Tổng hội y học Việt Nam

Viện y học ứng dụng Việt Nam
ứng dụng y học vì sức khỏe người việt nam

Điều gì xảy ra với cơ thể khi bạn nghiện điện thoại?

Nhiều bệnh nhi vào viện tâm thần với những triệu chứng như bỏ học, cáu gắt, tự kỷ, trầm cảm, co giật, khi cha mẹ "cắt" điện thoại thông minh hoặc Internet.

Bài viết của bác sĩ Trần Quốc Khánh, khoa Phẫu thuật cột sống, Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức, Hà Nội, về mối nguy hiểm khi nghiện điện thoại ở giới trẻ. 

Trong một lần nói chuyện, đồng nghiệp tại Bệnh viện Tâm thần Trung ương đã tiết lộ tỷ lệ trẻ nhập viện vì hội chứng nghiện điện thoại và mạng xã hội tăng cao. Nhiều bệnh nhi vào viện với những triệu chứng như bỏ học, cáu gắt, tự kỷ, trầm cảm, co giật, khi cha mẹ "cắt" điện thoại thông minh hoặc Internet.

Không chỉ ở Việt Nam, hội chứng nghiện điện thoại thông minh và mạng xã hội đang là vấn đề toàn cầu, ảnh hưởng nghiêm trọng, đặc biệt thế hệ trẻ.

Khái niệm Nomophobia - hội chứng sợ hãi khi thiếu điện thoại - chỉ những người có cuộc sống quá phụ thuộc vào thiết bị công nghệ thông minh. Thậm chí ở Pháp, chính phủ vừa ra đạo luật nghiêm cấm các trường tiểu học và trung học cho học sinh mang theo điện thoại cũng như các thiết bị công nghệ khi đến trường (3-15 tuổi). Đạo luật này được đa số người dân ủng hộ.

Dưới góc nhìn y học, việc chúng ta, đặc biệt là con trẻ sử dụng điện thoại thông minh và mạng xã hội quá nhiều gây ra rất nhiều những vấn đề sức khỏe cả về thể chất và tinh thần. Nhiều tổn thương rất khó hồi phục, ảnh hưởng đến cả cuộc đời.

Hội chứng nghiện điện thoại thông minh và mạng xã hội đang là vấn đề toàn cầu. Ảnh: Việt Hùng. 

 

Dưới đây, tôi xin chia sẻ những mặt trái khủng khiếp đó:

Tổn thương mắt

Bạn có nguy cơ tổn thương vĩnh viễn hoặc khó điều trị các bệnh lý liên quan đến mắt, bao gồm: mắt nháy, ngứa và đỏ, khó tập trung vào một vật gì đó, mắt mỏi hoặc mờ. Đặc biệt, những tổn thương này dễ xảy ra ở trẻ em.

Các vấn đề về cổ

Đau cổ, thoái hóa cột sống cổ, hội chứng co cứng cơ cột sống cổ do nhìn xuống điện thoại di động hoặc máy tính bảng liên tục, kéo dài. Trẻ em ngồi xem một tư thế quá lâu góp phần làm tăng tỷ lệ gù, vẹo cột sống học đường.

Tổn thương khớp ngón cái

Việc sử dụng ngón tay cái để cầm, điện thoại, nhắn tin, lướt mạng kéo dài thường dẫn đến tình trạng đau, tê, hạn chế độ linh hoạt của ngón tay cái. Đây là ngón đóng vai trò quan trọng nhất của bàn tay.

Tăng nguy cơ nhiễm bệnh

Vi khuẩn E.coli có thể gây sốt, nôn mửa và tiêu chảy được tìm thấy trên rất nhiều điện thoại. Các nhà khoa học đã nghiên cứu và chỉ ra cứ 6 điện thoại thì có một chiếc dính phân trên đó. Bên cạnh đó, điện thoại và chùm chìa khóa được xếp vào nhóm những vật dụng bẩn nhất trong nhà.

Ngoài ra, các chuyên gia y tế cũng cảnh báo sử dụng điện thoại thường xuyên góp phần gây nên tình trạng nhiễm MRSA - tụ cầu vàng kháng Methicillin. MRSA thường lây lan và gây ra những tổn thương ban đầu ở da như mụn nhọt - áp-xe gây đau, bỏng rát. Chúng có thể xâm nhập sâu vào cơ thể gây nên các bệnh như nhiễm trùng xương, khớp, đường máu, van tim và phổi. Nếu không được điều trị kịp thời có thể nguy hiểm đến tính mạng.

Tai nạn ôtô

Nhiều người tin rằng họ có thể đa nhiệm và vẫn sử dụng điện thoại khi lái xe. Thực tế không phải như vậy, việc nhắn tin, nghe điện thoại lúc lái xe gây tình trạng mất tập trung để xử lý những tình huống đòi hỏi tốc độ nhanh chóng, đặt người lái và những người khác trên đường gặp nguy hiểm. Nhắn tin khi điều khiển phương tiện giao thông có thể nguy hiểm như uống rượu lái xe.

Vô sinh ở nam giới

Bức xạ điện thoại di động có thể làm giảm số lượng tinh trùng, động tinh trùng và khả năng sống sót.

Rối loạn giấc ngủ, đau đầu kéo dài

Nghiện điện thoại di động có liên kết với sự gia tăng rối loạn giấc ngủ và mệt mỏi ở người dùng. Sử dụng điện thoại trước khi lên giường làm tăng khả năng mất ngủ. Ánh sáng chói có thể làm giảm chất lượng giấc ngủ, tăng lượng thời gian cần thiết để ngủ, kích hoạt não bộ.

Trầm cảm

Trầm cảm, rối loạn ám ảnh cưỡng chế, các mối quan hệ ngoại tuyến có thể bị ảnh hưởng do sử dụng điện thoại di động hoặc các phương tiện truyền thông xã hội quá mức. Hầu hết người nghiện điện thoại và mạng xã hội sẽ lựa chọn cho mình cuộc sống tách biệt, ít giao tiếp với xã hội thực bên ngoài. Khi tình trạng này kéo dài, những tổn thương sâu sắc trên bộ não sẽ là rất khó hồi phục.

Tham khảo thêm thông tin tại bài viết: Thời điểm thích hợp để trẻ dùng điện thoại di động

Bác sĩ Trần Quốc Khánh - Theo Zing
Bình luận
Tin mới
  • 02/04/2025

    Nâng cao tầm vóc Việt

    Tầm vóc không chỉ là thước đo chiều cao đơn thuần mà còn phản ánh sức khỏe và sự phát triển toàn diện của một dân tộc. Tuy nhiên, thực trạng chiều cao của người Việt Nam hiện nay vẫn còn nhiều hạn chế so với bạn bè quốc tế

  • 01/04/2025

    Tăng cường miễn dịch cho trẻ mùa xuân

    Mùa xuân đến, mang theo không khí ấm áp và sức sống mới cho vạn vật. Tuy nhiên, đây cũng là thời điểm giao mùa, khí hậu biến đổi thất thường, tạo điều kiện cho các loại vi khuẩn, virus và mầm bệnh sinh sôi phát triển.

  • 01/04/2025

    Ngày Thế Giới Nhận Thức về Tự Kỷ: Hiểu đúng và đồng hành cùng người tự kỷ

    Ngày 2 tháng 4 hàng năm, thế giới cùng hướng về Ngày Thế Giới Nhận Thức về Tự Kỷ – một sự kiện do Liên Hợp Quốc khởi xướng nhằm kêu gọi sự quan tâm sâu sắc hơn đến rối loạn phổ tự kỷ (ASD).

  • 31/03/2025

    Chăm sóc da cho bé vào mùa xuân: Mẹo nhỏ cho mẹ

    Mùa xuân là thời điểm giao mùa, khí hậu thất thường, hanh khô, độ ẩm thấp, dễ gây ra những ảnh hưởng không tốt đến làn da nhạy cảm của trẻ nhỏ.

  • 30/03/2025

    Những thay đổi về làn da tuổi mãn kinh

    Tuổi mãn kinh không chỉ gây ra nhiều vấn đề về sức khỏe sinh lý nữ, mà còn ảnh hưởng đến làn da. Chị em phụ nữ nên lưu ý điều gì khi chăm sóc da tuổi ngoài 40?

  • 30/03/2025

    Người cao tuổi và bệnh giao mùa

    Giao mùa là thời điểm chuyển tiếp giữa các mùa trong năm, kéo theo sự thay đổi của thời tiết, khí hậu. Đối với người cao tuổi, giai đoạn này thường tiềm ẩn nhiều nguy cơ sức khỏe do hệ miễn dịch suy giảm và cơ thể dần lão hóa.

  • 29/03/2025

    Đi bộ nhanh mỗi ngày có thể giúp giảm nguy cơ tử vong

    Một nghiên cứu mới cho thấy, hoạt động thể chất vừa phải như đi bộ nhanh, yoga, làm vườn… mỗi ngày có thể giúp giảm nguy cơ tử vong.

  • 29/03/2025

    Tại sao bạn bị đau bụng khi chạy?

    Các vấn đề dạ dày khi chạy bộ là một trong những nguyên nhân phổ biến gây khó chịu cho người chạy. Bạn có thể gặp tình trạng co thắt, đau bụng dẫn đến tiêu chảy trong khi chạy.

Xem thêm