Tổng hội y học Việt Nam

Viện y học ứng dụng Việt Nam
ứng dụng y học vì sức khỏe người việt nam

Viễn cảnh khủng khiếp khi kháng sinh mất tác dụng

Bạn đau họng, bạn tìm ngay đến kháng sinh để uống. Vậy bạn có tưởng tượng ra cảnh không tồn tại kháng sinh để chữa bệnh đau họng hay bât kì bệnh nào khác? Cảnh đó tệ hại hơn bạn tưởng nhiều.

Một tương lai đen tối ám đầy mụn nhọt và ho lao, những bệnh lây nhiễm qua đường tình dục sẽ giết chết bạn và những bệnh tật hiếm thấy xuất hiện sẽ hoành hành trở lại.

Một báo cáo cho thấy rằng các bệnh nhiễm trùng đang dần kháng được mọi loại thuốc kháng sinh mà chúng ta vẫn sử dụng. Nghiên cứu còn cho thấy rằng 10 triệu người sẽ chết mỗi năm, từ giờ cho tới 2050, nếu như việc kháng kháng sinh này tiếp diễn. Vậy là tốc độ tử vong sẽ là 1 người chết trong mỗi 3 giây.

Chúng ta càng sử dụng nhiều thuốc kháng sinh, vi khuẩn sẽ càng nhanh tiến hóa để thích nghi và chống lại những loại kháng sinh này. Và cứ như vậy, những convi khuẩn tiến hóa này sẽ tiếp tục lan truyền bệnh, bên cạnh đó chúng sẽ "dạy lại" những con vi khuẩn khác phương pháp phòng vệ để chống lại các loại kháng sinh.

Vì vậy, các bác sĩ được dặn là không được phát thuốc kháng sinh một các bừa bãi. Từ từ giữa năm 2014, đã có hơn một triệu người bỏ mạng từ những siêu vi khuẩn kháng kháng sinh như vậy.

Vậy thì trước đây, cuộc sống của con người ra sao khi chưa tồn tại thuốc kháng sinh?

Một người đàn ông mắc bệnh giang mai, khi mà chưa có kháng sinh điều trị.
Một người đàn ông mắc bệnh giang mai, khi mà chưa có kháng sinh điều trị.

Ngày nay, những bệnh lây truyền qua đường tình dục thì có thể được giải quyết đơn giản bằng một chuyến đi tới phòng khám và một đơn thuốc kháng sinh. Nhưng trong quá khứ, mọi chuyện không đơn giản như vậy. Những bệnh như thế không hề có thuốc chữa và thường dẫn tới tử vong.

Chữa bệnh lao bằng phương pháp chuẩn mực nhất: đó là hít khí trời.

Bệnh lao truyền nhiễm qua việc người bệnh ho hoặc hắt hơi, phát tán vi khuẩn ra không khí. Căn bệnh lao quái đản này đã từng lây lan rất mạnh tại Vương quốc Anh.

Chủ yếu bệnh lao sẽ tấn công vào phổi của bệnh nhân nhưng nó cũng có thể để lại di chứng trên rất nhiều bộ phận khác, gồm có các tuyến (tuyến nội tiết, tuyến giáp, ...), xương và cả hệ thần kinh.

Nhờ có thuốc kháng sinh, mà bệnh lao không còn hoành hành ở thời điểm hiện tại nữa.

Hít khí trời – Cách chữa bệnh lao tại London vào năm 1936.
Hít khí trời – Cách chữa bệnh lao tại London vào năm 1936.

Vào cái thời "hỗn mang" đó, một vết giấy cắt cũng có thể gây chết người, bất kì vết thương hở nào cũng có thể nhiễm trùng, thậm chí cả việc làm phẫu thuật tưởng chừng như cứu sống được bệnh nhân cũng có thể khiến bệnh nhân chết vì nhiễm trùng.

Trong một tương lai có vẻ cũng nguy hiểm như quá khứ không có thuốc kháng sinh, bât kì một hành động thúc đẩy hệ thống miễn dịch của chúng ta sẽ đều rất nguy hiểm. Ví dụ như việc điều trị ung thư bằng phóng xạ hay việc ép thuốc kháng sinh vào hệ miễn dịch mỗi khi thực hiện những ca phẫu thuật ghép tạng.

Nhiễm trùng sau khi phẫu thuật là một hiểm họa tại năm 1921.
Nhiễm trùng sau khi phẫu thuật là một hiểm họa tại năm 1921.

Việc sinh đẻ cũng cực kì nguy hiểm, trước khi thuốc kháng sinh ra đời.

Việc các bà mẹ và những đứa trẻ mới sinh thiệt mạng là chuyện không hiếm gặp, cho đến những năm 1930, khi mà kháng sinh ra đời. Ngày nay, nguy cơ phụ nữ tử vong trong lúc sinh con đã giảm đi 40 tới 50 lần so với 60 năm về trước.

Nhiễm trùng sau khi phẫu thuật là một hiểm họa tại năm 1921.
Sinh con vào những năm 1921 là một rủi ro lớn.

Việc không có thuốc kháng sinh quả là cực kì nguy hiểm, vậy có cách gì cứu vãn không?

Tất nhiên là có. Các công ty dược đang liên tục cố gắng sản xuất ra những loại thuốc kháng sinh mới. Mặc dù mọi chuyện không dễ dàng như thế, từ những năm 1980 cho tới nay, vẫn chưa có một loại thuốc kháng sinh mới nào ra đời.

Nhưng có vẻ như có một chút kì vọng ở loại thuốc kháng khuẩn mới. Các nhà khoa học đang tạo ra một loại hợp chất hữu cơ kháng khuẩn, thậm chí một số còn được tạo từ các loài côn trùng!

Và bên cạnh đó còn có những tia hy vọng từ công nghệ nano, những cỗ máy siêu nhỏ sẽ thâm nhập vào cơ thể ta và tiến hành loại bỏ vi khuẩn.

Tiêm kháng sinh kháng khuẩn Lao vào những năm 1950.
Tiêm kháng sinh kháng khuẩn Lao vào những năm 1950.

Bên cạnh sự cố gắng của các bác sỹ, những người nông dân chăn nuôi cũng góp phần vào cuộc chiến chống kháng kháng sinh này. Châu Âu đã cấm việc cho gia súc và gia cầm sử dụng thuốc kháng sinh để kích thích tăng trưởng. Mặc dù vậy việc sử dụng kháng sinh trong chăn nuôi vẫn xảy ra trên toàn cầu, đó là một trong những lý do tại sao siêu khuẩn kháng kháng sinh đã xuất hiện tại Trung Quốc.

Các bác sỹ đang chịu áp lực cực lớn khi mà không được phân phát thuốc kháng sinh với số lượng lớn cho bệnh nhân, điều mà mọi bác sỹ vẫn làm "như cơm bữa" trước đây. Kháng sinh được đưa vào sử dụng kể cả đối vỡi những trường hợp nhiễm bệnh do virus, mà những bệnh do virus gây ra thì không thể chữa khỏi bằng kháng sinh được.

Bản thân mỗi chúng ta đều có thể làm nên sự khác biệt, khi bác sỹ khuyến cáo bạn hãy sử dụng thuốc kháng sinh đúng liều lượng đúng số ngày yêu cầu,bạn hãy tuân thủ theo đúng những gì bác sỹ dặn. Đừng dừng lại ngay khi bạn thấy khỏe hơn, việc đó sẽ giúp ngăn chặn việc vi khuẩn phát triển khả năng kháng lại thuốc.

Và nếu bạn không muốn những loại vi khuẩn đó tấn công mình, hãy nghiêm ngặt với bản thân hơn về vấn đề vệ sinh cá nhân. Bắt đầu bằng hành động nhỏ nhất làrửa tay trước khi ăn.

 
 
Theo khoahoc.tv/GenK.vn
Bình luận
Tin mới
  • 21/11/2024

    Trị bệnh Parkinson bằng Đông y có hiệu quả không?

    Do các loại thuốc Tây y điều trị bệnh Parkinson thường đi kèm với tác dụng phụ và nguy cơ “nhờn thuốc” khi dùng lâu dài, nhiều người tìm tới các phương pháp Đông y với hy vọng các loại thảo dược tự nhiên sẽ an toàn hơn với cơ thể.

  • 21/11/2024

    Tăng cường sức khỏe xương khớp cho người cao tuổi trong mùa đông

    Khi bước vào giai đoạn lão hóa, cơ thể con người trải qua nhiều thay đổi sinh lý, suy giảm chức năng của hệ cơ xương khớp và dễ mắc phải các bệnh lý về xương khớp, đặc biệt là trong mùa đông lạnh

  • 21/11/2024

    Tức giận - Kẻ thù thầm lặng của sức khỏe

    Tức giận là một cảm xúc bình thường mà ai cũng sẽ trải qua, bởi hiếm ai có thể giữ được bình tĩnh khi bị tấn công, xúc phạm, phản bội hay thất bại... Tuy nhiên, tức giận quá thường xuyên hoặc kéo dài có thể gây ra nhiều vấn đề đối với sức khỏe.

  • 21/11/2024

    Bệnh hô hấp và cách bảo vệ sức khỏe trong mùa lạnh

    Mùa đông đến đi kèm với sự thay đổi nhiệt độ đột ngột, không khí hanh khô và độ ẩm giảm. Những yếu tố này gây nên các bệnh về đường hô hấp, đặc biệt là ở trẻ nhỏ, người cao tuổi và những người có hệ miễn dịch yếu. Các bệnh lý đường hô hấp không chỉ gây khó chịu, ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống mà còn có thể dẫn đến các biến chứng nguy hiểm nếu không được điều trị kịp thời.

  • 20/11/2024

    9 cách chữa đau chân tại nhà hiệu quả

    Đau chân là vấn đề phổ biến ảnh hưởng đến cuộc sống hàng ngày của nhiều người. Cùng tìm hiểu 9 phương pháp đơn giản, hiệu quả để chữa đau chân tại nhà. Áp dụng đúng cách, bạn có thể giảm đau, cải thiện lưu thông máu và tăng cường sức khỏe cho đôi chân của mình.

  • 19/11/2024

    Các phương pháp điều trị bênh tiêu chảy tự nhiên khi bạn đang cho con bú

    Thật khó khăn khi bạn phải đối mặt với bệnh tiêu chảy, nhất là khi bạn đang phải cho con bú. Trong bài viết này, Viện Y học ứng dụng Việt Nam sẽ chia sẻ một số biện pháp khắc phục tự nhiên để điều trị bệnh tiêu chảy cho các bà mẹ vẫn đang trong thời kỳ nuôi con bằng sữa mẹ.

  • 18/11/2024

    Tại sao người đái tháo đường nên ăn rau đầu tiên?

    Ăn rau đầu tiên trong bữa ăn có tác dụng thế nào với người bệnh đái tháo đường? Thứ tự các ăn các món trong bữa ăn của người bệnh đái tháo đường có gì đặc biệt? Nhân Ngày thế giới phòng chống đái tháo đường 14/11, cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây.

  • 18/11/2024

    Ngày Trẻ em Thế giới: Bồi dưỡng sức khỏe thể chất và tinh thần cho trẻ

    Ngày Trẻ em Thế giới là dịp để chúng ta cùng nhau tôn vinh và bảo vệ thế hệ tương lai của đất nước. Trong bối cảnh cuộc sống hiện đại với nhiều thay đổi, việc chăm sóc sức khỏe toàn diện cho trẻ em càng trở nên quan trọng hơn bao giờ hết.

Xem thêm