Bộ Y tế cập nhật tình hình dịch bệnh COVID-19 tại bản tin 9h hàng ngày.
Tính đến 9h ngày 1/4/2020:
* Thế giới: 857.261 người mắc, 42.114 người tử vong.
- 203 quốc gia, vùng lãnh thổ ghi nhận ca mắc COVID-19.
- Tại Đông Nam Á, tất cả các quốc gia trong khu vực đều có người mắc bệnh, với tổng số ca mắc là 9430 , số ca tử vong là 282.
- Việt Nam đứng thứ 88/203 quốc gia, vùng lãnh thổ có ca mắc trên thế giới; 6/11 quốc gia có ca mắc trong khu vực ASEAN.
* Việt Nam: 212 ca mắc COVID-19; 0 ca tử vong.
Trong đó:
- 58 ca bình phục
- 154 ca bệnh đang được điều trị.
Số ca nhiễm nhập cảnh được quản lý ngay |
Số ca nhiễm nhập cảnh có thời gian trong cộng đồng |
Số lượng F1 đang được cách ly tập trung |
Số lượng F2 được cách ly tại nhà và theo dõi y tế |
102 |
110 |
34.842 |
31.732 |
1. Tổng số ca mắc mới tính từ 9h ngày 31/3 đến 9h ngày 1/4 trên tổng số ca tích luỹ: 8/212.
Trong đó:
- 03 trường hợp nhiễm được cách ly ngay khi nhập cảnh.
- 05 trường hợp nhiễm được phát hiện tại cộng đồng
2. Tổng số ca bình phục trong ngày: 8
3. Số ca tử vong: 0
4. Năm địa phương có đông bệnh nhân nhất được cách ly/điều trị:
- Hà Nội: 84
- TP. Hồ Chí Minh: 51
- Vĩnh Phúc: 12
- Bình Thuận: 09
- Ninh Bình: 09
5. Số ca có tiến triển tốt: 86 trường hợp, trong đó:
+ Âm tính lần 1: 52 trường hợp
+ Âm tính từ 02 lần trở lên: 34 trường hợp
+ 3 bệnh nhân trong tình trạng nặng đã có diễn biến tốt lên, trong đó 01 trường hợp đã được rút ống nội khí quản (BN26);
6. Số ca nặng: 7
7. Số người cách ly:
- Tại bệnh viện: 890
- Tại khu cách ly tập trung: 33.952
- Tại nhà: 31.732
8. Nhận xét:
- Ngày 31/3, Thủ tướng Chính phủ ban hành Chỉ thị số 16/CT-TTg về thực hiện các biện pháp cấp bách phòng, chống dịch COVID -19. Theo đó, thực hiện cách ly toàn xã hội trong vòng 15 ngày kể từ 0 giờ ngày 1/4/2020 trên phạm vi toàn quốc.
- Cách ly xã hội không phải là phong toả đất nước: Người dân vẫn được ra khỏi nhà khi thực sự cần thiết như đi mua lương thực, thực phẩm, thuốc men, cấp cứu, làm việc tại nhà máy, cơ sở sản xuất. Cơ sở kinh doanh dịch vụ, hàng hoá thiết yếu không bị đóng cửa và các trường hợp khẩn cấp khác. Người dân vẫn được di chuyển giữa các địa bàn nhưng cần hạn chế tối đa từ địa bàn khu vực này sang địa bàn khu vực khác.
- Bảo đảm lương thực dư dả cho 100 triệu dân, không chỉ đủ ăn mà còn dự trữ và thực hiện các nhiệm vụ khác như hỗ trợ gạo để trồng rừng, học sinh miền núi…
- Hệ thống phân phối hàng hóa vẫn luôn hoạt động, đủ hàng hóa, thực phẩm cung cấp cho người dân, bảo đảm không tăng giá... Do vậy, người dân không cần phải đi mua hàng tích trữ.
- Dự kiến, hỗ trợ trực tiếp 1 triệu đồng/người/tháng với hộ nghèo, người lao động tự do không có hợp đồng, mất việc hoặc không có việc làm; hộ kinh doanh cá thể phải tạm ngừng kinh doanh gặp khó khăn nhất do COVID-19; hỗ trợ cho một bộ phận đối tượng bảo trợ xã hội, người có công 500.000 đồng/người/tháng.
Khuyến cáo:
- Bộ Y tế khuyến khích người dân tăng cường giữ sức khỏe phòng, chống dịch COVID-19.
- Để ngăn chặn dịch bệnh COVID-19, Bộ Y tế đề nghị người dân thực hiện tốt những điểm sau đây:
1. Hạn chế tối đa ra ngoài, chỉ ra ngoài khi thực sự cần thiết.
2. Nếu buộc phải ra ngoài luôn đeo khẩu trang, hãy giữ khoảng cách tiếp xúc, tốt nhất là 2m.
3. Không tập trung quá 2 người ngoài phạm vi công sở, trường học, bệnh viện và tại nơi công cộng.
4. Thường xuyên rửa tay bằng xà phòng hoặc dung dịch sát khuẩn.
5. Vệ sinh và để thông thoáng nhà cửa; lau rửa thường xuyên các bề mặt, các điểm hay tiếp xúc; sinh hoạt lành mạnh.
6. Thực hiện khai báo y tế trên ứng dụng NCOVI (ncovi.vn), hoặc khai trực tuyến trên tokhaiyte.vn; cập nhật tình hình sức khỏe hàng ngày, giữ liên hệ với cơ sở y tế.
Danh sách cập nhật số ca mắc COVID -19 tại 11 Quốc gia trong khu vực ASEAN tính đến 9h sáng 1/4/2020
|
Không đến các sơ sở y tế, không được bác sĩ kê đơn, nhiều phụ huynh tự ý mua thuốc và điều trị bệnh viêm đường hô hấp trên cho trẻ tại nhà . Việc làm này khiến bệnh tình của trẻ không được cải thiện mà còn kéo theo một số biến chứng nguy hiểm
Do đặc thù công việc, nhiều người buộc phải luân phiên làm ca đêm. Tuy nhiên, làm việc vào ban đêm dẫn đến sự mất cân bằng nhịp sinh học tự nhiên, có thể làm tăng nguy cơ mắc các vấn đề về tim mạch
Vitamin D rất quan trọng với nhiều chức năng ở trẻ nhỏ, như chức năng xương khớp, chức năng miễn dịch. Tuy nhiên, bổ sung vitamin D đúng cách như thế nào thì không phải bậc phụ huynh nào cũng biết
Nhiều chị em lo ngại về quầng thâm và bọng mắt ở vùng da dưới mắt, tuy nhiên, mi mắt mới là vùng da có nguy cơ lão hóa đầu tiên trên gương mặt.
Tình trạng thiếu vitamin D ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ rất phổ biến và có thể gây ra nhiều hậu quả nghiêm trọng nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời.
Ngày Sức khỏe Tâm thần – 10/10 hàng năm là một dịp để chúng ta nhìn lại và suy ngẫm về tầm quan trọng của việc chăm sóc sức khỏe tinh thần. Trong xã hội hiện đại khi những áp lực và thách thức ngày càng gia tăng, việc duy trì một tinh thần khỏe mạnh không chỉ đơn thuần là tránh xa bệnh tật mà còn là xây dựng một nền tảng vững chắc cho một cuộc sống viên mãn và hạnh phúc.
Mái tóc khỏe đẹp, mượt mà phản ánh tình trạng sức khỏe. Khi cơ thể thiếu một số chất sẽ khiến mái tóc yếu rụng... Dưới đây là một số nhóm thực phẩm giúp mái tóc mượt.
Hội chứng Apert là một rối loạn di truyền hiếm gặp gây ra sự phát triển bất thường của sọ. Trẻ em mắc hội chứng Apert được sinh ra với hình dáng sọ và khuôn mặt biến dạng, đi cùng nhiều khuyết tật khác. Phẫu thuật tạo hình có thể giúp sửa một số bất thường xương mặt.