Tổng hội y học Việt Nam

Viện y học ứng dụng Việt Nam
ứng dụng y học vì sức khỏe người việt nam

Ung thư xương: triệu chứng, chẩn đoán

Ung thư xương là khối u ác tính xuât phát từ các tế bào của xương, trong đó hay gặp nhất là ung thư liên kết tạo xương và tạo sụn. Đây là loại ung thư thường gặp ở thiếu niên và thanh niên trẻ. Trẻ em nam gặp nhiều hơn nữ. Các lứa tuổi khác, ung thư xương là loại hiếm gặp, tỷ lệ khoảng 0,5% so với toàn bộ các ung thư.

Các dấu hiệu và triệu chứng của ung thư xương

Ung thư xương có thể ảnh hưởng đến bất kỳ xương nào, nhưng hầu hết các trường hợp phát triển ở xương dài của chân hoặc cánh tay trên.

Các triệu chứng chính bao gồm:

  • Đau xương dai dẳng trở nên tồi tệ hơn theo thời gian và kéo dài cả ngày đêm
  • Sưng và viêm trên xương, có thể khiến cử động khó khăn nếu xương bị ảnh hưởng ở gần vùng khớp
  • Có cục, u đáng chú ý trên xương
  • Xương yếu, dễ gãy hơn bình thường

Nếu nhận thấy bất cứ dấu hiệu nào kể trên, hãy đến cơ sở y tế ngay lập tức. Mặc dù khả năng ung thư xương là thấp nhưng vẫn rất cần được kiểm tra và loại trừ thêm.

Các loại ung thư xương

Một số loại ung thư xương chính là:
  • Osteosarcoma (u xương ác tính): loại phổ biến nhất, chủ yếu ảnh hưởng đến trẻ em và thanh niên dưới 20 tuổi
  • Ewing sarcoma (ung thư biểu mô nâng đỡ): thường ảnh hưởng đến những người trong độ tuổi từ 10 đến 20 tuổi
  • Chondrosarcoma (ung thư sụn): có xu hướng ảnh hưởng đến người lớn trên 40 tuổi

Những người trẻ tuổi có thể bị ảnh hưởng xấu tiến triển nhanh vì sự phát triển nhanh chóng của cơ thể trong tuổi dậy thì có thể làm cho các khối u xương phát triển mạnh hơn. Các loại ung thư xương trên ảnh hưởng đến các loại tế bào khác nhau. Việc điều trị và triển vọng sẽ phụ thuộc vào từng loại ung thư xương mắc phải.

Nguyên nhân nào gây ra bệnh ung thư xương?

Trong hầu hết các trường hợp, không có nguyên nhân rõ ràng nào chịu trách nhiệm cho sự phát triển ung thư xương.

Thông thường, nguy cơ phát triển ung thư xương sẽ tăng lên nếu:

  • Đã từng tiếp xúc với bức xạ trong quá trình xạ trị. Việc tiếp xúc với liều lượng bức xạ cao trước đây trong quá trình xạ trị có thể gây ra những thay đổi ung thư trong tế bào xương ở giai đoạn sau, mặc dù nguy cơ này được cho là nhỏ.
  • Có một tình trạng được gọi là bệnh Paget xương. Một số tình trạng không phải ung thư (lành tính) ảnh hưởng đến xương có thể làm tăng khả năng phát triển ung thư xương, mặc dù nguy cơ vẫn còn nhỏ. Đặc biệt, một tình trạng được gọi là bệnh Paget của xương có thể làm tăng nguy cơ ung thư xương ở những người trên 50-60 tuổi. Các tình trạng nguy hiểm gây ra khối u phát triển trong xương, chẳng hạn như bệnh Ollier, cũng có thể làm tăng nguy cơ ung thư xương.
  • Mắc một tình trạng di truyền hiếm gặp được gọi là hội chứng Li-Fraumeni - những người mắc chứng này có một phần gen bị lỗi và được gọi là hội chứng ung thư di truyền.
  • Các vấn đề khác. Những người từng mắc một loại ung thư mắt hiếm gặp gọi là u nguyên bào võng mạc khi còn nhỏ có thể dễ bị ung thư xương hơn, vì cùng một gen bị lỗi di truyền có thể gây ra cả hai tình trạng này. Nghiên cứu cũng phát hiện ra rằng những đứa trẻ sinh ra bị thoát vị rốn có nguy cơ mắc một loại ung thư xương gọi là Ewing sarcoma – ung thư biểu mô nâng đỡ cao gấp 3 lần, mặc dù tổng thể nguy cơ vẫn rất nhỏ.

Triệu chứng thường gặp trong ung thư xương

Trong ung thư xương, đau xương là triệu chứng thường gặp nhất. Một số trường hợp sẽ gặp phải các triệu chứng khác đi kèm.

Đau xương

Đau do ung thư xương thường bắt đầu với cảm giác căng tức ở vùng xương bị ảnh hưởng. Sự căng tức dần dần tiến triển thành cơn đau và kéo dài dai dẳng, hoặc cơn đau có thể đến và biến mất, nhưng tiếp tục xuất hiện trở lại vào ban đêm và khi nghỉ ngơi. Bất kỳ xương nào cũng có thể bị ảnh hưởng, mặc dù ung thư xương thường phát triển ở các xương dài của chân hoặc cánh tay trên. Cơn đau đôi khi có thể bị nhầm lẫn với bệnh viêm khớp ở người lớn hoặc các cơn đau trong quá trình phát triển ở trẻ em và thanh thiếu niên (Growing pains).

Các triệu chứng khác

Trong một số trường hợp, có thể thấy tình trạng bị sưng đỏ và viêm hoặc nhận thấy một khối u trên hay xung quanh xương bị ảnh hưởng.

Nếu ung thư xương ở gần khớp, tình trạng sưng đỏ có thể gây khó khăn cho các thao tác của khớp. Trong một số trường hợp, ung thư có thể làm suy yếu xương, khiến xương dễ bị gãy sau một chấn thương nhỏ hoặc ngã. Các triệu chứng ít phổ biến hơn có thể bao gồm:

  • Nhiệt độ cao (sốt) từ 38 độ C trở lên
  • Giảm cân không giải thích được
  • Đổ mồ hôi, đặc biệt là vào ban đêm

Chẩn đoán ung thư xương

Một số xét nghiệm giúp bạn chẩn đoán và đánh giá ung thư xương bao gồm:

Chụp X-quang

Chụp X-quang là một xét nghiệm thường quy, trong đó bức xạ tia được sử dụng để phản chiếu hình ảnh bên trong cơ thể. Đây là một cách đặc biệt hiệu quả để xem xét các biến đổi của xương. Chụp X-quang thường có thể phát hiện tổn thương xương do ung thư, hoặc các xương mới phát triển do ung thư. Ngoài ra, phương pháp này cũng có thể xác định liệu các triệu chứng có phải do nguyên nhân khác, chẳng hạn như gãy xương.

Sinh thiết

Sinh thiết là phương pháp chẩn đoán xác định ung thư xương chắc chắn nhất. Phương pháp này lấy một mẫu xương tại vùng xương bị ảnh hưởng và gửi xét nghiệm sinh thiết. Sinh thiết có thể xác định chính xác loại ung thư xương bạn mắc phải và mức độ của nó. Sinh thiết có thể được thực hiện theo hai cách:

  • Sinh thiết kim được thực hiện dưới hình thức gây tê (tùy thuộc vào vị trí của xương mà gây tê cục bộ hoặc gây tê toàn thân). Một cây kim mỏng được đưa vào xương và lấy một mẫu mô nhỏ.
  • Sinh thiết mở được thực hiện dưới gây mê toàn thân. Bác sĩ phẫu thuật rạch một đường trên xương bị ảnh hưởng để lấy một mẫu mô. Sinh thiết mở có thể thực hiện nếu kết quả của sinh thiết kim không kết luận được.
Các xét nghiệm khác

Chụp MRI

Chụp cộng hưởng từ (MRI) sử dụng từ trường mạnh và sóng vô tuyến để tạo ra hình ảnh chi tiết về xương và các mô mềm. Chụp MRI là một cách hiệu quả để đánh giá kích thước và sự lây lan của bất kỳ khối u nào trong hoặc xung quanh xương.

Chụp CT

Chụp cắt lớp vi tính (CT) bao gồm chụp một loạt tia X và sử dụng máy tính để tập hợp lại chúng thành hình ảnh ba chiều (3D) chi tiết của cơ thể. Chụp CT thường được sử dụng để kiểm tra xem ung thư đã di căn đến phổi của bạn chưa. Chụp X-quang ngực cũng có thể được thực hiện cho mục đích này.

Quét xương

Quét xương có thể cung cấp thông tin chi tiết hơn về bên trong xương hơn là chụp X-quang. Trong quá trình quét xương, một lượng nhỏ chất phóng xạ được tiêm vào tĩnh mạch. Các vùng xương bất thường sẽ hấp thụ vật liệu với tốc độ nhanh hơn xương bình thường và sẽ hiển thị dưới dạng điểm nóng trên bản quét.

Sinh thiết tủy xương

Nếu ung thư xương dạng Ewing sarcoma – ung thư biểu mô nâng đỡ, xét nghiệm gọi là sinh thiết tủy xương để kiểm tra xem ung thư đã lan đến tủy xương hay chưa là cần thiết.

Tổng kết

Ung thư xương là một tình trạng hiếm gặp, tuy nhiên không phải không có khả năng. Việc xác định tình trạng ung thư xương cần thực hiện tại các cơ sở chuyên biệt và đảm bảo chính xác, hiệu quả và sớm nhất có thể.

Tham khảo thêm thông tin tại: Dấu ấn sinh học trong ung thư phổi: những điều bạn cần biết

 

Bình luận
Tin mới
  • 28/03/2024

    Vì sao bạn nên tẩy lớp trang điểm trước khi tập thể dục?

    Việc trang điểm nhẹ nhàng trước khi đến phòng tập thể dục có thể giúp chị em phụ nữ tự tin hơn. Nhưng theo một nghiên cứu mới được đăng trên Journal of Cosmetic Dermatology, việc này có thể có thể làm giảm lượng dầu trên da, gây khô da.

  • 28/03/2024

    5 nguyên liệu không nên bỏ qua khi pha chế món sinh tố chống viêm

    Sinh tố là thức uống bổ sung năng lượng và vitamin hiệu quả khi bạn mệt mỏi vì thời tiết. Công thức pha chế sinh tố nên có những thực phẩm, nguyên liệu giàu chất chống viêm để bảo vệ sức khỏe.

  • 28/03/2024

    Bà bầu "bỏ túi" ngay những lợi ích không ngờ từ việc uống vitamin trong thai kỳ

    Vitamin dành cho bà bầu là những viên bổ sung được sản xuất đặc biệt nhằm cung cấp cho cơ thể phụ nữ mang thai các vitamin và khoáng chất cần thiết. Bác sĩ khuyên bạn uống vitamin ngay từ khi bắt đầu lên kế hoạch mang thai cũng như trong suốt thai kỳ.

  • 28/03/2024

    Thực phẩm, đồ uống nên hạn chế khi đang bị nghẹt mũi

    Dấu hiệu nghẹt mũi thường gặp khi bạn bị cảm cúm, viêm mũi dị ứng hoặc viêm đường hô hấp. Một số thực phẩm, đồ uống có thể khiến triệu chứng này trầm trọng hơn, cản trở việc hít thở của bạn.

  • 28/03/2024

    Chấn thương sọ não có hồi phục được không?

    Chấn thương sọ não luôn được coi là một trong những thương tổn nghiêm trọng nhất có thể xảy ra với con người. Tuy nhiên, với những tiến bộ mới trong lĩnh vực y tế và phục hồi chức năng, ngày càng có nhiều hy vọng để người bệnh chấn thương sọ não có thể phục hồi và hồi phục các chức năng quan trọng.

  • 27/03/2024

    Những triệu chứng và biến chứng điển hình của bệnh sởi

    Bệnh sởi là một bệnh truyền nhiễm nghiêm trọng do virus sởi gây ra, có thể dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm. Nhận biết sớm các dấu hiệu và triệu chứng như sốt cao, ho, chảy nước mũi và phát ban da đặc trưng là rất quan trọng để điều trị kịp thời. Hiểu rõ các triệu chứng sởi còn giúp phòng ngừa sự lây lan của căn bệnh này.

  • 27/03/2024

    5 loại thảo mộc giúp tăng cường sức khoẻ hô hấp

    Khi gặp các vấn đề hô hấp, nhiều người có xu hướng tìm các giải pháp từ thiên nhiên để giảm nhanh các triệu chứng khó chịu cũng như tăng cường sức khoẻ đường thở. Dưới đây là 5 loại thảo mộc bạn có thể thử áp dụng.

  • 27/03/2024

    Biện pháp cải thiện triệu chứng viêm họng

    Viêm họng là vấn đề hô hấp có thể xảy ra quanh năm, nhất là trong thời tiết giao mùa do virus, vi khuẩn tấn công đường thở. Cần làm gì để cải thiện triệu chứng viêm họng hiệu quả?

Xem thêm