Gặp vấn đề tiêu hóa khiến trẻ mệt mỏi, biếng ăn.
Nguyên nhân trẻ thường mắc bệnh đường tiêu hóa khi chuyển mùa
Nhiệt độ thay đổi ảnh hưởng chất lượng thức ăn
Thời tiết chuyển mùa, mưa nắng thất thường như hiện nay khiến cho thức ăn dễ bị ôi thiu. Trong khi đó, rối loạn tiêu hóa và nguy cơ trẻ ngộ độc thực phẩm chủ yếu qua đường ăn uống.
Nguy cơ ô nhiễm nước sau mưa
Đan xen những ngày nắng là những ngày mưa. Sau những cơn mưa bão, nguồn nước dễ bị ô nhiễm. Nếu chẳng may ăn uống phải, nguy cơ hàng loạt các vi khuẩn gây hại cho đường ruột xâm nhập, khiến trẻ gặp vấn đề với hệ tiêu hóa, điển hình là tiêu chảy cấp.
Nắng mưa liên tục tạo điều kiện cho nhiều nhân tố gây bệnh phát triển
Thời điểm này là điều kiện thời tiết lý tưởng cho các loại virus, nấm mốc, vi khuẩn gây bệnh tả, thương hàn, lỵ… phát triển mạnh, có thể xâm nhập vào cơ thể làm nhiễm khuẩn đường ruột, dẫn đến rối loạn tiêu hóa. Do đó, khả năng trẻ mắc các bệnh về đường tiêu hóa, rối loạn tiêu hóa thời gian này rất cao.
Rối loạn tiêu hóa do sử dụng thuốc tây lâu dài
Điều trị thuốc lâu dài có thể khiến hệ miễn dịch của trẻ suy yếu.
Ngoài ra, vào thời điểm này, cơ thể bé có thể chưa kịp thích nghi với sự thay đổi của thời tiết nên hệ miễn dịch rất dễ bị tấn công. Trẻ có nguy cơ cao mắc bệnh viêm đường hô hấp, cảm cúm, ho, sốt, đau họng... Khi đó, cha mẹ có xu hướng cho con sử dụng thuốc tây để điều trị. Việc sử dụng thuốc điều trị trong thời gian dài có thể làm mất cân bằng hệ vi sinh đường ruột, dẫn đến trẻ bị rối loạn tiêu hóa với các triệu chứng như đau bụng, tiêu chảy, khó tiêu, đầy hơi.
Cách phòng trẻ mắc bệnh đường tiêu hóa khi chuyển mùa
Đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm
Phụ huynh nên rửa tay với xà phòng trước khi chế biến đồ ăn cho trẻ, cho trẻ rửa tay trước và sau khi ăn. Thời tiết thay đổi nên thức ăn rất nhanh bị ôi thiu, bạn nên hạn chế sử dụng đồ ăn cũ, hạn chế cho trẻ ăn ở ngoài. Chú ý bảo quản thực phẩm đúng cách trong tủ lạnh, tránh nguy cơ lây nhiễm vi khuẩn giữa các thực phẩm để tránh trẻ rối loạn tiêu hóa và ngộ độc thực phẩm.
Ăn nhiều thực phẩm lành mạnh
Rau xanh tốt cho đường ruột của bé.
Cha mẹ nên cho trẻ ăn các loại thực phẩm tốt cho dạ dày của trẻ như rau xanh, cà chua, táo, dưa hấu, dưa chuột và dứa để cung cấp nước cho cơ thể. Hơn nữa, cho trẻ ăn nhiều thực phẩm chứa chất xơ, trái cây tươi, rau, các loại đậu, ngũ cốc nguyên hạt cũng là một chế độ ăn lành mạnh cho hệ tiêu hóa của con bạn.
Hạn chế đồ ăn cay nóng và dầu mỡ
Thực phẩm cay nóng sinh nhiệt và có thể dẫn đến các vấn đề tiêu hóa ở trẻ. Những thực phẩm này sẽ làm tăng khả năng tiết acit dạ dày, khiến trẻ đầy hơi, đầy bụng, thậm chí là nguy cơ bị viêm dạ dày. Vì vậy, hãy tránh cho trẻ ăn nhiều gia vị, đồ chiên rán và đồ ăn vặt cay, nóng.
Uống đủ nước
Cho trẻ uống đủ nước, tránh trẻ bị mất nước sẽ giúp cải thiện sự hấp thụ chất dinh dưỡng và các vấn đề tiêu hóa. Bên cạnh nước lọc, bạn cũng có thể cho trẻ uống thêm các loại nước trái cây nguyên chất để tăng thêm hương vị.
Cung cấp men vi sinh cho trẻ
Men vi sinh có thể chứa các vi khuẩn có lợi cho đường ruột và có thể làm giảm các triệu chứng rối loạn tiêu hóa ở trẻ. Vì vậy, bạn có thể bổ sung sữa chua trong chế độ ăn uống cho trẻ để hỗ trợ đường ruột khỏe mạnh.
Lưu ý khi sử dụng thuốc cho trẻ
Ngay khi phát hiện trẻ có các triệu chứng đường tiêu hóa ban đầu, phụ huynh nên pha 1 gói oresol cho trẻ uống để bù nước. Nếu trẻ không uống được, ói nhiều lần, tiêu chảy ra máu, vật vã, môi khô… phụ huynh cần nhanh chóng đưa trẻ đến cơ sở y tế và tuân thủ chỉ định của bác sĩ, không tự ý tăng/giảm hoặc ngừng liều điều trị khi trẻ đỡ.
Hiện nay, thuốc chống nôn Domperidone được bán rất nhiều tại các nhà thuốc, không mang lại hiệu quả cao và rất dễ gây ngộ độc. Cha mẹ tuyệt đối không tự ý sử dụng thuốc cho trẻ em dưới 12 tuổi hoặc dưới 35kg.
Tham khảo thông tin tại bài viết: Ngừa bệnh lây qua đường tiêu hóa tuổi học đường.
Khi mắc bệnh lao phổi, hệ miễn dịch của bệnh nhân thường bị suy yếu, hấp thu dinh dưỡng kém nên thường dẫn đến sút cân, thiếu chất. Do đó, bên cạnh việc dùng thuốc theo chỉ định của bác sĩ, người bệnh lao phổi cần bổ sung dinh dưỡng thật tốt để tăng hiệu quả điều trị, mau hồi phục sức khoẻ.
Vi chất dinh dưỡng là những chất mà cơ thể chỉ cần một lượng rất nhỏ nhưng có vai trò rất quan trọng, khi thiếu sẽ dẫn đến những ảnh hưởng nghiêm trọng cho cơ thể, đặc biệt là trẻ nhỏ.
Protein có thể xuất hiện trong nước tiểu của bạn với một lượng nhỏ và điều đó được xem là bình thường. Tuy nhiên nếu nồng độ protein này cao vượt một ngưỡng nhất định thì đây là dấu hiệu cảnh báo về nguy cơ bệnh thận.
Thiếu máu ở trẻ em trong độ tuổi mẫu giáo (dưới 4 tuổi) trên toàn cầu dao động trong tỷ lệ từ 30% đến 58%. Trong đó, nguyên nhân dẫn đến thiếu máu dinh dưỡng chủ yếu là do thiếu sắt và các vi chất đi kèm với sắt, điển hình là kẽm.
Tokophobia là hội chứng tâm lý sợ sinh con. Giống như chứng sợ độ cao hoặc sợ nhện đến mức tê liệt, tokophobia được gọi là chứng ám ảnh cụ thể, có nghĩa là nó đủ nghiêm trọng để cản trở chất lượng cuộc sống.
Tầm soát đột quỵ là phương pháp giúp bạn đánh giá được các yếu tố nguy cơ gây đột quỵ từ đó phòng ngừa bệnh sớm, giảm đáng kể nguy cơ mắc bệnh, và hạn chế các biến chứng nguy hiểm.
Đau đầu là một trong những vấn đề sức khỏe phổ biến hiện nay gây ảnh hưởng không nhỏ đến học tập, công việc của người mắc. Bên cạnh sử dụng thuốc giảm đau, người bệnh hoàn toàn có thể áp dụng ngay 4 biện pháp tự nhiên giúp giảm đau đầu tại nhà sau đây.
Run là những cử động nhịp nhàng, không có chủ đích của một bộ phận cơ thể (ví dụ như tay, chân, cằm, đầu cổ…) hoặc run toàn thân (run người). Dù không đe dọa tới tính mạng, nhưng tình trạng run khó kiểm soát có thể khiến người bệnh thấy lo lắng, thiếu tự tin, gây ra nhiều phiền phức trong cuộc sống thường ngày.