Giai đoạn trẻ bước vào lớp 1 cũng là thách thức với cả cha mẹ.
Giúp trẻ làm quen với trường học và nội quy
Trong tuần đầu trẻ đến trường, cha mẹ đừng vội đặt nặng nhiệm vụ học tập cho con. Thay vào đó, trẻ cần thời gian làm quen với lớp học, sử dụng đồ dùng trong lớp, khu vực sân chơi, nhà vệ sinh... Đây là bước chuẩn bị cần thiết, giúp trẻ tự tin bước vào năm học mới.
Mỗi trường học sẽ có sơ đồ và cấu trúc riêng. Tùy theo vị trí lớp học của trẻ, cha mẹ có thể hướng dẫn con tự sử dụng nhà vệ sinh tại trường; Bỏ rác đúng nơi quy định.
Để rèn luyện nề nếp cho trẻ lớp 1, thầy cô giáo luôn quy ước trước với học sinh một số khẩu lệnh, hiệu lệnh trong lớp học. Phụ huynh có thể giúp con ghi nhớ những khẩu lệnh này, cũng như nhắc trẻ tuân thủ quy định của lớp học: Kiên nhẫn xếp hàng; Chào hỏi thầy cô, bạn bè; Giơ tay trước khi phát biểu…
Dạy con rửa tay đúng cách
Trẻ cần được dạy rửa tay đúng cách để giữ vệ sinh cá nhân và bảo vệ sức khỏe.
Trong bối cảnh dịch COVID-19 còn diễn biến phức tạp cùng các bệnh giao mùa (cúm A, tay chân miệng…), rửa tay là biện pháp phòng bệnh chủ động cho trẻ nhỏ. Cùng với sự giúp đỡ của thầy cô, cha mẹ cần rèn cho trẻ thói quen rửa tay thường xuyên. Đặc biệt, trẻ cần được dặn rửa tay trước khi ăn, sau khi đi vệ sinh; Không để tay bẩn đưa lên mắt, mũi, miệng. Thói quen này cần được duy trì cả khi ở nhà lẫn khi ở trường.
Nhắc trẻ ngồi học đúng tư thế
Khác với bậc mầm non, trẻ vào lớp 1 phải ngồi học trong thời gian dài hơn. Trong những ngày đầu tới trường, trẻ sẽ gặp nhiều khó khăn khi phải ngồi yên một chỗ, tập trung, chăm chú nghe lời cô giáo.
Để trẻ dần làm quen với việc ngồi học, phụ huynh nên rèn cho con ngồi học đúng tư thế. Chuẩn bị góc học tập gần giống với ở trường, bàn ghế cao vừa tầm, giúp trẻ hứng thú với việc học hơn. Trẻ ngồi thoải mái nhưng lưng cần thẳng, vuông góc với mặt ghế; Khoảng cách từ mắt đến vở 25-30cm.
Giúp con trang bị các kỹ năng mềm cần thiết
Cha mẹ nên rèn luyện kỹ năng mềm cho con từ ngày đầu vào lớp 1.
Để trẻ lớp 1 không choáng ngợp với trường Tiểu học, phụ huynh có thể giúp con rèn luyện một số kỹ năng mềm như giao tiếp, quản lý cảm xúc, tự bảo vệ bản thân, phòng tránh xâm hại. Ví dụ, khi tan học, trẻ cần đợi cha mẹ tại địa điểm an toàn, không chạy lung tung, cẩn trọng với người lạ.
Đồng hành cùng con
Tiểu học là giai đoạn quan trọng để hình thành tính độc lập, tự giác của trẻ. Cha mẹ và thầy cô không thể bao bọc trẻ mọi lúc, mọi nơi như ở trường mầm non. Ngay từ đầu năm học mới, cha mẹ nên giúp con hình thành những thói quen tốt cho việc học tập như: Chuẩn bị sách vở, quần áo đồng phục vào buổi tối; Quan niệm về thời gian và đi học đúng giờ…
Vào buổi tối, người thân trong gia đình nên trò chuyện cùng trẻ về những kiến thức, thông tin mà trẻ học được. Phụ huynh cũng nên khích lệ trẻ bày tỏ những khó khăn mà con gặp phải, gợi ý cho con cách thích nghi với môi trường học đường.
Tham khảo thêm thông tin tại bài viết: 5 cách giúp trẻ hứng thú khi trở lại trường học.
Mùa hè đến mang theo cái nắng gay gắt, đặc biệt tại Việt Nam – nơi khí hậu nhiệt đới khiến bức xạ tia cực tím (UV) đạt mức cao trong nhiều tháng. Đối với thanh thiếu niên lứa tuổi năng động, thường xuyên tham gia các hoạt động ngoài trời như thể thao, dã ngoại hay đi học việc bảo vệ làn da và sức khỏe trước tia UV là vô cùng cần thiết.
Một nghiên cứu mới đã tìm hiểu cách thức sucralose, một chất tạo ngọt không calo, ảnh hưởng đến các tín hiệu não bộ liên quan đến cảm giác đói.
Việc ai đó thể hiện tình cảm với bạn có thể khiến bạn cảm thấy vui vẻ và phấn khích khi bạn đang trong giai đoạn đầu của một mối quan hệ mới. Tuy nhiên, điều quan trọng là phải phân biệt sự mới lạ của một mối quan hệ mới với các hành vi thái quá.
Trong cuộc sống hiện đại, khi thời gian dành cho gia đình ngày càng bị thu hẹp bởi công việc và các thiết bị điện tử, việc tìm kiếm một hoạt động vừa tốt cho sức khỏe vừa giúp gắn kết tình cảm cha con trở nên cần thiết hơn bao giờ hết.
Những ngày hè đầy nắng là thời điểm lý tưởng để đưa trẻ ra ngoài chơi, đi biển, cắm trại, picnic,... Tuy nhiên, dành quá nhiều thời gian dưới ánh nắng mặt trời có thể khiến trẻ dễ bị cháy nắng. Cháy nắng nặng không chỉ gây khó chịu mà còn có thể làm tăng nguy cơ mắc các vấn đề sức khỏe về da cho trẻ. Cùng đọc bài viết sau đây để biết cách phòng tránh và xử trí khi trẻ bị cháy nắng.
Mùa hè mang theo những ngày nắng kéo dài, không khí oi bức và nền nhiệt độ cao, tạo nên nhiều thách thức đối với sức khỏe con người. Một trong những ảnh hưởng phổ biến nhưng ít được chú ý là tình trạng đau đầu do nóng.
Chất béo là một trong ba nhóm dưỡng chất thiết yếu, cùng với carbohydrate và protein, có vai trò vô cùng quan trọng trong hoạt động sống của cơ thể con người.
Mùa hè đến, cái nắng gay gắt không chỉ khiến cơ thể mệt mỏi mà còn tiềm ẩn những mối nguy hiểm khôn lường đối với sức khỏe, trong đó đột quỵ nhiệt là một trong những tình trạng đáng lo ngại nhất.