Tổng hội y học Việt Nam

Viện y học ứng dụng Việt Nam
ứng dụng y học vì sức khỏe người việt nam

Vật dụng trong nhà bếp nhìn sạch nhưng chứa nhiều vi khuẩn ít ai ngờ tới

Nhiều người sẽ nghĩ vật dụng bẩn nhất là thùng rác hay bàn bếp, bồn rửa bát. Thực tế, một nghiên cứu đã xác định vật dụng chứa nhiều vi khuẩn gây bệnh mà ít người chú ý.

Vật dụng có thể 'bẩn' nhất trong bếp thường bị bỏ qua

Theo một nghiên cứu mới, hộp đựng gia vị có thể là vật chứa nhiều vi khuẩn nhất trong nhà bếp. Các nhà nghiên cứu phát hiện ra rằng tay cầm của vòi nước, thớt và tay cầm chảo rán cũng dễ bị nhiễm bẩn, nhưng ở mức độ thấp hơn nhiều so với hộp đựng gia vị.

Ngay cả khi chúng ta dọn dẹp nhà bếp sau khi nấu nướng, các vi khuẩn có hại vẫn có thể ẩn nấp ở những nơi không ngờ tới. Vi khuẩn Salmonella, E.coli và các vi khuẩn gây bệnh khác có thể tồn tại trên bề mặt bếp trong nhiều tháng.

Nhà bếp chỉ là một trong nhiều điểm trong chu trình thực phẩm có thể xảy ra ô nhiễm, do đó đây cũng là khu vực mà mọi người nên chú trọng vệ sinh nhất.

Donald W. Schaffner, Tiến sĩ, giáo sư khoa học thực phẩm nổi tiếng tại Đại học Rutgers và là đồng tác giả của nghiên cứu, cho biết những người nấu ăn tại gia đình có thể chạm vào những vật dụng như hộp đựng gia vị trước khi rửa tay. Sau đó, vi khuẩn sẽ lây lan sang các vật dụng khác trước tay cầm vòi.

Nghiên cứu mới này nhấn mạnh rằng những điểm nhà bếp dễ bị vi khuẩn nhất có thể không phải lúc nào cũng rõ ràng nhưng các kỹ thuật làm sạch và vệ sinh đúng cách có thể làm giảm đáng kể nguy cơ mắc các bệnh do thực phẩm gây ra.

Các vật dụng nhà bếp nên làm sạch thường xuyên

Bất cứ thứ gì bạn chạm vào trong khi nấu ăn, đặc biệt nếu bạn đang xử lý thịt sống đều có khả năng bị nhiễm vi khuẩn có hại.

Theo Tracey Brigman, Phó giám đốc Trung tâm Bảo quản Thực phẩm Gia đình Quốc gia tại Đại học Georgia, bọt biển, khăn lau bát đĩa, thớt và đồ dùng đều là những mục tiêu dễ lây nhiễm chéo.

Brigman cho biết điện thoại cũng có thể bị nhiễm bẩn nếu bạn tra cứu công thức nấu ăn trực tuyến hoặc trả lời điện thoại trong khi nấu ăn. Nếu bạn không rửa tay sau khi xử lý thực phẩm, vi khuẩn cũng có thể bám vào tay nắm của thiết bị nhà bếp, nắp thùng rác và tay cầm tủ lạnh.

Vât dụng trong nhà bếp nhìn sạch nhưng chứa nhiều vi khuẩn ít ai ngờ tới - Ảnh 2.

Nên làm vệ sinh các vật dụng nhà bếp thường xuyên.

Cách ngăn ngừa ô nhiễm chéo vi khuẩn trong nhà bếp

Sự lây nhiễm chéo cũng có thể xảy ra khi bạn không nấu ăn. Hãy cẩn thận để dự trữ tủ lạnh của bạn đúng cách. Ví dụ, hãy đảm bảo rằng bạn đặt thịt sống ở ngăn dưới cùng để chúng không nhỏ giọt vào các thực phẩm đã chế biến sẵn khác.

Nếu bạn sử dụng túi đựng hàng tạp hóa có thể tái sử dụng, hãy nhớ bọc thịt sống trong túi dùng một lần trước khi cho vào túi tái sử dụng.

Mẹo quan trọng nhất lại là một mẹo đơn giản: Rửa tay thường xuyên bằng xà phòng và nước ấm. Các bề mặt cũng có thể được vệ sinh bằng khăn lau kháng khuẩn để ngừa vi khuẩn còn sót lại.

TS. Linda J. Harris, Tiến sĩ, giáo sư về an toàn thực phẩm vi khuẩn tại UC Davis, khuyên bạn nên tạo thói quen rửa tay, rửa sạch các vật dụng dễ bị ô nhiễm và vệ sinh bàn bếp khi nấu ăn.

Harris cho biết, việc tách riêng các đồ có nguy cơ bị nhiễm độc ra khỏi thực phẩm bạn sẽ ăn cũng rất quan trọng. Vì thịt sống có thể chứa vi khuẩn gây bệnh, hãy sử dụng thớt riêng cho thịt sống và đồ tươi sống. Không bao giờ đặt thịt đã nấu chín hoặc các thực phẩm khác trên cùng một đĩa đã được dùng để đựng thịt sống.

Bằng cách thực hiện các biện pháp phòng ngừa thích hợp, chẳng hạn như rửa tay và các bề mặt thường xuyên, tách riêng thịt sống với thực phẩm đã chế biến, nấu ở nhiệt độ bên trong an toàn và bảo quản thực phẩm an toàn, bạn có thể giảm nguy cơ mắc bệnh do thực phẩm gây ra.

Tham khảo thêm thông tin tại bài viết: 10 sai lầm thường gặp về an toàn thực phẩm làm tăng nguy cơ ngộ độc.

Theo Sức Khỏe & Đời Sống
Bình luận
Tin mới
  • 29/04/2024

    Đau họng:Triệu chứng, nguyên nhân, điều trị

    Viêm họng, hay đau họng, là tình trạng viêm ở phía sau cuống họng (còn gọi là họng). Viêm họng có thể gây đau khi nuốt và đau nhức, khó chịu, đau hoặc ngứa ngáy ở cổ họng.

  • 29/04/2024

    Xuất huyết não nguy hiểm ra sao?

    Trong 2 dạng đột quỵ não, xuất huyết não ít gặp hơn nhồi máu não nhưng tỷ lệ tử vong và di chứng cao hơn. Người sống sót qua cơn đột quỵ xuất huyết não cần làm gì để phòng bệnh tái phát?

  • 29/04/2024

    Nhiễm nấm Candida: Triệu chứng và điều trị

    Nấm Candida là một loại nấm men có thể sống trên cơ thể con người. Nó thường bao gồm cả nấm men và nấm mốc.

  • 28/04/2024

    Gợi ý chế độ nghỉ ngơi để đảm bảo sức khỏe cho thí sinh trước mùa thi

    Không chỉ chế độ dinh dưỡng đảm bảo mà việc nghỉ ngơi của các thí sinh cũng rất quan trọng để đảm bảo tinh thần được tốt nhất khi bước vào kỳ thi.

  • 28/04/2024

    Chế độ ăn giúp trẻ bị rôm sảy mau khỏi

    Trẻ bị rôm sảy cần được chăm sóc, điều trị đúng cách. Bên cạnh các biện pháp vệ sinh da thì chế độ dinh dưỡng hợp lý, đủ chất, bổ sung vitamin và khoáng chất sẽ tăng sức đề kháng cho trẻ, phòng ngừa biến chứng và giúp bệnh nhanh khỏi.

  • 28/04/2024

    Cách đối phó với làn da bong tróc do vẩy nến

    Bệnh vẩy nến là một bệnh về da gây phát ban ngứa, có vảy. Một trong những triệu chứng phổ biến nhất của bệnh là da bị bong tróc. Vậy làm thế nào để đối phó với tình trạng này, hãy cùng tìm hiểu ở bài viết dưới đây.

  • 28/04/2024

    Sĩ tử mùa thi nên ăn gì, ngủ bao nhiêu là đủ?

    Các chuyên gia dinh dưỡng khuyến cáo, cùng với việc tập trung ôn luyện, các sĩ tử cần được bổ sung đầy đủ chất dinh dưỡng, có chế độ ngủ, nghỉ hợp lý, đủ giờ.

  • 28/04/2024

    Động kinh ở trẻ em

    Bài viết dưới đây sẽ nói về chủ đề động kinh ở trẻ em - những thông tin hữu ích mà bạn không nên bỏ qua.

Xem thêm