Các chất dinh dưỡng cần thiết để đạt được chiều cao tối ưu
Chất đạm: đây là một trong những chất dinh dưỡng quan trọng không thể thiếu trong quá trình tăng trưởng và phát triển ở trẻ. Protein rất cần thiết cho sự xây dựng, phát triển và duy trì cơ bắp, các mô trong cơ thể. Thiếu protein lâu dài khiến trẻ bị còi cọc, giảm khối lượng cơ bắp.
Chất khoáng: một số chất khoáng có trong thực phẩm rất cần cho sự phát triển chiều cao. Thực phẩm giàu sắt, magie, phốt pho, i-ốt, mangan và florua có tác dụng tăng cường sự phát triển ở trẻ em và thanh thiếu niên. Canxi không chỉ hỗ trợ tăng trưởng mà còn làm cho xương chắc khỏe.
Vitamin: khi nói đến sức khỏe và chiều cao của xương, vitamin D đóng một vai trò quan trọng, vitamin D giúp hấp thụ canxi trong cơ thể. Sự thiếu hụt vitamin D làm giảm hấp thu canxi gây loãng xương, còi xương ở trẻ.
Carbohydrate: cung cấp năng lượng cho cơ thể, cần thiết trong chế độ ăn uống hàng ngày để trẻ tăng chiều cao. Hãy lựa chọn loại carbs lành mạnh và tránh xa các loại carbs tinh chế như pizza, bánh mỳ kẹp, bánh mỳ trắng...
Bên cạnh carbohydrat, protein, vitamin và khoáng chất, trẻ cũng cần được bổ sung thêm omega-3 và omega-6 để phát triển chiều cao tối ưu.
Các loại thực phẩm giúp trẻ phát triển chiều cao
Sữa và các sản phẩm từ sữa
Sữa và các sản phẩm từ sữa đều chứa các khoáng chất thiết yếu như canxi và vitamin A, B, D, E, ngoài ra nó còn là nguồn cung cấp protein và canxi tốt giúp tăng trưởng tế bào và phát triển xương của trẻ.
Trứng
Trứng với 13 vi chất dinh dưỡng thiết yếu là biotin, choline, riboflavin, axit pantothenic, vitamin B12, vitamin A, vitamin E, folate, vitamin D, magie, canxi, natri, kali, phốt pho và kẽm cần thiết cho sự tăng trưởng và phát triển của trẻ. Protein trong trứng là nguồn cung cấp tốt các acid amin như tryptophan, methionin, cystein, arginin, đây là các loại axit amin không có trong các loại thực phẩm khác.
Thịt gà
Thịt gà giàu protein như trứng. Trên thực tế, ức gà có hàm lượng protein cao nhất trong số các loại thực phẩm có nguồn gốc động vật. Thịt gà giúp xây dựng các mô và cơ bắp, từ đó giúp trẻ phát triển chiều cao.
Đậu nành
Đậu nành chứa protein, folate, vitamin, carbohydrate và chất xơ, là nguồn cung cấp protein thực vật tốt.
Chuối
Đây là loại trái cây cung cấp kali, mangan và canxi giúp tăng cường sức khỏe của trẻ.
Các loại hạt
Các loại hạt giàu chất khoáng và vitamin thiết yếu cũng như chất béo và axit amin lành mạnh. Bạn có thể thêm các loại hạt vào ngũ cốc ăn sáng hoặc bữa ăn nhẹ của trẻ.
Rau lá xanh
Một số loại rau lá xanh như bông cải xanh, rau bina, đậu bắp, bắp cải tí hon rất giàu khoáng chất, vitamin, canxi và chất xơ thiết yếu. Nếu trẻ không dung nạp lactose, thì rau lá xanh là lựa chọn thay thế tốt nhất vì hàm lượng canxi và vitamin K trong loại rau này có thể hỗ trợ sự phát triển của xương.
Đọc thêm tại bài viết: Tối ưu hóa chiều cao của trẻ trong giai đoạn dậy thì
Trái cây
Việc ăn trái cây theo mùa rất có lợi cho sức khỏe. Trái cây cung cấp các loại vitamin, khoáng chất, chất xơ. Cho trẻ ăn các loại trái cây giàu canxi và vitamin C và A như quả sung, đu đủ, kiwi, cam, dưa hấu, xoài, táo và mơ.
Cá
Cá rất giàu protein và vitamin D tốt cho sự phát triển xương và cơ bắp.
Cà rốt
Cà rốt được biết đến là chứa nhiều vitamin A và C, là những loại vitamin không thể thiếu trong quá trình phát triển chiều cao của trẻ.
Ngũ cốc nguyên hạt
Loại ngũ cốc này giàu chất xơ, vitamin, sắt, magie và selen. Có thể cho trẻ ăn bánh mì hoặc mì nguyên cám trong chế độ ăn tăng chiều cao của trẻ.
Thịt đỏ
Thịt đỏ cung cấp một lượng protein lớn, tuy nhiên, chỉ nên ăn một lượng vừa phải để tránh gây hại cho cơ thể.
Các loại đậu
Đây là một loại thực phẩm kích thích hormone tăng trưởng trong cơ thể, ngoài ra, đậu còn chứa nhiều chất xơ, protein và các chất dinh dưỡng khác.
Tham gia các hoạt động thể chất
Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra, ngoài việc áp dụng chế độ dinh dưỡng tốt, thì vận động chiếm đến 40% các yếu tố ảnh hưởng tới chiều cao của người châu Á. Khi trẻ vận động, các mô xương phát triển nhanh hơn, giúp xương nhanh dài. Tham gia các hoạt động làm tăng quá trình trao đổi chất, kích thích tuyến yên tăng tiết hormone tăng trưởng GH, kích thích sự phát triển tế bào xương, tăng chiều cao cho trẻ. Ngoài ra, vận động còn làm tăng cảm giác thèm ăn và ngủ ngon giấc hơn.
Mùa hè là thời điểm lý tưởng để trẻ tham gia các hoạt động thể chất, các trò chơi ngoài trời, giúp trẻ phát triển chiều cao tốt nhất.
Hãy cho trẻ đi bơi, đây là một bộ môn lý tưởng vì khi bơi, tất cả các cơ đều được vận động, không chỉ hỗ trợ tăng chiều cao mà còn mang lại vóc dáng cân đối cho trẻ. Bơi còn giúp trẻ rèn luyện kỹ năng sống, tránh các tai nạn liên quan đến sông nước.
Cha mẹ có thể cân nhắc cho trẻ tham gia chơi bóng rổ vào mùa hè do trẻ phải dùng sức bật của chân để nhảy lên ném bóng, giúp trẻ nhanh phát triển chiều cao. Tập đu xà đơn cũng là một trong những bộ môn góp phần thúc đẩy sự phát triển chiều cao ở trẻ. Ngoài ra, còn có một số hoạt động khác như bóng chuyền, bóng đá, đạp xe, chạy bộ…
Đơn giản nhất, trẻ có thể chỉ cần chơi ngoài trời với bạn bè đồng lứa, tham gia dã ngoại cùng gia đình... sẽ khiến trẻ được vận động và lớn lên. Khi chơi ngoài trời, hãy tránh các thời điểm nắng nóng nhiều, lưu ý chống nắng cho trẻ, cho trẻ uống đủ nước.
Ngủ đủ giấc, đúng giờ
Mùa hè cũng là thời gian trẻ được nghỉ ngơi, thư giãn sau một năm học vất vả, căng thẳng. Thời điểm này trẻ có thể ham chơi mà lơ là đi những việc khác, kể cả việc đi ngủ. Trẻ có thể ngủ muộn, dậy muộn, và cảm thấy uể oải vào ngày hôm sau.
Tốt nhất là cha mẹ nên hạn chế để trẻ tiếp xúc với các thiết bị điện tử, lập thời gian biểu cố định cho giấc ngủ trưa, ngủ ban đêm của trẻ. Nên cho trẻ đi ngủ trước 10 giờ đêm và ngủ đủ 8 tiếng mỗi ngày để không ảnh hưởng đến việc tiết hormone GH, ảnh hưởng đến quá trình tăng trưởng và phát triển của trẻ.
Tầm vóc không chỉ là thước đo chiều cao đơn thuần mà còn phản ánh sức khỏe và sự phát triển toàn diện của một dân tộc. Tuy nhiên, thực trạng chiều cao của người Việt Nam hiện nay vẫn còn nhiều hạn chế so với bạn bè quốc tế
Mùa xuân đến, mang theo không khí ấm áp và sức sống mới cho vạn vật. Tuy nhiên, đây cũng là thời điểm giao mùa, khí hậu biến đổi thất thường, tạo điều kiện cho các loại vi khuẩn, virus và mầm bệnh sinh sôi phát triển.
Ngày 2 tháng 4 hàng năm, thế giới cùng hướng về Ngày Thế Giới Nhận Thức về Tự Kỷ – một sự kiện do Liên Hợp Quốc khởi xướng nhằm kêu gọi sự quan tâm sâu sắc hơn đến rối loạn phổ tự kỷ (ASD).
Mùa xuân là thời điểm giao mùa, khí hậu thất thường, hanh khô, độ ẩm thấp, dễ gây ra những ảnh hưởng không tốt đến làn da nhạy cảm của trẻ nhỏ.
Tuổi mãn kinh không chỉ gây ra nhiều vấn đề về sức khỏe sinh lý nữ, mà còn ảnh hưởng đến làn da. Chị em phụ nữ nên lưu ý điều gì khi chăm sóc da tuổi ngoài 40?
Giao mùa là thời điểm chuyển tiếp giữa các mùa trong năm, kéo theo sự thay đổi của thời tiết, khí hậu. Đối với người cao tuổi, giai đoạn này thường tiềm ẩn nhiều nguy cơ sức khỏe do hệ miễn dịch suy giảm và cơ thể dần lão hóa.
Một nghiên cứu mới cho thấy, hoạt động thể chất vừa phải như đi bộ nhanh, yoga, làm vườn… mỗi ngày có thể giúp giảm nguy cơ tử vong.
Các vấn đề dạ dày khi chạy bộ là một trong những nguyên nhân phổ biến gây khó chịu cho người chạy. Bạn có thể gặp tình trạng co thắt, đau bụng dẫn đến tiêu chảy trong khi chạy.