Tổng hội y học Việt Nam

Viện y học ứng dụng Việt Nam
ứng dụng y học vì sức khỏe người việt nam

Uống nước tăng lực có thể gây hại cho tim

Theo một nghiên cứu mới được công bố trên tạp chí JAMA, uống một lon nước tăng lực mỗi ngày cũng có thể làm tăng nguy cơ bị bệnh tim mạch ở người trưởng thành.

Trưởng nhóm nghiên cứu, tiến sĩ Anna Svatikova và đồng nghiệp ở Bệnh viện Mayo, Mỹ đã phát hiện thấy uống 450g nước tăng lực sẽ làm tăng huyết áp và lượng hormone phản ứng với căng thẳng trong vòng 30 phút ở người trưởng thành trẻ. Đây là những yếu tố có thể dẫn đến bệnh tim mạch.
Nước tăng lực - được quảng cáo là loại đồ uống có thể tăng cường khả năng thể chất và trí tuệ - đang ngày càng trở nên phổ biến, đặc biệt ở thanh thiếu niên và người trưởng thành trẻ ở Mỹ. Theo Trung tâm Ngăn ngừa và Kiểm soát Dịch Bệnh Hoa Kỳ, 31% thanh thiếu niên từ 12-17 tuổi và 34% người trưởng thành trẻ từ 18-24 tuổi thường xuyên uống nước tăng lực.
Việc gia tăng tiêu thụ nước tăng lực cũng kéo theo các quan ngại về sức khỏe cộng đồng. Loại đồ uống này có thể gây ra một số tác dụng phụ nghiêm trọng.
Cafein được cho là thành phần có hại nhất trong nước tăng lực. Một lon hoặc chai nước tăng lực chứa từ 80 đến hơn 500 mg cafein. Để so sánh, một cốc cà phê 500 mg chứa trung bình 100 mg cafein. Nước tăng lực cũng có lượng đường cao và có thể chứa các chất kích thích có nguồn gốc thực vật mà tạo ra tác dụng phụ giống như cafein.
Trong nghiên cứu của mình, tiến sĩ Svatikova và đồng nghiệp đã tiến hành đánh giá tác động của nước tăng lực lên huyết áp, nhịp tim, phản ứng với căng thẳng của 25 người trưởng thành khỏe mạnh. Những người tham gia nghiên cứu có độ tuổi trung bình là 29 và không có tiền sử bệnh tim mạch.
Trong 2 ngày riêng rẽ cách nhau tối đa 2 tuần, các đối tượng được yêu cầu uống 480ml nước tăng lực có bán trên thị trưởng hoặc giả dược trong vòng 5 phút.
Nước tăng lực chứa khoảng 240 mg cafein, 2000 mg taurine - một loại amino acid có thể thúc đẩy sự phát triển thần kinh, điều tiết lượng nước và chất khoáng trong máu – và chứa các chiết suất hạt bồ hòn, rễ sâm và cây kế sữa. Giả dược có mùi vị, màu sắc và thành phần dinh dưỡng giống như nước tăng lực nhưng không chứa cafein và các chất kích thích khác.
Nghiên cứu trên mang tính mù đôi, nghĩa là cả người tham gia và các nhà nghiên cứu đều không biết người tham gia uống loại nước nào và vào ngày nào. Người tham gia được yêu cầu không uống rượu bia hoặc cafein trong vòng 24 tiếng trước ngày thử nghiệm nghiên cứu.
30 phút trước và sau khi uống nước, các nhà nghiên cứu đo huyết áp, nhịp tim, lượng cafein và đường glucose trong máu và mức giải phóng hormone căng thẳng norepinephrine của người tham gia.
Sau khi uống nước tăng lực, người tham gia tăng 6,2% huyết áp tâm thu và tăng 6,8% huyết áp tâm trương. Mức tăng huyết áp trung bình ở người tham gia là 6,4% sau khi uống nước tăng lực trong khi con số này ở giả dược chỉ là 3%. 
Ngoài ra, nhóm nghiên cứu phát hiện thấy mức norepinephrine tăng từ 150 pg/mL tới to 250 pg/mL sau khi uống nước tăng lực so với mức tăng từ 140 pg/mL tới 179 pg/mL sau khi uống giả dược. Điều này nghĩa là mức norepinephrine tăng 71% sau khi uống nước tăng lực so với mức tăng 31% sau khi uống giả dược.
Norepinephrine hay noradrenaline có thể làm tăng huyết áp, ảnh hưởng đến khả năng giảm và thay đổi nhịp tim và hô hấp khi phản ứng với căng thẳng.
Tiến sĩ Svatikova cho biết tình trạng tăng huyết áp và mức horome phản ứng với căng thẳng sau khi uống nước tăng lực có thể làm tăng nguy cơ mắc các bệnh tim mạch, ngay cả ở người khỏe mạnh. Kết quả này cho thấy mọi người nên thận trọng và không uống quá nhiều nước tăng lực vì các nguy cơ cho sức khỏe.
Bình luận
Tin mới
  • 27/04/2025

    Nguyên nhân nào có thể gây ra rối loạn cương dương?

    Nếu thỉnh thoảng bạn gặp vấn đề về cương dương thì bạn không cần phải điều trị, tuy nhiên nếu các vấn đề xảy ra thường xuyên hơn, bạn có thể bị rối loạn cương dương. Hãy cùng Viện Y học ứng dụng Việt Nam tìm hiểu về các nguyên nhân của tình trạng này.

  • 26/04/2025

    Cách xác định và điều trị hành vi chống đối xã hội ở trẻ em

    Các hành vi tiêu cực và chống đối xã hội có thể được quản lý, nhưng nếu không được can thiệp kịp thời, nó có thể dẫn đến các vấn đề nghiêm trọng hơn ở tuổi trưởng thành.

  • 25/04/2025

    Quà vặt bủa vây cổng trường không thể xem là…chuyện vặt

    “Xiên bẩn”- món quà vặt không còn xa lạ với nhiều người, nhất là trẻ em. Với mức giá chỉ từ 2.000 đồng/xiên nhưng tiềm ẩn đầy nguy cơ có hại cho sức khỏe. Từ lâu, câu chuyện quà vặt ở cổng trường không thể xem là… chuyện nhỏ.

  • 25/04/2025

    Tại sao ngộ độc thức ăn nhiễm vi khuẩn tụ cầu vàng lại nguy hiểm tính mạng?

    Ngộ độc thực phẩm do nhiễm vi khuẩn tụ cầu vàng là một trong những ngộ độc có thể nguy hiểm đến tính mạng nếu không được bù dịch đúng cách và điều trị kịp thời.

  • 25/04/2025

    Giảm áp lực, vượt qua căng thẳng mùa thi

    Sức khỏe tinh thần của trẻ em trong mùa thi là một vấn đề đáng quan tâm hàng đầu, đặc biệt khi căng thẳng và áp lực học tập ngày càng gia tăng. Bài viết này sẽ đi sâu vào tìm hiểu nguyên nhân gây căng thẳng cho trẻ, biểu hiện của stress và các phương pháp giúp trẻ giảm căng thẳng, thư giãn tinh thần để đạt kết quả tốt nhất trong mùa thi.

  • 24/04/2025

    Các bước dưỡng da giảm nếp nhăn từ tuổi 30

    Một làn da căng mịn, ít nếp nhăn hoàn toàn có thể đạt được nếu bạn chăm sóc đúng cách và kiên trì...

  • 24/04/2025

    Phình đại tràng do nhiễm độc là gì?

    Phình đại tràng do nhiễm độc là một bệnh lý hiếm gặp nhưng lại là một bệnh nguy hiểm. Bạn có thể mắc bệnh này nếu bạn bị viêm đại tràng nghiêm trọng và cần tích cực điều tri sớm để tránh các chất độc bắt đầu rò rỉ vào máu của bạn và gây nguy hiểm. Cùng tìm hiểu về chứng bệnh này qua bài viết sau đây!

  • 23/04/2025

    Nám da có trị hết hẳn được không?

    Nám da là tình trạng da liễu phổ biến, đặc biệt ở phụ nữ. Nám da gây ra các mảng da sẫm màu, thường xuất hiện ở mặt, trán... Có thể điều trị nám hết hẳn hay không còn tùy vào tình trạng nám khác nhau cũng như phương pháp điều trị.

Xem thêm