Với sự bùng phát của đại dịch COVID-19, mọi người đã chú ý nhiều hơn đến các biện pháp phòng ngừa lây bệnh, như rửa tay, ở nhà khi cảm thấy không khỏe và làm sạch các bề mặt thường chạm vào.
Tuy nhiên, có một loại bề mặt mà chúng ta có thể bỏ qua là màn hình điện thoại và ốp điện thoại
Màn hình cảm ứng trên các thiết bị là một nguồn vi khuẩn thường bị bỏ qua và dễ đưa vi khuẩn vào không gian.Trong thực tế, các nhà nghiên cứu đã phát hiện ra rằng điện thoại di động của chúng ta có thể mang các dạng sống của vi sinh vật, bao gồm vi khuẩn, virus và nấm.
Mặc dù phần lớn trong số này là vô hại, nhưng cũng có những sinh vật gây bệnh như virus SARS-CoV-2 có thể tồn tại trên bề mặt đủ lâu để lây truyền sang bạn hoặc người khác.
Bạn có cần vệ sinh điện thoại của bạn?
Nếu bạn vừa rửa tay thì việc làm sạch điện thoại của bạn liệu có quan trọng?
Nếu mọi người rửa tay trước khi chạm vào các thiết bị của họ, điều đó đủ để ngăn chúng ta truyền vi khuẩn sang bề mặt của các thiết bị. Tuy nhiên, thông thường việc rửa tay trước mỗi lần tiếp xúc mới với thiết bị sẽ không thực tế.
Theo một khảo sát năm 2019, một người trung bình chạm vào điện thoại di động của họ 2617 lần mỗi ngày. Trước thực tế này, việc vệ sinh màn hình cảm ứng và ốp điện thoại nên trở thành một phần thói quen của mọi người.
Cách vệ sinh điện thoại
Bạn có thể tham khảo trang web của nhà sản xuất điện thoại hoặc ốp điện thoại
để biết bất kỳ hướng dẫn cụ thể nào họ có thể có để tránh làm hỏng thiết bị hoặc vỏ của bạn.
Nhiều nhà sản xuất, bao gồm cả Apple , đã cung cấp các hướng dẫn vệ sinh thiết bị điện tử mùa đại dịch COVID-19.
Mặc dù các hướng dẫn cụ thể có thể khác nhau tùy thuộc vào thiết bị của bạn, Apple đã đưa ra những tư vấn chung sau cho các sản phẩm của mình:
Apple đang khuyến nghị sử dụng khăn lau cồn isopropyl 70% hoặc Khăn lau khử trùng Clorox để vệ sinh mọi bề mặt. Tuy nhiên, bạn nên tránh sử dụng các loại giấy lau cồn này trên các bề mặt chất liệu da hoặc vải để tránh làm ảnh hưởng đến độ bền sau này.
Đây đều là những chất khử trùng khá nhẹ nhàng. Tuy nhiên, bạn nên tránh sử dụng thuốc tẩy clo. Điều này có thể làm hỏng điện thoại của bạn. Nên sử dụng thêm ốp điện thoại sẽ giúp việc lau vệ sinh điện thoại bằng khăn lau khử trùng dễ dàng hơn.
Bao lâu bạn nên vệ sinh điện thoại một lần?
Nếu để ai đó hắt hơi hoặc ho gần thiết bị của bạn thì khả năng thiết bị của bạn bị nhiễm virus là rất cao bởi những giọt bắn li ti chứa virus của người bệnh có thể rơi xuống điện thoại
Vì vậy, nếu bạn đã ở gần bất cứ ai bị ho hoặc hắt hơi, thì nên làm sạch điện thoại của bạn. Và sẽ tốt hơn nếu bạn có thể vệ sinh điện thoại của mình một cách thường xuyên, mặc dù không nhất thiết là bạn phải vệ sinh mỗi khi bạn chạm vào điện thoại. Và dần dần theo tần suất, vệ sinh này sẽ giúp thay đổi thói quen của bạn.
Nếu bạn thường xuyên rửa tay, bạn có thể lau chùi màn hình ít hơn khoảng 1-2 lần một ngày.
Tuy nhiên, trừ khi bạn ở trong nhà có người nhiễm SARS-CoV-2, loại virus gây ra COVID-19 còn nếu không thì điện thoại của bạn khả năng cao sẽ không chứa virus. Và có lẽ không có bất kỳ lý do nào để làm sạch điện thoại của bạn nhiều hơn một lần một ngày, trừ khi nó có khả năng bị nhiễm virus.
Tham khảo thêm thông tin tại bài viết: Điện thoại di động ảnh hưởng đến cơ thể chúng ta như thế nào?
Mùa hè mang theo những ngày nắng kéo dài, không khí oi bức và nền nhiệt độ cao, tạo nên nhiều thách thức đối với sức khỏe con người. Một trong những ảnh hưởng phổ biến nhưng ít được chú ý là tình trạng đau đầu do nóng.
Chất béo là một trong ba nhóm dưỡng chất thiết yếu, cùng với carbohydrate và protein, có vai trò vô cùng quan trọng trong hoạt động sống của cơ thể con người.
Mùa hè đến, cái nắng gay gắt không chỉ khiến cơ thể mệt mỏi mà còn tiềm ẩn những mối nguy hiểm khôn lường đối với sức khỏe, trong đó đột quỵ nhiệt là một trong những tình trạng đáng lo ngại nhất.
Cá cơm là một nguồn dinh dưỡng ấn tượng, mang lại những lợi ích sức khỏe đáng ngạc nhiên.
Kháng sinh (hay thuốc kháng sinh) đóng vai trò then chốt trong y học hiện đại, giúp điều trị hiệu quả các bệnh nhiễm trùng do vi khuẩn.
Chất béo thường bị hiểu lầm là “kẻ thù” của sức khỏe, đặc biệt là đối với tim mạch và cân nặng. Tuy nhiên, các nghiên cứu gần đây cho thấy không phải tất cả chất béo đều có hại. Ngược lại, một số loại chất béo tốt lại đóng vai trò thiết yếu trong việc duy trì năng lượng, hấp thụ vitamin và bảo vệ cơ thể khỏi viêm nhiễm. Trong đó, dầu ăn có nguồn gốc thực vật như dầu ô liu, dầu bơ, dầu mè... không chỉ mang lại hương vị phong phú cho món ăn mà còn cung cấp các acid béo có lợi cho tim mạch, não bộ và hệ miễn dịch.
Mùa hè với những ngày nắng gay gắt không chỉ mang đến niềm vui của những chuyến đi chơi mà còn ẩn chứa nguy cơ sức khỏe mà ít ai để ý: cảm nắng. Đây là một tình trạng nghiêm trọng xảy ra khi cơ thể không thể tự điều hòa nhiệt độ trong môi trường nóng bức, dẫn đến những hậu quả khôn lường nếu không được phát hiện và xử lý kịp thời.
Gan đóng vai trò quan trọng trong việc duy trì sức khỏe tổng thể. Lựa chọn đúng loại thực phẩm cũng như tránh những chất có hại góp phần bảo vệ chức năng gan khỏe mạnh.