Nhiều cha mẹ không khỏi lo ngại về bệnh hô hấp ở trẻ khi thời tiết thay đổi.
Thực phẩm giàu vitamin A
Không có nhiều lợi ích đối với phát triển thị giác, vitamin A còn giúp bảo vệ cơ thể trẻ trước nguy cơ nhiễm trùng, hạn chế sự xâm nhập của các loại virus gây bệnh về đường hô hấp. Đặc biệt, vitamin A giúp tăng cường tế bào biểu mô và tăng chất dịch nhầy của hệ hô hấp, ngăn ngừa sự tấn công của vi trùng và vi khuẩn. Các thực phẩm chứa nhiều vitamin A cha mẹ có thể tham khảo như cá hồi, cà rốt, bí đỏ, bơ, sữa chua, phô mai, khoai lang...
Vitamin C
Trái cây chứa nhiều vitamin và khoáng chất cải thiện sức khỏe của trẻ.
Vitamin C là một chất chống oxy hóa có vai trò quan trọng để duy trì sức khỏe tổng thể, chúng cũng tập trung nhiều trong các tế bào miễn dịch giúp tăng cường hệ miễn dịch, tăng đề kháng của trẻ, ngăn ngừa cảm lạnh. Các loại trái cây giàu vitamin C như cam, quýt, bưởi, dưa hấu, ổi, chanh... bạn có thể cho trẻ ăn trực tiếp trái cây hoặc uống nước ép.
Bổ sung chất xơ
Chất xơ từ các thực phẩm như rau xanh, trái cây và các loại hạt tốt cho hệ tiêu hóa, tăng cường hệ miễn dịch và tăng cường chức năng của phổi. Tổ chức Y tế Thế giới khuyến cáo, tùy từng lứa tuổi sẽ có nhu cầu lượng chất xơ khác nhau, nếu người lớn cần 20-22 gam chất xơ/ngày thì trẻ em thì chỉ cần ½ số này. Thông thường trẻ em thường ít hứng thú với các món ăn giàu chất xơ, cha mẹ nên chế biến đa dạng món ăn bổ sung chất xơ cho trẻ từ nhiều loại thực phẩm.
Đạm động vật
Có nhiều lợi ích từ đạm động vật mà đạm từ thực vật không thể thay thế.
Tình trạng thiếu hụt đạm (protein) sẽ khiến cho cơ thể chậm phát triển, giảm sức đề kháng, các chức năng co bóp tim và hô hấp suy giảm. Trong đạm động vật có rất nhiều protein tham gia hệ miễn dịch, tăng sức đề kháng cho bé. Cha mẹ nên bổ sung các thực phẩm giàu đạm động vật như thịt bò (giàu đạm nhất trong tất cả các loại thịt), thịt lợn thịt gà, tôm, cua, trứng chứa các acid amin thiết yếu, còn cung cấp thêm sắt, vitamin B12 hoạt động như những chất phòng bệnh hô hấp ở trẻ.
LƯU Ý: Ngoài thực phẩm, rửa tay là bắt buộc trước, sau khi ăn và sau khi đi vệ sinh; Cắt móng tay gọn gàng để hạn chế nơi sinh sản của vi khuẩn; Vệ sinh răng miệng đúng cách, súc miệng hàng ngày bằng nước muối loãng giúp phòng các bệnh hô hấp; Cha mẹ chủ động cho trẻ đi tiêm vaccine phòng bệnh đường hô hấp.
Tham khảo thêm thông tin tại bài viết: 4 bệnh đường hô hấp 'ưa' trời lạnh và cách phòng tránh.
Theo chuyên gia, hành vi của bạn có thể là dấu hiệu đầu tiên chỉ ra tình trạng mất trí của bạn.
Nếu bạn bị đa xơ cứng, tình trạng rối loạn chức năng ruột thần kinh có thể xảy ra, có nghĩa là một vấn đề về thần kinh đang ngăn cản ruột hoạt động bình thường. Táo bón chính là vấn đề ruột phổ biến nhất đối với người bị đa xơ cứng. Bài viết dưới đây sẽ cung cấp cho bạn đọc 7 cách khắc phục tại nhà giúp giải quyết, thậm chí là ngăn ngừa tình trạng táo bón.
Thói quen sinh hoạt ảnh hưởng lớn tới sức khỏe răng miệng. Các nha sĩ khuyến cáo một số thói quen xấu gây hại cho răng bạn nên bỏ càng sớm càng tốt.
Màu sắc răng không chỉ tạo nên nụ cười tỏa sáng, mà nó còn ảnh hưởng rất lớn đến vận mệnh và sức khỏe của mỗi người.
Sẹo lồi là tình trạng nhiều người gặp phải do quá trình chữa lành vết thương bất thường của cơ thể. Điều đáng lo ngại là sẹo lồi thường không mất đi, mà tiến triển dần theo thời gian, thay đổi dần về kích thước và màu sắc,
Bài viết dưới đây sẽ cung cấp cho bạn đọc mối liên hệ giữa tiêm vắc-xin HPV và bệnh đa xơ cứng.
Thực tế vẫn có nhiều sai lầm tai hại mà nhiều cha mẹ mắc phải khi chăm sóc con bị sốt khiến cho bệnh tình của trẻ không những không được cải thiện mà còn trở nặng hơn.
Ngoài các vấn đề hô hấp, đau khớp hay da liễu, sức khỏe đường ruột cũng có thể bị ảnh hưởng bởi thời tiết lạnh. Dưới đây là một số biện pháp giúp đường ruột khỏe mạnh trong mùa Đông.