Tổng hội y học Việt Nam

Viện y học ứng dụng Việt Nam
ứng dụng y học vì sức khỏe người việt nam

Giặt quần áo cho trẻ sơ sinh: Đừng tưởng dễ!

Trẻ sơ sinh có làn da nhạy cảm với các kích thích hóa học, nên quần áo cần được giặt sạch và phơi khô trước khi cho trẻ mặc.

Theo quan niệm dân gian, từ tháng thứ 7 trở đi bà bầu mới chuẩn bị đi mua quần áo mới hoặc xin lại quần áo cũ từ những gia đình nuôi con 'mát tay', các bé của nhà này bụ bẵm, ngoan ngoãn, chịu ăn chịu chơi để lấy 'vía', hy vọng đứa trẻ trong bụng sắp sinh cũng được như các bé này.

Đây là thời điểm hợp lý để các bà mẹ ước lượng cân nặng của thai nhi để chọn mua quần áo đúng kích cỡ cho con mình, cũng như mua sớm quá, quần áo để lâu chưa sử dụng có thể tạo mùi khó chịu.

Tuy nhiên, xung quanh việc chuẩn bị đồ dùng cho bé yêu, nhiều bà mẹ vẫn băn khoăn về việc giặt giũ quần áo cho trẻ sơ sinh.

Quần áo mới có nên giặt không?

Về nguyên tắc chung, tất cả các loại quần áo trước khi sử dụng lần đầu tiên bạn cần giặt sạch, dù là đồ người lớn hay của trẻ nhỏ. Đối với quần áo của trẻ sơ sinh, dù là bạn mới mua ngoài cửa hàng hay được xin lại của các em bé khác đều cần được giặt giũ sạch sẽ và cẩn thận trước khi cho bé mới sinh mặc.

Gần đây ngày sinh, mẹ bầu sẽ chuẩn bị đầy đủ đồ cho em bé chào đời

Các loại quần áo mới đa số đều qua xử lý hóa chất nhuộm dệt. Giặt đồ mới trước khi mặc sẽ giúp loại bỏ các loại thuốc nhuộm tồn dư trong vải và bụi bẩn trong quá trình vận chuyển và bày bán. Trong một số trường hợp, người mặc có thể gặp các phản ứng dị ứng trên da khi mặc quần áo mới nếu chưa được giặt lần đầu (hoặc thậm chí đã giặt) do cơ địa của người mặc mẫn cảm với các hóa chất còn tồn dư trong vải.

Trẻ nhỏ, đặc biệt là trẻ sơ sinh vốn có làn da mỏng manh, dễ nhạy cảm với các kích thích hóa học hơn người lớn. Do vậy gia đình cần giặt sạch, phơi quần áo khô dưới ánh nắng hoặc sử dụng máy sấy khô trước khi cho trẻ mặc.

Quần áo đã qua sử dụng, được các mẹ đi xin từ các gia đình khác có thể hạn chế việc con mình phải tiếp xúc với hóa chất có trong các sợi vải như mua quần áo mới. Tuy nhiên, đa số các loại quần áo cũ đều đã được để lâu ngày hoặc dính những vết ố bẩn do các bé trước đây gây ra. Vì vậy, các mẹ xin lại quần áo cũ vẫn cần giặt lại sạch sẽ.

Có nên giặt quần áo của trẻ sơ sinh bằng xà phòng hoặc nước xả vải?

Bạn nên giặt quần áo bằng các sản phẩm giặt tẩy chuyên dụng dành cho trẻ sơ sinh, dù là quần áo mới mua hay quần áo bé thay ra hàng ngày. Nhiều bà mẹ e ngại các loại xà phòng, nước giặt tẩy hoặc nước xả vải có thể gây kích ứng cho bé yêu. Tuy nhiên, nắm bắt được tâm lý này, nhiều nhà sản xuất uy tín đã cho ra đời các sản phẩm giặt giũ an toàn cho trẻ sơ sinh nhưng vẫn có khả năng làm sạch các vết bẩn và bụi bẩn trên quần áo của trẻ.

Quần áo của trẻ sơ sinh phải được giặt sạch sẽ và phơi khô

Trẻ sơ sinh đa số ở trong nhà, có người bế ẵm, trông nom nhưng thực tế quần áo của các bé lại rất bẩn với nhiều nguyên nhân như: mồ hôi, chất bẩn khi đi vệ sinh, sữa mẹ hoặc sữa công thức bám lại, thức ăn dặm, cặn bẩn do trẻ nôn trớ

Các loại chất bẩn này nếu chỉ sử dụng nước sạch nhưng không sử dụng xà phòng hoặc nước xả vải sẽ rất khó tẩy sạch hoặc vẫn lưu lại mùi hôi, khó chịu. Khi bé mặc lại quần áo có nguy cơ bị dị ứng vì quần áo bẩn hoặc không thơm tho.

Điều quan trọng là các mẹ lựa chọn được cho bé nhà mình những sản phẩm giặt tẩy chuyên dụng, có uy tín và phù hợp với làn da nhạy cảm của trẻ.

Phải giặt tay quần áo của bé hoàn toàn?

Nhiều mẹ được khuyên rằng nên giặt tay hoàn toàn đồ của trẻ sơ sinh, không nên giặt máy hoặc giặt tay thì không được vắt quần áo để 'kiêng' việc bé bị trớ, vặn người… Tuy nhiên, đây chỉ là những kiêng cữ không có căn cứ khoa học.

Nhiều bà mẹ thích tự mình giặt quần áo của con vì quần áo của bé ít, nhẹ lại yêu con nên muốn 'lo hết'. Nhưng không phải mẹ chăm con nhỏ nào cũng có nhiều thời gian để ngồi vò tay từng chiếc quần áo. Vì vậy, nếu dùng máy giặt mẹ chỉ cần để máy chạy ở chế độ giặt nhẹ để tránh làm hư hại sợi vải là được.

Giặt quần áo bẩn của trẻ sơ sinh đúng cách

Làn da của trẻ rất nhạy cảm nên quần áo sạch sẽ, mềm mại là vô cùng cần thiết

- Đối với tã vải cần được giặt riêng với các loại quần áo khác. Thậm chí ngoài tã vải, những quần áo dính 'chất thải' của trẻ đều cần giặt riêng biệt với khăn xô, khăn mặt hay quần áo khác. Sau khi bé đi vệ sinh xong và được mẹ thay đồ sạch, các tã hoặc quần áo bẩn cần tạm thời cho vào sọt hoặc chậu riêng có nắp đậy.

Khi có nhiều thời gian để dọn dẹp, mẹ có thể làm sạch vết bẩn của chất thải đầu tiên, tiếp theo mới ngâm giặt. Đối với tã vải, nên ngâm tã trong nước lạnh qua đêm sau đó giặt hai lần bằng nước nóng với xà phòng nhẹ để diệt khuẩn hoàn toàn.

- Các quần áo khác: Mẹ lưu ý về các ký hiệu lưu ý trên mác quần áo, phân loại quần áo theo màu sắc, mức độ bẩn. Dựa trên khối lượng quần áo mà cho vừa phải nước giặt.

Sử dụng nước giặt thay vì bột giặt sẽ hạn chế tình trạng cặn xà phòng li ti còn bám trên sợi vải. Gi ặt sạch và phơi khô quần áo. Nếu trong những ngày trời ẩm nồm, không có nắng, bạn nên là quần áo cho trẻ thật khô hoặc cho vào máy sấy, tránh tình trạng cho trẻ mặc đồ ẩm.

- Sau khi giặt sạch, phơi khô thu dọn và sắp xếp quần áo của trẻ gọn gàng theo từng mục đích sử dụng. Tiện khi lấy đồ thay mặc cho bé.

- Đối với quần áo của trẻ sơ sinh, các mẹ không nên mua một lúc quá nhiều, hoặc mua quần áo phụ thuộc vào giới tính của trẻ. Nên mua theo từng tháng trẻ phát triển hoặc mua quần áo có màu sắc trung tính sẽ giúp các mẹ tiết kiệm chi phí hoặc đổi trả dễ dàng nếu không phù hợp.

Mẹ nên chọn mua các loại quần áo làm bằng sợi bông, tránh để trẻ sơ sinh mặc sợi tổng hợp. Quần áo không đường may hoặc đường may lộn ngược sẽ giúp các bé thoải mái hơn trong khi mặc.

Thanh Lê - Theo Sức khỏe và Đời sống
Bình luận
Tin mới
  • 03/04/2025

    Đẻ mắc vai hay dấu hiệu “con rùa” trong sản khoa

    Đẻ mắc vai hay còn gọi là dấu hiệu “con rùa” - là tình trạng xảy ra khi một hoặc cả hai vai của em bé bị kẹt trong quá trình sinh thường. Không có dấu hiệu báo trước và không có cách nào để ngăn ngừa tình trạng này xảy ra. Nguyên nhân gây ra tình trạng này có thể bao gồm việc em bé quá lớn, xương chậu của mẹ nhỏ hoặc đỡ đẻ sai tư thế. Tình trạng này có thể dẫn đến các biến chứng nghiêm trọng bao gồm cả chấn thương thần kinh cho em bé. Cùng đọc bài viết sau để hiểu thêm về tình trạng này!

  • 02/04/2025

    Nâng cao tầm vóc Việt

    Tầm vóc không chỉ là thước đo chiều cao đơn thuần mà còn phản ánh sức khỏe và sự phát triển toàn diện của một dân tộc. Tuy nhiên, thực trạng chiều cao của người Việt Nam hiện nay vẫn còn nhiều hạn chế so với bạn bè quốc tế

  • 01/04/2025

    Tăng cường miễn dịch cho trẻ mùa xuân

    Mùa xuân đến, mang theo không khí ấm áp và sức sống mới cho vạn vật. Tuy nhiên, đây cũng là thời điểm giao mùa, khí hậu biến đổi thất thường, tạo điều kiện cho các loại vi khuẩn, virus và mầm bệnh sinh sôi phát triển.

  • 01/04/2025

    Ngày Thế Giới Nhận Thức về Tự Kỷ: Hiểu đúng và đồng hành cùng người tự kỷ

    Ngày 2 tháng 4 hàng năm, thế giới cùng hướng về Ngày Thế Giới Nhận Thức về Tự Kỷ – một sự kiện do Liên Hợp Quốc khởi xướng nhằm kêu gọi sự quan tâm sâu sắc hơn đến rối loạn phổ tự kỷ (ASD).

  • 31/03/2025

    Chăm sóc da cho bé vào mùa xuân: Mẹo nhỏ cho mẹ

    Mùa xuân là thời điểm giao mùa, khí hậu thất thường, hanh khô, độ ẩm thấp, dễ gây ra những ảnh hưởng không tốt đến làn da nhạy cảm của trẻ nhỏ.

  • 30/03/2025

    Những thay đổi về làn da tuổi mãn kinh

    Tuổi mãn kinh không chỉ gây ra nhiều vấn đề về sức khỏe sinh lý nữ, mà còn ảnh hưởng đến làn da. Chị em phụ nữ nên lưu ý điều gì khi chăm sóc da tuổi ngoài 40?

  • 30/03/2025

    Người cao tuổi và bệnh giao mùa

    Giao mùa là thời điểm chuyển tiếp giữa các mùa trong năm, kéo theo sự thay đổi của thời tiết, khí hậu. Đối với người cao tuổi, giai đoạn này thường tiềm ẩn nhiều nguy cơ sức khỏe do hệ miễn dịch suy giảm và cơ thể dần lão hóa.

  • 29/03/2025

    Đi bộ nhanh mỗi ngày có thể giúp giảm nguy cơ tử vong

    Một nghiên cứu mới cho thấy, hoạt động thể chất vừa phải như đi bộ nhanh, yoga, làm vườn… mỗi ngày có thể giúp giảm nguy cơ tử vong.

Xem thêm