Tổng hội y học Việt Nam

Viện y học ứng dụng Việt Nam
ứng dụng y học vì sức khỏe người việt nam

Vệ sinh giặt giũ quần áo phòng chống dịch bệnh COVID-19

Có thể làm gì để giảm nguy cơ tiếp xúc với coronavirus khi mặc quần áo?

Trước tình hình dịch bệnh COVID-19 đang tiếp tục lây lan và diễn biến phức tạp, mọi người đang thực hiện ngày càng nghiêm ngặt các biện pháp phòng ngừa để đảm bảo môi trường sống của gia đình được an toàn trước virus và giảm thiểu nguy cơ lây nhiễm. Tất cả chúng ta đã tham gia vào việc rửa tay thường xuyên và cẩn thận trong nhiều tuần qua nhưng còn việc vệ sinh các đồ vật khác như giặt giũ quần áo thì sao? 

Mặc dù Trung tâm kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh (CDC) của Hoa Kỳ cho biết coronavirus thường được truyền qua các giọt bắn dịch tiết của người nhiễm bệnh khi hắt hơi hoặc ho chứ không phải qua các vật thể và vật liệu có thể truyền virus nếu chúng bị nhiễm bẩn, tuy nhiên CDC cũng lưu ý rằng virus có thể tồn tại hàng giờ thậm chí đến vài ngày trên các bề mặt được làm từ nhiều loại vật liệu, bao gồm cả quần áo. 

Các nhà nghiên cứu từ Viện Dị ứng và Bệnh truyền nhiễm Quốc gia (NIAID) ở Montana đã nghiên cứu về việc coronavirus có thể tồn tại bao lâu trên các bề mặt nhựa và thép tuy nhiên hiện vẫn chưa có thông tin về thời gian tồn tại của virus trên chất liệu vải. 

Khả năng sống sót của virus phụ thuộc vào điều kiện môi trường như nhiệt độ và độ ẩm. Quần áo không thể đóng vai trò chính trong việc trở thành phương tiện lây lan virus. Nhưng để đảm bảo an toàn mọi người vẫn nên cẩn thận

Vậy bạn có thể làm gì để giảm nguy cơ tiếp xúc với coronavirus khi mặc quần áo

Bao lâu thì bạn nên giặt quần áo

Nếu không có ai trong gia đình của bạn dương tính với coronavirus hay đang có bất kỳ triệu chứng nghi nhiễm nào thì bạn có thể làm sạch quần áo như bạn vẫn thường làm.

Nhưng nếu bạn đã đi ra ngoài tiếp xúc nơi công cộng như đến cửa hàng và những người xung quanh bạn đã không tuân thủ các nguyên tắc cách ly xã hội (bạn không giữ khoảng cách đủ 2m với những người xung quanh) thì việc giặt máy quần áo bạn mặc bên ngoài khi bạn về nhà là một lựa chọn phù hợp. 

Nghiên cứu từ NIAID cho thấy một số virus có thể vẫn tồn tại 2 -3 ngày trên nhựa và thép không gỉ, và trong 24 giờ trên bề mặt bìa carton và 4 giờ trên đồng. Một số dây kéo, nút và các phụ kiện trên quần áo khác có thể được làm từ những vật liệu đó, và có thể mang virus vào nhà bạn. 

Quần áo của người bệnh thì sao? 

Nếu ai đó trong gia đình bạn đã xác nhận hoặc nghi ngờ COVID-19, thì phải thực hiện các biện pháp phòng ngừa thêm khi giặt quần áo cả khăn tắm và khăn trải giường mà họ tiếp xúc. 

CDC khuyến cáo đeo găng tay dùng một lần khi xử lý vệ sinh giặt giũ đồ của người bị bệnh,  vứt găng tay ngay sau khi sử dụng vào thùng rác và rửa tay ngay khi bạn tháo găng tay ra. Nếu bạn không đeo găng tay khi bạn xử lý đồ giặt bẩn, hãy đảm bảo bạn rửa tay sau đó. Ngoài ra, không được giặt đồ bẩn bằng tay để tránh có thể phát tán virus qua không khí. 

Các loại quần áo nên được giặt theo hướng dẫn của nhà sản xuất và sử dụng cài đặt nhiệt độ giặt  thích hợp nhiệt độ cao nhất có thể. CDC nói rằng có thể giặt quần áo của  người bệnh  chung với quần áo của người khác trong máy giặt, vì giặt quần áo trong máy bằng các chất tẩy rửa sẽ diệt được virus. Nhưng các đồ chứa đựng quần áo nên được làm sạch và khử trùng sau khi đựng quần áo bẩn của người bệnh. 

Hội đồng Hóa học Mỹ đã đưa ra một danh sách các sản phẩm chất tẩy rửa có thể được sử dụng chống lại COVID-19. Cơ quan bảo vệ môi trường cũng đã đưa ra một danh sách các chất khử trùng có thể được sử dụng để chống lại virus.

Bạn có thể giặt quần áo của bạn bằng tay

Không có khuyến nghị nào được đưa ra đề nghị bạn không nên giặt quần áo ở nhà, nhưng nếu giặt máy sẽ đảm bảo nhiệt độ cao hơn giúp diệt khuẩn tốt hơn.

Bạn vẫn có thể đi đến tiệm giặt là?

Dịch vụ giặt là vẫn mở trên khắp Hoa Kỳ và được coi là nhu cầu thiết yếu, cho những người không có thiết bị giặt trong nhà riêng của họ. 

Tuy nhiên, điều quan trọng là phải tuân theo các hướng dẫn của CDC về đảm bảo cách xa xã hội để ngăn chặn sự lây lan của COVID-19 nếu bạn đi đến tiệm giặt ủi hoặc sử dụng thiết bị giặt là chung, chẳng hạn như phòng giặt trong tòa nhà chung cư,  hãy thực hiện tất cả các biện pháp phòng ngừa mà bạn có thể.

Bạn nên đeo găng tay, tránh chạm vào mặt, khử trùng bề mặt của máy bạn sử dụng trong tiệm giặt và rửa tay theo hướng dẫn vệ sinh CDC. Nếu bạn có chất khử trùng tay, hãy sử dụng nó trong khi giặt, sau đó rửa tay bằng xà phòng và nước khi bạn về nhà. 

Hãy nhớ rằng, rửa tay vẫn là bước quan trọng nhất bạn để ngăn chặn sự lây lan của COVID-19. Vì vậy, đừng quá ám ảnh với việc giặt quần áo đến nỗi bạn quên mất đôi tay của mình. 

Tham khảo thêm thông tin tại bài viết: Quần chip và sức khỏe vùng kín

 

BS. Nguyễn Hoài Thu - Viện Y học ứng dụng Việt Nam
Bình luận
Tin mới
  • 09/07/2025

    Đau đầu do thời tiết nóng bức: Nguy cơ tiềm ẩn và giải pháp phòng ngừa hiệu quả

    Mùa hè mang theo những ngày nắng kéo dài, không khí oi bức và nền nhiệt độ cao, tạo nên nhiều thách thức đối với sức khỏe con người. Một trong những ảnh hưởng phổ biến nhưng ít được chú ý là tình trạng đau đầu do nóng.

  • 08/07/2025

    Các nguồn cung cấp chất béo cho cơ thể

    Chất béo là một trong ba nhóm dưỡng chất thiết yếu, cùng với carbohydrate và protein, có vai trò vô cùng quan trọng trong hoạt động sống của cơ thể con người.

  • 08/07/2025

    Đột quỵ nhiệt: Nguy hiểm tiềm ẩn trong mùa nắng nóng

    Mùa hè đến, cái nắng gay gắt không chỉ khiến cơ thể mệt mỏi mà còn tiềm ẩn những mối nguy hiểm khôn lường đối với sức khỏe, trong đó đột quỵ nhiệt là một trong những tình trạng đáng lo ngại nhất.

  • 08/07/2025

    Loại cá nhỏ bé có nhiều lợi ích với sức khỏe

    Cá cơm là một nguồn dinh dưỡng ấn tượng, mang lại những lợi ích sức khỏe đáng ngạc nhiên.

  • 08/07/2025

    Kháng sinh và những điều cần biết cho người trưởng thành

    Kháng sinh (hay thuốc kháng sinh) đóng vai trò then chốt trong y học hiện đại, giúp điều trị hiệu quả các bệnh nhiễm trùng do vi khuẩn.

  • 08/07/2025

    Điểm danh 5 loại dầu thực vật mang lại lợi ích sức khỏe tuyệt vời

    Chất béo thường bị hiểu lầm là “kẻ thù” của sức khỏe, đặc biệt là đối với tim mạch và cân nặng. Tuy nhiên, các nghiên cứu gần đây cho thấy không phải tất cả chất béo đều có hại. Ngược lại, một số loại chất béo tốt lại đóng vai trò thiết yếu trong việc duy trì năng lượng, hấp thụ vitamin và bảo vệ cơ thể khỏi viêm nhiễm. Trong đó, dầu ăn có nguồn gốc thực vật như dầu ô liu, dầu bơ, dầu mè... không chỉ mang lại hương vị phong phú cho món ăn mà còn cung cấp các acid béo có lợi cho tim mạch, não bộ và hệ miễn dịch.

  • 07/07/2025

    Dấu hiệu nhận biết và cách xử lý cảm nắng nhanh chóng

    Mùa hè với những ngày nắng gay gắt không chỉ mang đến niềm vui của những chuyến đi chơi mà còn ẩn chứa nguy cơ sức khỏe mà ít ai để ý: cảm nắng. Đây là một tình trạng nghiêm trọng xảy ra khi cơ thể không thể tự điều hòa nhiệt độ trong môi trường nóng bức, dẫn đến những hậu quả khôn lường nếu không được phát hiện và xử lý kịp thời.

  • 07/07/2025

    8 thực phẩm nên tránh để bảo vệ gan khỏe mạnh

    Gan đóng vai trò quan trọng trong việc duy trì sức khỏe tổng thể. Lựa chọn đúng loại thực phẩm cũng như tránh những chất có hại góp phần bảo vệ chức năng gan khỏe mạnh.

Xem thêm