Tổng hội y học Việt Nam

Viện y học ứng dụng Việt Nam
ứng dụng y học vì sức khỏe người việt nam

Sâu răng ở trẻ em

Vệ sinh răng miệng tốt có thể giúp trẻ ngăn ngừa sâu răng. Bạn có thể giúp trẻ tạo ra các thói quen vệ sinh răng miệng lành mạnh ngay cả trước khi chiếc răng đầu tiên xuất hiện.

Lí do trẻ bị sâu răng

Nguyên nhân sâu răng ở trẻ em có thể được gây ra bởi vi khuẩn, thức ăn, axit và nước bọt. Thức ăn chứa đường và tinh bột như kẹo, nước ngọt, bánh, nước trái cây, sữa và ngũ cốc, biến thành axit do vi khuẩn trong miệng của trẻ. Axit phá hủy men răng và gây ra lỗ sâu răng. Nếu không được điều trị, sâu răng có thể gây nguy hiểm cho trẻ em.

Sâu răng ở trẻ em: Nhận biết, nguyên nhân và điều trị

Tất cả trẻ em đều có nguy cơ sâu răng, nhưng một số yếu tố có thể tăng nguy cơ sâu răng bao gồm:

  • Mức độ vi khuẩn trong miệng trung bình cao hơn   
  • Chế độ ăn có quá nhiều carbohydrate, đường và tinh bột
  • Uống nước ít hoặc không có fluoride
  • Ít hoặc không chăm sóc răng miệng

Dấu hiệu sâu răng ở trẻ em

Dấu hiệu và triệu chứng của sâu răng có thể khác nhau, nhưng dấu hiệu phổ biến bao gồm:

  • Có đốm trắng trên răng
  • Hình thành lớp màu nâu nhạt trên răng
  • Răng tối màu hơn
  • Xuất hiện lỗ trên răng
  • Phản ứng với các loại thức ăn ngọt hoặc lạnh

Những dấu hiệu bé bị viêm tủy răng - Bệnh Viện Đa Khoa Quốc Tế Bắc Hà

Nếu trẻ có dấu hiệu rõ ràng của sâu răng, trẻ cần phải đến gặp nha sĩ. Nha sĩ sẽ điều trị sâu răng bằng cách trám răng. Nếu trẻ gặp phải các triệu chứng sau đây, bạn nên tìm kiếm sự chăm sóc y tế ngay lập tức:

  • Đau hoặc sưng 
  • Sốt và các triệu chứng nhiễm trùng khác
  • Gặp khó khăn khi ăn hoặc nhai
  • Mủ chảy từ răng

Sâu răng không được điều trị có thể gây nhiễm trùng đe dọa tính mạng và để lại hậu quả lâu dài.

Đọc thêm tại bài viết: Những dấu hiệu cho thấy bạn có thể đã bị sâu răng

Làm thế nào để ngăn ngừa sâu răng ở trẻ em?

Sâu răng là một căn bệnh phổ biến ở trẻ em, và một số trẻ có thể có yếu tố di truyền. Hãy trò chuyện với bác sĩ về việc sử dụng thuốc lên men fluoride và vệ sinh răng miệng phù hợp với tuổi của trẻ trong các buổi khám sức khỏe định kỳ.

Lên kế hoạch thăm nha sĩ định kỳ

Đưa trẻ đến nha sĩ 6 tháng sau khi răng đầu tiên mọc hoặc trước khi trẻ đủ 12 tháng tuổi. Đề xuất bạn đưa trẻ đến nha sĩ ít nhất hai lần một năm. Kiểm tra nha khoa định kỳ sẽ giúp bạn biết nếu trẻ có bất kỳ vấn đề sức khỏe răng miệng nào hay không. Các cuộc thăm khám thường xuyên cũng có thể giúp trẻ học được các thói quen vệ sinh răng miệng tốt như đánh răng và sử dụng chỉ nha khoa.

Hướng dẫn vệ sinh răng miệng cho trẻ ngay từ sớm

Dạy cho trẻ thói quen đánh răng và sử dụng chỉ nha khoa

Hình thành các thói quen đúng đắn từ sớm sẽ giúp trẻ giữ vững thói quen khi trưởng thành. Tất cả trẻ em đã có răng nên đánh răng hai lần mỗi ngày trong hai phút với lượng kem đánh răng chứa fluoride. Trẻ em từ 3 đến 6 tuổi nên sử dụng lượng kem đánh răng có kích thước bằng hạt đậu và tất cả trẻ em dưới 8 tuổi nên được giúp đỡ khi đánh răng. Khi trẻ đánh răng, hãy đảm bảo rằng em đang đánh đều và xoa tròn. Trẻ cũng nên nhẹ nhàng đánh răng lên nướu để ngăn chặn sự tích tụ. Quan trọng là bạn phải giám sát để đảm bảo rằng răng của trẻ được sạch sẽ. Thực hiện việc sử dụng chỉ nha khoa một lần mỗi ngày là cách tốt để loại bỏ sự tích tụ mảng bám trên răng. Bạn có thể làm điều này cho trẻ cho đến khi bé đủ lớn để tự làm. 

Cung cấp cho trẻ những loại thức ăn tốt cho răng

Tránh một số loại thực phẩm như đồ ngọt có thể gây sâu răng. Có những loại thực phẩm mà trẻ có thể ăn giúp giảm nguy cơ sâu răng như thực phẩm giàu canxi, thực phẩm giàu vitamin C và protein, và thực phẩm chống vi khuẩn có thể hữu ích trong việc ngăn chặn sự phát triển của sâu răng. Một số ví dụ là cà rốt, cần tây, táo, dâu, cam, trứng luộc, sữa chua và phô mai.

Sử dụng fluoride: Sử dụng kem đánh răng chứa fluoride sẽ ngăn ngừa tình trạng sâu răng. Trẻ cũng nên uống nước thường có chứa fluoride, điều này rất tốt để ngăn ngừa hình thành lỗ sâu răng. Nha sĩ của bạn có thể kiểm tra nước của bạn để tìm ra nồng độ fluoride tự nhiên. Nếu không đủ, họ có thể kê cho con bạn một loại bổ sung fluoride.

Kết luận

Những chiến lược này có thể giảm nguy cơ sâu răng mà trẻ có thể gặp phải. Ngay cả khi trẻ có khả năng mắc các vấn đề về sức khỏe răng miệng, trẻ cũng nên được dạy biết về hậu quả của việc không đánh răng.

Mừng Tết thiếu nhi, Phòng khám chuyên khoa dinh dưỡng VIAM gửi tới cha mẹ chương trình VIAM Kids's Day - Dinh dưỡng đong đầy với vô số phần quà ý nghĩa và giúp trẻ phát triển khả năng tư duy, sáng tạo. Cùng VIAM clinic tìm hiểu chi tiết về chương trình Tại đây.

Hồng Hà - Viện Y học ứng dụng Việt Nam - Theo WebMD
Bình luận
Tin mới
  • 08/09/2024

    3 cách tự nhiên giúp giảm buồn nôn

    Buồn nôn là cảm giác khó chịu, gây mệt mỏi mà bất kỳ ai cũng có thể gặp phải. Nó có thể xuất phát từ cảm giác hết sức tự nhiên khi bạn ăn thức ăn lạ, có mùi, có thể là do say tàu xe hoặc cảm lạnh và dưới đây là một số cách tự nhiên giúp bạn giảm cơn buồn nôn.

  • 07/09/2024

    Chuyên gia chia sẻ cách “sử dụng” thời gian hàng ngày để kéo dài tuổi thọ

    Nathan K. LeBrasseur, chuyên gia hàng đầu về lão hóa tại bệnh viện Mayo Clinic (Mỹ), khẳng định rằng lối sống lành mạnh chính là chìa khóa để ngăn ngừa nhiều bệnh tật và kéo dài tuổi thọ.

  • 07/09/2024

    Lý do bạn nên hiến máu thường xuyên

    Hiến máu là một nghĩa cử nhân đạo và cao đẹp. Hành động này không chỉ giúp cho những bệnh nhân đang cần máu mà còn tốt cho sức khỏe người hiến tặng.

  • 07/09/2024

    Vũ khí bí mật chống lại viêm nhiễm phụ khoa

    Probiotics là các vi sinh vật sống có lợi cho sức khỏe, thường được tìm thấy trong các thực phẩm lên men như sữa chua, kim chi, dưa chua hoặc dưới dạng thực phẩm bổ sung.

  • 07/09/2024

    Những thói quen trang điểm có thể gây tổn thương mắt

    Trang điểm là một phần không thể thiếu trong cuộc sống của nhiều chị em phụ nữ. Tuy nhiên, các chuyên gia về thị lực cảnh báo một số thói quen trang điểm có thể gây tổn thương mắt.

  • 06/09/2024

    Đôi môi nói lên điều gì về sức khỏe?

    Đôi môi căng mọng, mềm mại giúp gương mặt tràn đầy sức sống. Trái lại, một vài dấu hiệu sau cho thấy đôi môi đang “lên tiếng” cảnh báo bạn cần quan tâm đến một số vấn đề sức khỏe.

  • 06/09/2024

    Béo phì ảnh hưởng đến làn da thế nào?

    Tình trạng thừa cân, béo phì không chỉ làm tăng nguy cơ mắc các bệnh tim mạch và đái tháo đường, mà còn ảnh hưởng tới sức khỏe làn da. Một vài vấn đề da liễu có liên hệ mật thiết với cân nặng của bạn.

  • 06/09/2024

    Những điều cần biết khi bạn dị ứng penicillin

    Dị ứng penicillin là phản ứng của hệ thống miễn dịch của bạn với thuốc kháng sinh penicillin. Kể từ những năm 1940, penicillin đã trở thành loại thuốc được sử dụng để điều trị các bệnh nhiễm trùng do vi khuẩn gây ra. Nhưng một số người gặp phản ứng xấu khi sử dụng loại kháng sinh này.

Xem thêm