giàu chất xơ

Kiểm soát cân nặng và đường huyết rất quan trọng đối với người mắc viêm khớp vảy nến. Thừa cân và đái tháo đường có thể gây ra viêm mạn tính trong cơ thể, khiến tình trạng viêm khớp trở nên nghiêm trọng hơn.

Yến mạch giúp kiểm soát cân nặng và đường huyết ở người bị viêm khớp vảy nến

Chế độ dinh dưỡng dành cho người bị viêm khớp vảy nến cần có nhiều chất xơ và carbohydrate hấp thu chậm. Khi đó, lượng đường huyết và insulin trong máu sẽ được duy trì ở mức an toàn. Ngũ cốc nguyên hạt như yến mạch, quinoa (diêm mạch), gạo lứt, ngô là nguồn tinh bột lành mạnh cho người mắc viêm khớp vảy nến.

Thực phẩm nên kiêng khi bị viêm khớp vảy nến 

Thịt đỏ

Chế độ ăn nhiều thịt đỏ và thực phẩm chế biến sẵn từ thịt có thể gây tăng cân và hiện tượng viêm trong cơ thể. Thay vì thịt đỏ, người mắc viêm khớp vảy nến nên tìm đến nguồn protein từ thịt gà, cá, các loại hạt hạch và hạt họ đậu.

Chế phẩm từ sữa

Sữa là thực phẩm dễ gây dị ứng với những người không dung nạp lactose, dẫn đến viêm mạn tính đường ruột. Khi đó, hệ miễn dịch của người mắc viêm khớp vảy nến có thể bị kích thích, khiến tình trạng bệnh nặng thêm. 

Do đó, người bệnh nên tham khảo ý kiến của bác sỹ về việc hạn chế sữa và các chế phẩm từ sữa. Để an toàn, bạn có thể dùng sữa hạt từ đậu nành, hạnh nhân.

Thực phẩm chế biến sẵn

Người đang điều trị viêm khớp vảy nến nên hạn chế thịt đỏ và thực phẩm chế biến sẵn

Đồ ăn và đồ uống chế biến sẵn thường chứa nhiều đường, muối và chất béo. 3 yếu tố này có thể dẫn đến thừa cân, nồng độ cholesterol trong máu cao và tăng đường huyết.

Không chỉ vậy, chế biến thực phẩm công nghiệp thường sử dụng dầu ngô, dầu hướng dương, dầu lạc. Những loại dầu chứa nhiều omega-6, một acid béo có xu hướng gây viêm, khiến hệ miễn dịch phải làm việc liên tục.

Người mắc viêm khớp vảy nến nên hạn chế thực phẩm chế biến sẵn trong chế độ ăn hàng ngày và và ăn nhiều thực phẩm tươi. Bạn cũng có thể thực hiện chế độ ăn Địa Trung Hải, Paleo hoặc chế độ ăn không gluten.

Tham khảo thêm thông tin bài viết: Thuốc ức chế IL-23 chọn lọc đầu tiên trị viêm khớp vảy nến

Quỳnh Trang H+ (Theo Healthline) - Theo healthplus.vn
Bình luận
Tin mới
  • 01/04/2025

    Tăng cường miễn dịch cho trẻ mùa xuân

    Mùa xuân đến, mang theo không khí ấm áp và sức sống mới cho vạn vật. Tuy nhiên, đây cũng là thời điểm giao mùa, khí hậu biến đổi thất thường, tạo điều kiện cho các loại vi khuẩn, virus và mầm bệnh sinh sôi phát triển.

  • 01/04/2025

    Ngày Thế Giới Nhận Thức về Tự Kỷ: Hiểu đúng và đồng hành cùng người tự kỷ

    Ngày 2 tháng 4 hàng năm, thế giới cùng hướng về Ngày Thế Giới Nhận Thức về Tự Kỷ – một sự kiện do Liên Hợp Quốc khởi xướng nhằm kêu gọi sự quan tâm sâu sắc hơn đến rối loạn phổ tự kỷ (ASD).

  • 31/03/2025

    Chăm sóc da cho bé vào mùa xuân: Mẹo nhỏ cho mẹ

    Mùa xuân là thời điểm giao mùa, khí hậu thất thường, hanh khô, độ ẩm thấp, dễ gây ra những ảnh hưởng không tốt đến làn da nhạy cảm của trẻ nhỏ.

  • 30/03/2025

    Những thay đổi về làn da tuổi mãn kinh

    Tuổi mãn kinh không chỉ gây ra nhiều vấn đề về sức khỏe sinh lý nữ, mà còn ảnh hưởng đến làn da. Chị em phụ nữ nên lưu ý điều gì khi chăm sóc da tuổi ngoài 40?

  • 30/03/2025

    Người cao tuổi và bệnh giao mùa

    Giao mùa là thời điểm chuyển tiếp giữa các mùa trong năm, kéo theo sự thay đổi của thời tiết, khí hậu. Đối với người cao tuổi, giai đoạn này thường tiềm ẩn nhiều nguy cơ sức khỏe do hệ miễn dịch suy giảm và cơ thể dần lão hóa.

  • 29/03/2025

    Đi bộ nhanh mỗi ngày có thể giúp giảm nguy cơ tử vong

    Một nghiên cứu mới cho thấy, hoạt động thể chất vừa phải như đi bộ nhanh, yoga, làm vườn… mỗi ngày có thể giúp giảm nguy cơ tử vong.

  • 29/03/2025

    Tại sao bạn bị đau bụng khi chạy?

    Các vấn đề dạ dày khi chạy bộ là một trong những nguyên nhân phổ biến gây khó chịu cho người chạy. Bạn có thể gặp tình trạng co thắt, đau bụng dẫn đến tiêu chảy trong khi chạy.

  • 28/03/2025

    3 nhóm người nên hạn chế ăn chanh

    Hầu hết mọi người có thể ăn chanh hoặc uống nước chanh một cách an toàn nhưng vì chanh có tính acid nên nó có nguy cơ gây bất lợi cho một số trường hợp cụ thể. Vậy nhóm người nào nên hạn chế ăn chanh?

Xem thêm