Tổng hội y học Việt Nam

Viện y học ứng dụng Việt Nam
ứng dụng y học vì sức khỏe người việt nam

Nhiễm khuẩn tiêu hóa

Nhiễm khuẩn tiêu hóa là bệnh hay gặp ở trẻ nhỏ và cả người lớn, vậy nhiễm khuẩn tiêu hóa là gì và triệu chứng của bệnh ra sao, cùng tìm hiểu nhé.

Nhiễm khuẩn tiêu hóa là gì?

Có một số loại vi khuẩn, virus và ký sinh trùng khi xâm nhập vào hệ tiêu hóa gây ra nhiễm trùng đường tiêu hóa. Theo Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh Hoa Kỳ, các bệnh tiêu chảy là 1 trong 9 nguyên nhân gây tử vong hàng đầu ở trẻ em trên toàn thế giới. Nhiễm khuẩn tiêu hóa gây ảnh hưởng đến 2.195 trẻ em mỗi ngày - nhiều hơn cả AIDS, sốt rét và sởi cộng lại.

Các triệu chứng của nhiễm khuẩn tiêu hóa

Nhiễm khuẩn tiêu hóa có thể kéo dài liên tục đến 14 ngày, tuy nhiên chúng thường chỉ kéo dài vài ngày. Đặc điểm chủ yếu của bệnh là đau quặn bụng và khó chịu, sau đó là tiêu chảy. Các triệu chứng khác có thể bao gồm:

  • Buồn nôn
  • Nôn
  • Sốt
  • Ăn không ngon miệng
  • Đau cơ
  • Mất nước
  • Đau đầu
  • Trong phân có chất nhầy hoặc máu
  • Cân nặng giảm

Nguyên nhân phổ biến gây nhiễm trùng đường tiêu hóa

Vi khuẩn

E.coli. Vi khuẩn E.coli được tìm thấy trong ruột của người và động vật. Hầu hết các chủng E.coli đều vô hại, nhưng một số chủng chẳng hạn như E. coli O157: H7 tiết ra một loại độc tố có thể gây đau bụng, nôn mửa và tiêu chảy ra máu. Khuẩn E. coli lây lan qua nguồn nước bị ô nhiễm hoặc trong thực phẩm có nhiễm phân động vật. E. coli cũng có thể lây lan qua tiếp xúc trực tiếp giữa người với người.

Salmonella. Nhiễm khuẩn Salmonella thường do ăn thịt gia cầm, thịt gia súc và trứng còn sống hoặc nấu chưa chín. Phần lớn các trường hợp nhiễm khuẩn salmonella có thể được phân loại là viêm dạ dày ruột.

Virus

Norovirus. Norovirus là nguyên nhân phổ biến nhất của bệnh nhiễm khuẩn do thực phẩm trên toàn thế giới. Virus này đặc biệt có khả năng lây lan giữa những người cùng ở trong không gian hạn chế. Mặc dù trong hầu hết các trường hợp, virus lây lan qua thức ăn hoặc nước bị ô nhiễm, tuy nhiên chúng cũng có thể lây truyền từ người sang người.

Rotavirus. Theo các chuyên gia, virus rota là nguyên nhân hàng đầu gây viêm dạ dày ruột do virus ở trẻ em trên toàn thế giới. Trẻ thường bị nhiễm bệnh khi chạm vào đồ vật bị nhiễm virus và sau đó đưa ngón tay vào miệng. Một số quốc gia đã có vaccine ngừa virus rota.

Ký sinh trùng

Giardiasis. Giardia là một loại ký sinh trùng dễ dàng lây lan qua sự tiếp xúc của con người và nguồn nước bị ô nhiễm. Nó có khả năng chống lại chất tẩy rửa clorua trong nước và có thể lây lan trong các bể bơi công cộng. Nhiễm khuẩn có thể xảy ra khi uống nước và tắm ở các hồ và suối bị ô nhiễm.

Cryptosporidiosis. Bệnh nấm Cryptosporidium là một nguyên nhân hàng đầu gây bệnh qua đường nước, đây là một loại ký sinh trùng cực nhỏ gây ra bệnh cryptosporidiosis. Chúng có một lớp vỏ bên ngoài giúp nó tồn tại bên ngoài vật chủ và chịu được sự khử trùng bằng clorua.

 

Khi nào cần đến khám bác sĩ?

Đối với người lớn

Hãy đi khám ngay nếu bạn có các biểu hiện sau:

  • Sốt trên 40 ° C
  • Không có khả năng giữ dịch trong 24 giờ
  • Nôn mửa trong hơn 48 giờ
  • Nôn ra máu
  • Có dấu hiệu mất nước: khát quá mức, khô miệng, ít hoặc không có nước tiểu (hoặc nước tiểu màu vàng đậm), cơ thể cực kỳ suy nhược, choáng váng hoặc chóng mặt
  • Đại tiện ra máu

Trẻ nhỏ

Đưa trẻ tới gặp bác sĩ ngay khi trẻ có biểu hiện sau:

  • Bị sốt trên 39 ° C
  • Trẻ thấy khó chịu hoặc đau đớn
  • Hôn mê
  • Cáu kỉnh
  • Trẻ tiêu chảy ra máu
  • Dấu hiệu mất nước

Để biết trẻ có bị mất nước hay không, bạn có thể theo dõi lượng nước mà trẻ uống và đi tiểu và so sánh với lượng thông thường của trẻ.

Trẻ sơ sinh

Đưa trẻ đến gặp bác sĩ nhi khoa ngay lập tức nếu như:

  • Trẻ đã bị nôn mửa trong vài giờ (không chỉ là khạc nhổ bình thường)
  • Trẻ bị khô miệng
  • Không có tã ướt trong sáu giờ
  • Khóc không ra nước mắt
  • Bị tiêu chảy nặng
  • Có máu trong phân
  • Trẻ không phản ứng lại
  • Buồn ngủ bất thường
  • Trên đỉnh đầu của trẻ có một điểm mềm trũng

Điều trị nhiễm khuẩn tiêu hóa

Trong hầu hết các trường hợp, các biện pháp tự chăm sóc tại nhà là cách điều trị được khuyến khích. Thuốc kháng sinh sẽ không giúp ích cho trường hợp nhiễm khuẩn tiêu hóa do virus hoặc ký sinh trùng.

Mặc dù thuốc kháng sinh có thể giúp điều trị các trường hợp nhiễm vi khuẩn phức tạp, nhưng trong những trường hợp không phức tạp, thuốc kháng sinh thực sự có thể làm kéo dài tình trạng bệnh và tăng nguy cơ tái phát.

Ngoài ra trong một số bệnh nhiễm trùng, kháng sinh có thể dẫn đến các biến chứng nguy hiểm. Do đó bạn nên đưa trẻ tới gặp bác sĩ để được cho lời khuyên có nên dùng kháng sinh hay không.

Bác sĩ có thể sẽ khuyên bạn tránh cho trẻ ăn các loại thực phẩm giàu chất xơ do có thể làm cho bệnh tiêu chảy trầm trọng hơn. Bác sĩ cũng có thể giới thiệu cho bạn các loại thuốc không kê đơn giúp trung hòa axit dạ dày hoặc điều trị các triệu chứng buồn nôn, đau bụng và tiêu chảy.

Điều trị tại nhà quan trọng nhất đối với nhiễm khuẩn tiêu hóa là giữ nước cho cơ thể.

Tham khảo thêm thông tin tại bài viết: Tại sao trẻ em dễ bị tiêu chảy vào mùa hè?

BS. Đoàn Thu Hồng - Phòng khám chuyên khoa dinh dưỡng VIAM (theo Healthline) -
Bình luận
Tin mới
  • 29/03/2024

    5 nguyên tắc ăn uống người bệnh đái tháo đường cần nắm rõ

    Trên thực tế, không có một chế độ ăn uống nào dùng chung được cho tất cả người bệnh đái tháo đường. Chế độ ăn uống cần phải được “cá thể hóa”, tức là xây dựng cho riêng từng người bệnh cụ thể. Để xây dựng chế độ ăn phù hợp, người bệnh cần tuân thủ 5 nguyên tắc quan trọng trong bài viết sau.

  • 29/03/2024

    Đau đầu có nên uống trà?

    Khi bị stress, đau nhức đầu, nhiều người tìm tới thức uống giúp giải tỏa mệt mỏi như trà. Tuy nhiên, liệu trà nhiều caffeine và tannin có giúp giảm đau đầu hiệu quả?

  • 29/03/2024

    Điều gì thực sự xảy ra với cơ thể bạn khi bạn dùng Collagen?

    Theo các thống kê collagen là một trong những chất bổ sung phổ biến và thị trường tiêu thụ ngày càng tăng. Nhưng trước khi bạn đổ tiền vào các gian hàng thực phẩm bổ sung, bạn nên biết rằng không phải tất cả những tuyên bố về lợi ích của collagen đều có cơ sở khoa học.

  • 29/03/2024

    Cảnh báo nguy hiểm khi thiếu vitamin B12: Đau đầu, thiếu máu ác tính

    Vitamin B12 là dưỡng chất rất cần thiết cho các tế bào thần kinh và tế bào máu đỏ và cũng cần thiết cho sự hình thành ADN.

  • 29/03/2024

    Tác dụng phụ có thể xảy ra sau mổ đẻ

    Mổ đẻ là phẫu thuật lấy thai ra ngoài qua đường cắt ở vùng bụng và tử cung, được thực hiện khi sinh thường qua âm đạo có thể gây nguy hiểm cho sức khỏe của mẹ hoặc thai nhi. Mặc dù sinh mổ ngày nay đã an toàn hơn nhờ sự tiến bộ của y học, phương pháp này vẫn tiềm ẩn một số rủi ro và tác dụng phụ đối với cả người mẹ và trẻ sơ sinh.

  • 28/03/2024

    Vì sao bạn nên tẩy lớp trang điểm trước khi tập thể dục?

    Việc trang điểm nhẹ nhàng trước khi đến phòng tập thể dục có thể giúp chị em phụ nữ tự tin hơn. Nhưng theo một nghiên cứu mới được đăng trên Journal of Cosmetic Dermatology, việc này có thể có thể làm giảm lượng dầu trên da, gây khô da.

  • 28/03/2024

    5 nguyên liệu không nên bỏ qua khi pha chế món sinh tố chống viêm

    Sinh tố là thức uống bổ sung năng lượng và vitamin hiệu quả khi bạn mệt mỏi vì thời tiết. Công thức pha chế sinh tố nên có những thực phẩm, nguyên liệu giàu chất chống viêm để bảo vệ sức khỏe.

  • 28/03/2024

    Bà bầu "bỏ túi" ngay những lợi ích không ngờ từ việc uống vitamin trong thai kỳ

    Vitamin dành cho bà bầu là những viên bổ sung được sản xuất đặc biệt nhằm cung cấp cho cơ thể phụ nữ mang thai các vitamin và khoáng chất cần thiết. Bác sĩ khuyên bạn uống vitamin ngay từ khi bắt đầu lên kế hoạch mang thai cũng như trong suốt thai kỳ.

Xem thêm