Theo một nghiên cứu mới đây, nước tăng lực có liên quan đến khả năng gây mất tập trung và tăng động đối với trẻ lứa tuổi học đường
Các nhà nghiên cứu thuộc đại học Yale đã khảo sát trên 1600 học sinh ở một quận thuộc Connecticut (Hoa Kỳ), các học sinh này có độ tuổi trung bình là 12.
Các học sinh nam có xu hướng tiêu thụ nhiều đồ uống tăng lực hơn so với nữ. Và trong nhóm nam, các học sinh gốc da đen Hispanic có xu hướng tiêu thụ nhiều đồ uống giải khát hơn là các học sinh da trắng.
Theo một nghiên cứu đăng tải trên tạp chí Academic Pediatrics, trẻ uống nhiều nước tăng lực có tới 66% nguy cơ bị hội chứng tăng động mất tập trung.
Đồ uống tăng lực chứa hàm lượng đường và caffeine khá cao. Đối với nghiên cứu này, các nhà khoa học lưu ý đến số lượng và loại đồ uống được các học sinh tiêu thụ.
Theo trưởng nhóm nghiên cứu giáo sư Jeannette Ickovics thuộc đại học Yale, càng tiêu thụ nhiều đồ uống có đường bao nhiêu thì các học sinh cấp hai đó càng có nguy cơ cao mắc hội chứng tăng động giảm chú ý bấy nhiêu. Đặc biệt, nước tăng lực dường như là nguyên nhân gây nên hội chứng này. Bà nói: “Kết quả nghiên cứu của chúng tôi là bằng chứng hỗ trợ cho khuyến cáo của hiệp hội nhi khoa Hoa Kỳ, rằng cha mẹ nên hạn chế việc trẻ tiêu thụ nhiều nước ngọt và nước tăng lực.”
Nghiên cứu cho hay những trẻ em được khảo sát đã tiêu thụ trung bình 2 loại nước ngọt mỗi ngày. Số lượng đồ uống dao động tới 7 loại đồ uống. Một vài loại nước ngọt và nước tăng lực có chứa tới hơn 40 gram đường. Theo các nhà khoa học thì tùy thuộc vào độ tuổi, trẻ em chỉ nên tiêu thụ khoảng 21 tới 33 gam đường một ngày.
Ngoài việc là nguyên nhân gây nên hội chứng tăng động giảm chú ý, nước ngọt còn làm tăng nguy cơ béo phì. Theo ước tính mới nhất từ trung tâm kiểm soát và phòng chống dịch bệnh Hoa Kỳ, khoảng 1/3 trẻ em ở Mỹ đang trong tình trạng thừa cân hoặc béo phì.
Nếu không được xử trí kịp thời, hạ đường huyết có thể dẫn đến hậu quả nghiêm trọng. Tuy nhiên, chế độ ăn uống khoa học hoàn toàn có thể hỗ trợ phòng và điều trị hạ đường huyết hiệu quả.
Một trong những câu hỏi phổ biến nhất mà các bậc cha mẹ đặt ra trong những năm đầu nuôi con là: "Con tôi nên uống loại sữa nào và vào thời điểm nào?". Từ giai đoạn sơ sinh đến khi cai sữa và chuyển sang chế độ ăn thông thường, vai trò của sữa trong chế độ dinh dưỡng của trẻ thay đổi đáng kể theo từng giai đoạn phát triển.
Chức năng tuyến giáp có liên quan chặt chẽ với dinh dưỡng thông qua chế độ ăn uống. Các vi chất dinh dưỡng như i-ốt, selen, sắt, kẽm, đồng, magiê, vitamin A và vitamin B12 ảnh hưởng đến quá trình tổng hợp và điều hòa hormon tuyến giáp trong suốt cuộc đời. Do vậy, những thay đổi trong chế độ ăn uống có thể làm thay đổi hệ vi khuẩn đường ruột, thiếu hụt vi chất dinh dưỡng, dẫn đến những thay đổi trong chức năng tuyến giáp.
Mùa hè năm nay được dự báo nắng nóng gay gắt nên thực phẩm giải nhiệt, bảo vệ sức khỏe càng được người dân ưu tiên lựa chọn. Tuy nhiên, người dân cần nhận thức đúng để đưa ra lựa chọn chính xác
Dứa là loại trái cây nhiệt đới có hương vị thơm ngon được nhiều người yêu thích. Tuy nhiên, đôi khi việc tiêu thụ dứa với một số loại thực phẩm lại không có lợi cho sức khỏe.
Đầu bạn đang đau nhức, bạn bị ngạt mũi, chảy nước mũi, hắt hơi, khó thở, rồi khứu giác và vị giác cũng rối loạn. Đây là những dấu hiệu phổ biến của cảm cúm, dị ứng thời tiết, viêm xoang. Một số thực phẩm có thể giúp bạn giảm các triệu chứng này !
Sữa giả không chỉ đơn giản là không có giá trị dinh dưỡng mà nó còn có thể gây hậu quả nghiêm trọng cho sức khỏe người dùng, đặc biệt là phụ nữ mang thai cần được chăm sóc dinh dưỡng và đảm bảo an toàn sức khỏe.
Đối với người mắc bệnh lao vú, chế độ ăn uống đóng vai trò quan trọng để tăng cường hệ miễn dịch, hỗ trợ quá trình điều trị và phục hồi sức khỏe.