Tổng hội y học Việt Nam

Viện y học ứng dụng Việt Nam
ứng dụng y học vì sức khỏe người việt nam

Vì sao không nên uống rượu khi đang dùng kháng sinh?

Thuốc kháng sinh chỉ mang lại hiệu quả điều trị khi dùng đúng theo chỉ định của bác sĩ. Khi uống thuốc kháng sinh, bạn cần kiêng bia rượu để tránh các tác dụng phụ không mong muốn.

Rượu có thể tương tác bất lợi với thuốc kháng sinh.

Rượu bia tương tác với thuốc kháng sinh ra sao?

Thuốc kháng sinh được kê đơn cho bệnh nhân nhằm chống lại các bệnh nhiễm trùng do vi khuẩn. Thuốc kháng sinh có tác dụng điều trị vi khuẩn theo hai cách.

Ví dụ, kháng sinh diệt khuẩn như penicillin và amoxicillin gây ra sự phân hủy thành tế bào vi khuẩn dẫn đến làm chết tế bào. Trong khi đó, thuốc kháng sinh như erythromycin và clarithromycin chủ yếu ngăn vi khuẩn tổng hợp protein, ngăn chặn sự phát triển của chúng.

Cũng như các dược phẩm khác, kháng sinh phải được dùng đúng thuốc, đúng lúc, đúng liều trong thời gian thích hợp. Trong một số trường hợp, người bệnh dùng thuốc kháng sinh chưa hết liệu trình nhưng thấy sức khỏe cải thiện đã tự ý bỏ thuốc, hoặc uống rượu, bia trong thời gian uống thuốc.

Các chuyên gia luôn khuyến cáo nên kiêng đồ uống có cồn khi dùng thuốc kháng sinh. Theo BS Neha Narula đến từ Stanford Healthcare, để chống lại tình trạng nhiễm trùng, bạn cần hệ miễn dịch hoạt động tối ưu.

Trong khi đó, việc uống rượu bia có thể ảnh hưởng tiêu cực tới sức đề kháng, làm chậm lại quá trình phục hồi. Thay vào đó, bạn nên cho cơ thể nghỉ ngơi và bổ sung dinh dưỡng đầy đủ.

Uống rượu khi dùng thuốc kháng sinh có thể làm trầm trọng thêm các tác dụng phụ thường gặp - Ảnh: Australian Journal of Pharmacy

Uống rượu khi dùng thuốc kháng sinh có thể làm trầm trọng thêm các tác dụng phụ thường gặp.

(Ảnh: Australian Journal of Pharmacy)

Ngoài ra, uống rượu bia trong quá trình dùng thuốc kháng sinh có thể làm tăng nguy cơ gặp các tác dụng không mong muốn như: Rối loạn tiêu hóa, tiêu chảy, buồn nôn và nôn, đau quặn bụng.

Một số nhóm thuốc kháng sinh còn tương tác với đồ uống có cồn và gây ra phản ứng phụ nguy hiểm.

Người dùng thuốc kháng sinh nên kiêng gì?

Ngoài kiêng đồ uống có cồn, người đang sử dụng thuốc kháng sinh cũng cần trao đổi với bác sĩ, tuân thủ hướng dẫn để tránh các tương tác thuốc không đáng có. Theo BS Narula, một số thực phẩm, đồ uống cần tránh khác gồm:

  • Bưởi và nước ép bưởi: Tuy là thực phẩm tốt cho sức khỏe, bưởi và nước ép bưởi lại có thể tương tác với thuốc kháng sinh, cản trở quá trình chuyển hóa kháng sinh trong cơ thể.

  • Một số thảo dược, thực phẩm bổ sung có thể làm giảm hiệu quả của thuốc kháng sinh, tăng nguy cơ gặp tác dụng phụ. Vì vậy, bạn cần trao đổi kỹ càng với bác sĩ, dược sĩ để tránh tương tác không đáng có.

  • Hạn chế dùng chế phẩm từ sữa hoặc thuốc kháng acid dạ dày trong vòng 2 tiếng trước và sau khi uống thuốc. Các khoáng chất như calci, sắt hay magne có trong sản phẩm trên có thể kết hợp với thuốc kháng sinh làm giảm khả năng hấp thu thuốc của cơ thể, giảm hiệu quả của thuốc.

Tham khảo thêm thông tin tại bài viết: Nhiễm độc thị thần kinh do rượu.

Quỳnh Trang - Theo suckhoecong
Bình luận
Tin mới
  • 25/04/2025

    Giảm áp lực, vượt qua căng thẳng mùa thi

    Sức khỏe tinh thần của trẻ em trong mùa thi là một vấn đề đáng quan tâm hàng đầu, đặc biệt khi căng thẳng và áp lực học tập ngày càng gia tăng. Bài viết này sẽ đi sâu vào tìm hiểu nguyên nhân gây căng thẳng cho trẻ, biểu hiện của stress và các phương pháp giúp trẻ giảm căng thẳng, thư giãn tinh thần để đạt kết quả tốt nhất trong mùa thi.

  • 24/04/2025

    Các bước dưỡng da giảm nếp nhăn từ tuổi 30

    Một làn da căng mịn, ít nếp nhăn hoàn toàn có thể đạt được nếu bạn chăm sóc đúng cách và kiên trì...

  • 24/04/2025

    Phình đại tràng do nhiễm độc là gì?

    Phình đại tràng do nhiễm độc là một bệnh lý hiếm gặp nhưng lại là một bệnh nguy hiểm. Bạn có thể mắc bệnh này nếu bạn bị viêm đại tràng nghiêm trọng và cần tích cực điều tri sớm để tránh các chất độc bắt đầu rò rỉ vào máu của bạn và gây nguy hiểm. Cùng tìm hiểu về chứng bệnh này qua bài viết sau đây!

  • 23/04/2025

    Uống sữa giả nguy hiểm như thế nào?

    Hiện nay trên thị trường đang tràn lan các loại sữa giả với đủ loại và đủ các lứa tuổi, chúng gây nên các tác động. Vậy uống sữa giả gây hại đến sức khỏe như thế nào? Cùng Phòng khám chuyên khoa Dinh dưỡng VIAM tìm hiểu qua bài viết sau đây!

  • 23/04/2025

    Nám da có trị hết hẳn được không?

    Nám da là tình trạng da liễu phổ biến, đặc biệt ở phụ nữ. Nám da gây ra các mảng da sẫm màu, thường xuất hiện ở mặt, trán... Có thể điều trị nám hết hẳn hay không còn tùy vào tình trạng nám khác nhau cũng như phương pháp điều trị.

  • 23/04/2025

    Tìm hiểu về MCT – chất béo giúp trẻ tăng cân hiệu quả

    MCT – viết tắt của Medium-Chain Triglycerid – là chất béo có độ dài trung bình, có trong các thực phẩm hàng ngày. MCT được ứng dụng rộng rãi trong các sản phẩm thực phẩm, đặc biệt là các sản phẩm sữa bởi tính hữu ích đối với sức khỏe, đặc biệt trong dinh dưỡng cho trẻ nhỏ, trẻ nhẹ cân hay suy dinh dưỡng. Bài viết dưới đây sẽ giúp hiểu rõ hơn về MCT và hiệu quả của bổ sung MCT giúp tăng cân ở trẻ nhẹ cân, suy dinh dưỡng.

  • 23/04/2025

    10 lợi ích sức khỏe bất ngờ khi kết hợp chuối với sữa

    Bộ đôi năng động chuối và sữa chứa đầy đủ các chất dinh dưỡng thiết yếu, mang lại lợi ích sức khỏe đáng ngạc nhiên, từ tăng cường năng lượng đến thúc đẩy xương chắc khỏe. Tìm hiểu 10 lợi ích sức khỏe của sự kết hợp chuối với sữa.

  • 23/04/2025

    Ngày Thế Giới Phòng Chống Sốt Rét: Chung tay loại trừ bệnh sốt rét

    Sốt rét từ lâu đã là một trong những mối đe dọa lớn đối với sức khỏe con người, đặc biệt tại các vùng nhiệt đới và cận nhiệt đới. Mỗi năm, hàng triệu người trên thế giới phải đối mặt với căn bệnh này, và hàng trăm nghìn người không qua khỏi do thiếu sự can thiệp kịp thời.

Xem thêm