Tại sao hè lại đặc biệt?
Hè không chỉ là thời gian cho trẻ vận động vui chơi, mà còn là thời gian trẻ cảm thấy được nhiều gắn kết với các hoạt động gia đình. Không phải trẻ, mà cả người lớn cũng kiếm cái này cái kia để cho trẻ có được ngày hè dù bận bịu công việc ra sao. Vì ở thời điểm hè, mối quan tâm của cha mẹ là trẻ, trong khi các ngày lễ Tết thì mối quan tâm của cha mẹ sẽ bị chia sẻ nào là nhà cửa, quà bánh, hay bữa ăn ngày Tết… Chính điều này đã làm ngày hè khác ngày lễ tết.
Do đó, việc tạo những ngày hè thú vị và lợi ích ra sao với trẻ nằm ở cách cha mẹ vẫn cho trẻ thấy và tin rằng chúng ta vẫn chơi hè dù thế nào đi nữa.
Vậy, chơi hè ra sao?
Bất lợi của ngày hè bị “giam cầm” là trẻ dễ mất động lực trong tham gia vui chơi, mà thường chọn các hoạt động kém lành mạnh và thụ động như nằm xem TV, chơi điện thoại, Ipad. Do đó, cha mẹ nên thiết lập lịch xem thiết bị màn hình cụ thể cho trẻ (nếu có), các hoạt động vui chơi, giao tiếp và ăn ngủ hợp lý.
Có 7 hoạt động được khuyên gồm:
Hoạt động thể chất
Hoạt động chia sẻ như chia sẻ việc nhà, cùng phụ dọn cơm
Hoạt động đọc cùng nhau
Hoạt động xây dựng kiến thức, nghệ thuật, kỹ năng như học, tô màu, nặn đất, xếp ô chữ…
Hoạt động gắn kết tinh thần
Hoạt động giao tiếp hoặc chơi tương tác với trẻ
Hoạt động hugging time mỗi tối: là các hoạt động như đọc sách, chơi tưởng tượng, nói chuyện…những hoạt động này sẽ diễn ra trên giường trước giờ đi ngủ
Tùy vào điều kiện mỗi gia đình mà cha mẹ có thể có tất cả các hoạt động này trong tuần hay cuối tuần, hoặc ít nhất 3 hoạt động cần có trong tuần bao gồm hugging time. Đây là lịch tham khảo một ngày dành cho trẻ từ 2-7 tuổi trong những ngày hè:
7:00: trẻ thức dậy, vệ sinh cá nhân và trẻ làm nhiệm vụ dọn bàn hay phụ làm bữa sáng
7:30: ăn sáng
8:00: chơi tự do bằng hoạt động xây dựng kiến thức, nghệ thuật, kỹ năng (VD, học, vẽ tranh, tô màu, hoặc các trò chơi thí nghiệm khoa học vui…)
9:00: ăn nhẹ như trái cây, tôm chiên lăn bột, uống sữa…
9:30: hoạt động thể chất như chơi banh, nhảy lò cò trong sân nhà hoặc công viên chung cư
10:30: Cho trẻ lựa chọn: xem TV, điện thoại hoặc cùng bố mẹ chơi tương tác như làm thám tử, giải câu đố, chơi cờ, chơi ô quan, xếp giấy origami đơn giản … Nếu trẻ chọn xem TV, điện thoại thì nên giới hạn dưới 20 phút và cùng xem với trẻ (nếu được).
11:00 : ăn trưa
12:00 : Hoạt động đọc sách 10-20 phút
12:30 : ngủ trưa
14:00: chơi tự do bằng hoạt động xây dựng kiến thức, nghệ thuật, kỹ năng
15:00: Trẻ có thể xem TV hoặc điện thoại dưới 20 phút.
15:30: ăn nhẹ
16:00: hoạt động giao tiếp với trẻ, hoặc chơi tương tác
17:30: thông báo trẻ giờ ăn tối và dọn bữa ăn
18:00: ăn tối
18:30: cùng mẹ dọn dẹp bữa tối
19:30: tham gia một hoạt động gắn kết tinh thần của gia đình để tái năng lượng cho mỗi thành viên như cùng nhau tập yoga, hít thở, ngồi trò chuyện với nhau.
21:00: đọc sách, và hugging time
21:30 chúc trẻ ngủ ngon và đi ngủ
Bên cạnh các hoạt động vui chơi, một điều quan trọng khác mà cha mẹ cần lưu tâm là giúp trẻ có chế độ dinh dưỡng đủ và đa dạng để trẻ phát triển khỏe mạnh. Khi trẻ khỏe mạnh thể chất trẻ mới khỏe về tinh thần và đủ sức khỏe vui chơi tốt nhất cho ngày hè.
Duy trì hệ miễn dịch trẻ khỏe mạnh chính là mấu chốt để giúp trẻ khỏe mạnh và tự chống trả lại bệnh tật. Do, phải nghĩ ở nhà không được đi chơi hoặc đi dã ngoại, ít vận động và ít tiếp xúc môi trường xung quanh có thể làm hệ miễn dịch trẻ suy yếu hơn. Những điều bạn có thể tham khảo để tăng cường hệ miễn dịch cho trẻ:
Đảm bảo trẻ luôn được tiêm phòng đầy đủ theo lịch tiêm phòng quốc gia.
Tăng cường nguồn vitamin khoáng và chất chống oxy hóa từ rau củ quả trong chế độ ăn của trẻ mỗi ngày. Một số loại rau củ quả tốt cho hệ miễn dịch như xoài, măng cụt, thăng long tím, cam, bưởi, dâu tây, thơm, khoai lang tím, bông cải xanh và các loại rau xanh cho lá.
Đa dạng nguồn chất đạm từ thịt, cá, tôm, cua, trứng, sữa để đảm bảo cung cấp đầy đủ các axit amin thiết yếu cho cơ thể của trẻ.
Đường ruột là nơi tiếp nhận trực tiếp các tác nhân gây bệnh đi vào theo con đường ăn uống, nó cũng là nơi chứa gần 2/3 tế bào miễn dịch của cơ thể. Nơi đây luôn có sự tồn tại của các loại sinh vật kể cả có lợi và có hại. Các loài lợi khuẩn sẽ tạo thế cân bằng với hại khuẩn và giúp cơ thể khỏe mạnh. Có nhiều loại lợi khuẩn, trong đó phải kể đến 2 nhóm lợi khuẩn quan trọng là Lactobacillus và Bifidobacterium. Nhóm Bifidobacterium được xem là nhóm cư trú đầu tiên sau sinh. Sau đó, chúng tiếp tục phát triển và giữ vai trò quan trọng giúp cân bằng hệ vi sinh vật đường ruột và duy trì chức năng miễn dịch cho cơ thể.
Nhóm lợi khuẩn không chỉ hổ trợ bảo vệ cơ thể và giữ thế cân bằng với nhóm hại khuẩn, mà còn hỗ trợ quá trình tiêu hóa, hấp thu thức ăn, cải thiện các vấn đề tiêu hóa thường gặp như táo bón, tiêu chảy.. Do đó, việc lựa chọn những loại thực phẩm có bổ sung lợi khuẩn hoặc những dạng men vi sinh có bổ sung thêm chất xơ tan như men vi sinh Pikabiotic của Hàn Quốc chứa đa dạng các lợi khuẩn gồm 19 chủng trong đó chủ yếu là nhóm Bifidobacterium và Lactobacillus dạng gói chia liều khá tiện dụng có thể pha với nước, sữa, thức ăn hoặc ăn trực tiếp mà không cần nước; mùi vị thơm ngon được trẻ yêu thích.
Dẫu mọi kế hoạch cho những chuyến dã ngoại trong mùa hè này đang phải dừng lại, nhưng không có nghĩa là chúng ta chấp nhận “mùa hè của trẻ bị đánh cắp”. Hãy làm nó khác hơn! Như nhà phát minh vĩ đại Thomas Edison từng nói: “luôn luôn có cách tốt hơn cho mọi thứ. Hãy tìm nó.
Tham khảo thêm thông tin tại bài viết: Trẻ sinh vào mùa hè dễ phát triển khỏe mạnh hơn khi trưởng thành.
Đẻ mắc vai hay còn gọi là dấu hiệu “con rùa” - là tình trạng xảy ra khi một hoặc cả hai vai của em bé bị kẹt trong quá trình sinh thường. Không có dấu hiệu báo trước và không có cách nào để ngăn ngừa tình trạng này xảy ra. Nguyên nhân gây ra tình trạng này có thể bao gồm việc em bé quá lớn, xương chậu của mẹ nhỏ hoặc đỡ đẻ sai tư thế. Tình trạng này có thể dẫn đến các biến chứng nghiêm trọng bao gồm cả chấn thương thần kinh cho em bé. Cùng đọc bài viết sau để hiểu thêm về tình trạng này!
Tầm vóc không chỉ là thước đo chiều cao đơn thuần mà còn phản ánh sức khỏe và sự phát triển toàn diện của một dân tộc. Tuy nhiên, thực trạng chiều cao của người Việt Nam hiện nay vẫn còn nhiều hạn chế so với bạn bè quốc tế
Mùa xuân đến, mang theo không khí ấm áp và sức sống mới cho vạn vật. Tuy nhiên, đây cũng là thời điểm giao mùa, khí hậu biến đổi thất thường, tạo điều kiện cho các loại vi khuẩn, virus và mầm bệnh sinh sôi phát triển.
Ngày 2 tháng 4 hàng năm, thế giới cùng hướng về Ngày Thế Giới Nhận Thức về Tự Kỷ – một sự kiện do Liên Hợp Quốc khởi xướng nhằm kêu gọi sự quan tâm sâu sắc hơn đến rối loạn phổ tự kỷ (ASD).
Mùa xuân là thời điểm giao mùa, khí hậu thất thường, hanh khô, độ ẩm thấp, dễ gây ra những ảnh hưởng không tốt đến làn da nhạy cảm của trẻ nhỏ.
Tuổi mãn kinh không chỉ gây ra nhiều vấn đề về sức khỏe sinh lý nữ, mà còn ảnh hưởng đến làn da. Chị em phụ nữ nên lưu ý điều gì khi chăm sóc da tuổi ngoài 40?
Giao mùa là thời điểm chuyển tiếp giữa các mùa trong năm, kéo theo sự thay đổi của thời tiết, khí hậu. Đối với người cao tuổi, giai đoạn này thường tiềm ẩn nhiều nguy cơ sức khỏe do hệ miễn dịch suy giảm và cơ thể dần lão hóa.
Một nghiên cứu mới cho thấy, hoạt động thể chất vừa phải như đi bộ nhanh, yoga, làm vườn… mỗi ngày có thể giúp giảm nguy cơ tử vong.