Tổng hội y học Việt Nam

Viện y học ứng dụng Việt Nam
ứng dụng y học vì sức khỏe người việt nam

Vải vào mùa, có thèm đến mấy cũng không nên ăn vào thời điểm này

Các chuyên gia khuyến cáo, người bị tiểu đường, nóng trong, phụ nữ có thai nên hạn chế ăn vải. Cùng với đó, không nên ăn nhiều vải ở một số thời điểm để tránh gây hại cho cơ thể.

Vải là loại trái cây quen thuộc trong mùa hè. Trong Đông y, quả vải đặc tính đại nhiệt, có tác dụng ích tâm, ôn tỳ, tư thận, bổ huyết, dưỡng can, trừ phiền khát, làm tỉnh táo tinh thần, minh mẫn trí óc, tăng sức lực, tăng thân nhiệt, trừ hàn, tráng dương, tiêu thũng, làm đẹp nhan sắc.

Theo nghiên cứu của y học hiện đại, trong quả vải chứa tới 82% là nước và 16,5% Carbohydrate. Bên cạnh đó, vải còn là loại trái cây rất giàu chất xơ, vitamin C, B, E và các khoáng chất như kẽm, sắt, magie, canxi…

Vải được đánh giá là loại trái cây giàu dinh dưỡng.

(Ảnh minh họa)

Nhờ các thành phần giàu dinh dưỡng nên quả vải không chỉ được đánh giá là loại trái cây thơm ngon mà còn có công dụng giúp phòng ngừa nhiều bệnh.

Một số tác dụng của quả vải

Phòng chống ung thư

Quả vải chứa chất flavonoid giúp chống lại một số bệnh ung thư. Hơn nữa, nó còn chứa flavones, quercitin và kaemferol là các hợp chất cực mạnh làm giảm sự tăng trưởng của tế bào ung thư.

Phòng bệnh tim mạch

Vải được các nhà khoa học xếp thứ hai trong danh mục những loại trái cây chứa nhiều polyphenol nhất. Đây là một hoạt chất giúp tăng sức đề kháng cho hệ tim mạch. Mặt khác, chất ôxy hoá trong loại quả này còn tăng cường hệ miễn dịch cho con người, làm chậm lại quá trình lão hoá các tế bào mắt. Một ly nước ép vải mỗi ngày sẽ giúp bạn phòng tránh được rất nhiều bệnh, đặc biệt là liên quan đến hệ tim mạch.

Tăng cường hệ miễn dịch

Công dụng của trái vải tiếp theo mà ít ai ngờ tới là khả năng tăng cường hệ miễn dịch. Vitamin C có trong vải là chất chống oxy hóa cực hữu hiệu, giúp đẩy lùi các gốc tự do, vi khuẩn, virus có hại cho cơ thể, tăng cường khả năng miễn dịch và phòng ngừa bệnh tật.

Tốt cho mắt

Các vitamin nhóm B thường có nhiệm vụ chuyển hoá carbonhydrate, protein, và các chất béo. Trong vải, đặc biệt là vải thiều chứa nhiều các vitamin nhóm B như thiamin, niacin, folate và riboflavin. Ngoài ra, loại quả này còn chứa nhiều beta-carotene, rất tốt cho đôi mắt. Ngoài ra, các vitamin này cũng tham gia vào các quá trình trao đổi chất của da, xương và các mô.

Những ai nên hạn chế ăn vải?

Người bị tiểu đường

Người bị bệnh tiểu đường nên hạn chế ăn vải.

(Ảnh minh họa)

Vải là loại trái cây có vị rất ngọt nên những người bị tiểu đường nên hạn chế ăn. Bởi nếu ăn nhiều loại quả này, lượng đường trong vải khi vào cơ thể người bệnh sẽ gây cảm giác no, dẫn tới không thể ăn được các loại thức ăn khác gây hạ đường huyết, ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khoẻ.

Người có cơ địa nóng trong

Do vải có đặc tính đại nhiệt nên đây là một trong những loại quả nằm trong danh sách các trái cây có tính nóng, không nên ăn nhiều. Khi tiêu thụ quá nhiều vải sẽ gây ra cảm giác nóng nực, khó chịu, nhiệt miệng.

Với những người có cơ địa nhiệt, hay nóng trong khi ăn nhiều vải sẽ gây rôm sảy, mụn nhọt, thậm chí nặng hơn là tiêu chảy, đau đầu, chóng mặt…

Phụ nữ có thai

Phụ nữ có thai nên ăn vải với số lượng ít, vì đây là nhóm rất dễ mắc bệnh tiểu đường, đặc biệt những người đã có tiền sử bị tiểu đường thai kỳ hoặc thừa cân.

Ngoài ra, phụ nữ có thai khi ăn vải, tính nóng của vải sẽ gây nóng gan, đau rát lưỡi họng, thậm chí là gây buồn nôn, không tốt cho sức khỏe của mẹ bầu và thai nhi. 

Lưu ý khi ăn vải

Không nên ăn quá nhiều vải một lúc

Theo lương y Bùi Hồng Minh, nguyên Chủ tịch Hội Đông Y Ba Đình, Hà Nội, không nên ăn quá 10 quả vải/lần, ăn nhiều sẽ làm gan sinh hỏa, lưỡi họng đau rát, nghiêm trọng hơn còn dẫn đến buồn nôn; trẻ nhỏ ăn nhiều sẽ bị nhiệt, tốt nhất chỉ nên ăn 4-5 quả/lần.

Không nên ăn vải khi đói

Nhiều người có suy nghĩ vải ngọt, nhiều đường, lúc đói nên ăn để bổ sung lượng đường cho cơ thể đỡ mệt. Tuy nhiên, theo BS Doãn Thị Tường Vi, nguyên Trưởng Khoa Dinh dưỡng, Bệnh viện 198, đây là suy nghĩ hoàn toàn sai lầm. 

Khi bụng đói mà ăn vải sẽ bổ sung lượng đường quá cao làm kích thích niêm mạc dạ dày gây đau, viêm, nhiệt hoặc bị say kèm các biểu hiện như hoa mắt, chóng mặt, chân tay bủn rủn, cồn cào, buồn nôn. Tốt nhất chỉ ăn vải sau các bữa ăn để phòng tránh nóng trong cũng như các vấn đề sức khỏe khác.

Trong trường hợp ăn quá nhiều vải dẫn đến tình trạng "say vải", nên uống 1 cốc nước đường để giúp cải thiện tình hình.

Cách bảo quản vải

Sau khi mua vải, nếu không ăn hết, cần rửa sạch chất bẩn bám trên lớp vỏ cũng như loại bỏ những quả vải bị hư hỏng, chảy nước để bảo quản được lâu hơn.

Có thể cho phần vải đã rửa sạch vào một túi nilon rồi cho vào ngăn mát tủ lạnh để bảo quản và ăn dần mỗi ngày nhưng không nên bảo quản quá lâu sẽ làm vải bị hư hỏng, mất dinh dưỡng.

Tham khảo thêm thông tin bài viết: Chủ động ứng phó viêm não Nhật Bản trong “mùa vải”.

Anh Khôi - Theo giadinh.net.vn
Bình luận
Tin mới
  • 21/11/2024

    Trị bệnh Parkinson bằng Đông y có hiệu quả không?

    Do các loại thuốc Tây y điều trị bệnh Parkinson thường đi kèm với tác dụng phụ và nguy cơ “nhờn thuốc” khi dùng lâu dài, nhiều người tìm tới các phương pháp Đông y với hy vọng các loại thảo dược tự nhiên sẽ an toàn hơn với cơ thể.

  • 21/11/2024

    Tăng cường sức khỏe xương khớp cho người cao tuổi trong mùa đông

    Khi bước vào giai đoạn lão hóa, cơ thể con người trải qua nhiều thay đổi sinh lý, suy giảm chức năng của hệ cơ xương khớp và dễ mắc phải các bệnh lý về xương khớp, đặc biệt là trong mùa đông lạnh

  • 21/11/2024

    Tức giận - Kẻ thù thầm lặng của sức khỏe

    Tức giận là một cảm xúc bình thường mà ai cũng sẽ trải qua, bởi hiếm ai có thể giữ được bình tĩnh khi bị tấn công, xúc phạm, phản bội hay thất bại... Tuy nhiên, tức giận quá thường xuyên hoặc kéo dài có thể gây ra nhiều vấn đề đối với sức khỏe.

  • 21/11/2024

    Bệnh hô hấp và cách bảo vệ sức khỏe trong mùa lạnh

    Mùa đông đến đi kèm với sự thay đổi nhiệt độ đột ngột, không khí hanh khô và độ ẩm giảm. Những yếu tố này gây nên các bệnh về đường hô hấp, đặc biệt là ở trẻ nhỏ, người cao tuổi và những người có hệ miễn dịch yếu. Các bệnh lý đường hô hấp không chỉ gây khó chịu, ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống mà còn có thể dẫn đến các biến chứng nguy hiểm nếu không được điều trị kịp thời.

  • 20/11/2024

    9 cách chữa đau chân tại nhà hiệu quả

    Đau chân là vấn đề phổ biến ảnh hưởng đến cuộc sống hàng ngày của nhiều người. Cùng tìm hiểu 9 phương pháp đơn giản, hiệu quả để chữa đau chân tại nhà. Áp dụng đúng cách, bạn có thể giảm đau, cải thiện lưu thông máu và tăng cường sức khỏe cho đôi chân của mình.

  • 19/11/2024

    Các phương pháp điều trị bênh tiêu chảy tự nhiên khi bạn đang cho con bú

    Thật khó khăn khi bạn phải đối mặt với bệnh tiêu chảy, nhất là khi bạn đang phải cho con bú. Trong bài viết này, Viện Y học ứng dụng Việt Nam sẽ chia sẻ một số biện pháp khắc phục tự nhiên để điều trị bệnh tiêu chảy cho các bà mẹ vẫn đang trong thời kỳ nuôi con bằng sữa mẹ.

  • 18/11/2024

    Tại sao người đái tháo đường nên ăn rau đầu tiên?

    Ăn rau đầu tiên trong bữa ăn có tác dụng thế nào với người bệnh đái tháo đường? Thứ tự các ăn các món trong bữa ăn của người bệnh đái tháo đường có gì đặc biệt? Nhân Ngày thế giới phòng chống đái tháo đường 14/11, cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây.

  • 18/11/2024

    Ngày Trẻ em Thế giới: Bồi dưỡng sức khỏe thể chất và tinh thần cho trẻ

    Ngày Trẻ em Thế giới là dịp để chúng ta cùng nhau tôn vinh và bảo vệ thế hệ tương lai của đất nước. Trong bối cảnh cuộc sống hiện đại với nhiều thay đổi, việc chăm sóc sức khỏe toàn diện cho trẻ em càng trở nên quan trọng hơn bao giờ hết.

Xem thêm