Tổng hội y học Việt Nam

Viện y học ứng dụng Việt Nam
ứng dụng y học vì sức khỏe người việt nam

Quần chip và sức khỏe vùng kín

Một câu hỏi bạn rất nên quan tâm: Chọn và giữ vệ sinh quần chip như thế nào để không bị nhiễm khuẩn vùng kín?

Vệ sinh quần chip có liên quan đến sức khỏe vùng kín?

Bạn có biết rằng, mồ hôi, nước tiểu, dịch tiết âm đạo đọng lại ở quần chip sẽ tạo môi trường thuận lợi cho vi khuẩn và nấm phát triển. Đây chính là các tác nhân hàng đầu gây viêm nhiễm vùng kín khiến rất nhiều chị em khó chịu.

Candida alcabicans hay còn gọi là nấm menlà một loại nấm gây viêm âm đạo phổ biến nhất, thông thường luôn có một lượng nhỏ cư trú ở âm đạo. Khi có điều kiện thuận lợi như vùng kím ẩm ướt, đọng mồ hôi, quần chip không đủ khô, nấm men sẽ sinh sôi và phát triển với tốc độ chóng mặt, gây ra những triệu chứng vô cùng khó chịu cho các chị em phụ nữ như ngứa ngáy, đau rát, ra khí hư trắng đục... Nấm men ưa thích môi trường ẩm ướt, ấm áp vì vậy chỉ cần một vài giọt nước tiểu vương vãi ra quần chip trong vòng một thời gian ngắn chưa kịp thay, cộng với mồ hôi vùng kín cũng là một môi trường hoàn hảo cho nấm phát triển hoặc làm cho những nhiễm trùng hiện mắc sẽ nặng thêm.

Một số loại vi khuẩn gây viêm nhiễm vùng kín cũng sẽ phát triển mạnh nhất trong điều kiện không sạch sẽ, khô thoáng của vùng kín. 

Do vậy, bạn rất cần phải giặt giũ quần chip sạch sẽ để đảm bảo vệ sinh vùng kín. Nhưng vệ sinh bằng cách nào là tốt nhất? Dưới đây là một số điều bạn cần lưu ý khi giặt quần chip:

Giặt sạch, xả sạch: đây là nguyên tắc rất đơn giản để làm sạch đồ lót. Dù bạn giặt bằng tay hay bằng máy, cần phải giặt và xả sạch những hóa chất, thuốc tẩy bám trên đồ lót, tránh gây kích ứng da hay làm mất cân bằng môi trường tự nhiên của vùng kín khi tiếp xúc với đồ lót.

Làm khô, thoáng tối đa: Một chuyên gia vi sinh học cho biết, giặt quần chip với nước nóng  600C thì sẽ diệt được hầu hết các mầm bệnh. Nhưng không may, nước để giặt trong máy giặt không bao giờ có thể nóng đến 600 C để diệt được vi khuẩn, và nước để giặt tay cũng thế. Một nghiên cứu trên tạp chí nhiễm khuẩn bệnh viện của Mỹ  tiết lộ rằng máy giặt ở nhà có thể diệt được Staphylococcus aureus (tụ cầu  vàng) và những vi khuẩn gram âm. Nghiên cứu này cũng cho thấy việc giặt bằng máy giặt không thể tiêu diệt được 100% vi khuẩn, nhưng quá trình phơi khô tự nhiên dưới ánh nắng hoặc sấy khô hoặc là quần áo thì có thể tiêu diệt rất nhiều vi khuẩn cư trú ở quần áo.

Do vậy, nên phơi quần chip ở nơi có ánh mặt trời trực tiếp. Nếu không thể phơi dưới ánh mặt trời, bạn có thể xử lý bằng phương pháp nhiệt độ cao, ví dụ dùng bàn là để là, dùng máy sấy tóc sấy khô hoặc dùng lò sưởi để cho quần chip không bị ẩm ướt. Ngoài ra, không phơi quần chip trong phòng tắm hay những góc khuất.

Quần chip phải được thay hàng ngày và giặt ngay sau khi thay: không nên để quần bẩn qua đêm, hoặc gom lại vài ngày mới giặt, như vậy vi khuẩn sẽ phát triển nhiều hơn. 
Giặt riêng: quần chip thường nhỏ hơn rất nhiều so với các loại quần áo khác, vì vậy bạn nên giặt quần bằng tay để đảm bảo sạch sẽ triệt để. Không nên giặt quần chíp chung với các loại quần áo khác để tránh lây nhiếm chéo vi khuẩn từ quần áo khác sang quần lót và ngược lại.

Chọn loại xà phòng thích hợpnên chọn xà phòng thơm là tốt nhất vì các chất giặt tẩy có thể nổi bọt đều ảnh hưởng không tốt tới môi trường kiềm ở âm đạo. Bên cạnh đó, các hóa chất độc hại có trong bột giặt hoặc nước giặt có thể vương lại trên quần chip, trong máy giặt và gây ảnh hưởng không tốt đến vùng kín. Không nên dùng tinh dầu, thuốc tẩy để giặt quần chip vì mặc dù thuốc tẩy có hiệu quả diệt khuẩn đồng thời cũng tẩy đi vết bẩn màu vàng trên quần, nhưng chất khử trùng trong thuốc tẩy có tính kích thích rất mạnh, nếu còn lưu lại trên quần sẽ có thể gây tổn hại môi trường âm đạo. 

Có nên dùng lò vi sóng để sấy khô quần chip? Những nghiên cứu trước đây đã chỉ ra vi sóng có thể diệt được vi khuẩn trú ngụ ở nhà bếp, miếng giẻ rửa bát và các dụng cụ dọn vệ sinh khác. Do vậy, nhiều người tin rằng, dùng lò vi sóng để sấy khô quần có thể tiêu diệt được các mầm bệnh, trong đó có nấm Candida albicans. Tuy nhiên, các nghiên cứu sâu hơn đã chỉ ra rằng, việc sấy khô quần chip bằng lò vi sóng không có tác dụng diệt nấm Candida albicans. Bạn không nên hy vọng vào phương pháp này để hạn chế nhiễm nấm trên quần lót của mình.

Lựa chọn quần chíp: cũng lắm vấn đề rắc rối!

Không phải ai cũng biết cách chọn quần chip thế nào cho đúng và đảm bảo sức khỏe vùng kín. Dưới đây là những gợi ý cho bạn:

Chọn chất liệu phù hợp: một trong những điều gây khó chịu nhất đó là nấm rất dễ bị tái nhiễm nhiều lần và rất dễ bị nhiễm kèm theo nhiều loại vi khuẩn, vi rút hay ký sinh trùng khác. Không may, chất liệu làm nên quần lót mà bạn mặc cũng là một yếu tố nguy cơ, nấm cực kỳ yêu thích những chất liệu không phải là cotton! Quần lót bó chặt, ẩm ướt và bẩn cũng là một nơi cư trú ưa thích của nấm.

Khi bạn chọn quần lót hãy nhớ chọn chất liệu cotton, lớp tiếp xúc với da ở đũng quần phải là vải cotton không nhuộm màu, thoáng mát, dễ thấm mồ hôi. Hạn chế sử dụng quần lót được may từ vải hóa học hoặc vải lụa bởi chúng dễ đọng mồ hôi và gây kích ứng cho những người có làn da nhạy cảm.

Kiểu dáng vừa vặn: một vài kiểu quần lót bạn chọn, chẳng hạn như quần lót lọt khe, có thể tăng nguy cơ chà sát gây kích ứng da và thậm chí là nhiễm trùng. Đặc biệt là khi bạn đã sẵn bị nhiễm trùng ở vùng kín thì việc mặc quần lót lọt khe sẽ làm bệnh trầm trọng thêm bởi kiểu quần lót này ẩn chứa nguy cơ lây nhiễm E.coli từ hậu môn đến âm đạo. Quần lót lọt khe thậm chí có thể gây kích ứng vùng kín ở những người có làn da nhạy cảm. Nhưng điều đó không có nghĩa là bạn không được mặc kiểu quần sexy này; hãy tìm một chiếc quần vừa vặn với cơ thể để mặc.

Có nên "thả rông"? mặc dù chứa đựng nhiều nguy cơ tiềm ẩn khi mặc quần lót là vậy nhưng ý tưởng "thả rông" không mặc gì đi ra ngoài đường lại không phải là một ý tưởng tốt vì sẽ tạo ra nhiều ma sát ở vùng  kín với lớp quần áo ngoài và  nếu không có lớp cotton thấm hút mồ hôi da cũng trở lên khó chịu hơn. Việc mặt quần lót cả đêm lẫn ngày cũng không phải là một ý kiến hay. Hãy có khoảng thời gian để vùng kín được tự do và khoảng thời gian hoàn hảo nhất trong ngày đó là lúc đi ngủ.

Bạn cần lưu ý gì thêm?

Hãy thay quần lót của bạn ít nhất một ngày 1 lần và giữ quần lót luôn sạch sẽ và khô ráo để giảm thiểu những nguy cơ nhiễm khuẩn hoặc kích ứng da. 

Luôn nhớ rằng quần lót không phải là nguồn duy nhất làm cho vùng kín bị nhiễm khuẩn. Ga trải giường hay chăn gối đều có thể là nguồn chứa rất nhiều mầm bệnh và nếu bạn không giữ sạch sẽ và giặt giũ thường xuyên thì bạn có thể mắc rất nhiều bệnh.

Một  điều không kém phần quan trọng nữa đó là, vệ sinh máy giặt thường xuyên để vi khuẩn không tồn tại lâu trong lồng giặt và không lây nhiễm sang các quần áo.

Tham khảo thêm thông tin tại bài viết: 6 sai lầm làm tăng nguy cơ nhiễm khuẩn vùng kín trong mùa hè

Ths.Bs. Trần Thu Nguyệt - Viện Y học ứng dụng Việt Nam
Bình luận
Tin mới
  • 08/05/2024

    Lupus ảnh hưởng đến cơ thể bạn như thế nào?

    Lupus có thể ảnh hưởng đến bất kỳ bộ phận nào trên cơ thể bạn, nhưng việc dùng thuốc có thể giúp ngăn ngừa và giảm bớt triệu chứng bệnh. Ngoài ra còn có các biện pháp bạn có thể tự thực hiện để tránh ảnh hưởng của bệnh lupus lên tim, da, thận, mắt và các khu vực khác trên cơ thể.

  • 07/05/2024

    5 thực phẩm giàu protein cho người ăn chay để giảm cân

    Bổ sung thực phẩm giàu protein có thể giúp kiềm chế cơn thèm ăn, tránh ăn quá nhiều hỗ trợ giảm cân hiệu quả. Với người ăn chay nên bổ sung protein qua những thực phẩm nào?

  • 07/05/2024

    Trẻ tuổi teen hút thuốc lá điện tử dễ nhiễm kim loại độc hại

    Thực tế đáng báo động hiện nay là thuốc lá thế hệ mới ngày càng phổ biến với giới trẻ. Nghiên cứu cho thấy, thói quen hút thuốc lá điện tử dạng vape khiến trẻ vị thành niên có nguy cơ nhiễm kim loại độc hại.

  • 07/05/2024

    Dấu hiệu nhận biết viêm amidan mủ ở trẻ em

    Viêm amidan mủ ở trẻ (hay viêm amidan hốc mủ) là một dạng viêm mạn tính, xuất hiện các hốc mủ trắng xung quanh amidan và vòm họng. Trẻ em là đối tượng dễ mắc bệnh nhất do sức đề kháng còn yếu, vi khuẩn và virus dễ tấn công và để lại biến chứng nếu không được phát hiện và điều trị sớm.

  • 07/05/2024

    Uống rượu có thể làm tăng nguy cơ ung thư đại trực tràng

    Nhiều nghiên cứu đã tìm thấy mối liên hệ giữa việc uống rượu và ung thư đại trực tràng. Hầu hết các nghiên cứu đều cho thấy mối liên hệ này càng trở nên mạnh mẽ hơn khi tiêu thụ nhiều rượu hơn.

  • 06/05/2024

    6 trường hợp khẩn cấp của bệnh Crohn - khi nào cần đến bệnh viện

    Nhận biết các trường hợp khẩn cấp của bệnh Crohn giúp bạn tránh gặp phải tình trạng nguy hiểm ảnh hưởng đến sức khỏe.

  • 05/05/2024

    6 tình trạng sức khỏe nguy hiểm liên quan đến nắng nóng

    Khi thời tiết nắng nóng, nguy cơ mắc các bệnh liên quan đến nhiệt sẽ tăng lên. Nếu không được điều trị nhanh chóng, có thể dẫn đến các vấn đề sức khỏe nghiêm trọng. Vậy có phòng ngừa được không?

  • 05/05/2024

    5 biện pháp giảm nồng độ axit uric hiệu quả

    Axit uric là một chất thải tự nhiên được hình thành do sự phân hủy của thực phẩm có chứa purin chúng ta ăn hàng ngày. Sự tích tụ quá mức có thể dẫn đến các vấn đề sức khỏe như bệnh gout và sỏi thận...

Xem thêm