Ung thư vú là bệnh dễ phát hiện sớm nhất vì bệnh nhân tự sờ thấy được. Ung thư vú có thể điều trị khỏi hoàn toàn nếu được phát hiện sớm, điều trị kịp thời và đúng phương pháp, phát hiện càng sớm thì việc điều trị càng đơn giản, hiệu quả, tỷ lệ chữa khỏi cao và chi phí điều trị thấp.
Khi thấy các triệu chứng dưới đây, chị em cần đi khám ngay:
Sưng hoặc có khối u ở nách: Có khối u ở gần vú hoặc nách là dấu hiệu phổ biến nhất ở những người bị ung thư vú. Khối u ác tính thường có đặc điểm là cứng, không đau khi chạm vào. Để phát hiện sớm các cục u ở vú, chị em nên sờ nắn, kiểm tra vú hàng tháng, sau khi sạch kinh bởi đó là thời điểm vú mềm nhất. Ngoài dấu hiệu khối u, cần chú ý nếu vùng da ở vú dày hơn, bất thường so với bên vú còn lại, vì đây cũng là dấu hiệu cảnh báo ung thư vú.
Dấu hiệu nghi ngờ ung thư vú.
Những thay đổi về hình dạng vú, kích thước: Nhiều phụ nữ không sờ thấy khối u như thông thường mà họ thấy ngực to hơn, trễ hơn, có hình dạng khác thường so với bên vú còn lại. Đây cũng là triệu chứng của ung thư vú, thường gặp ở những người có mô vú dày đặc. Có tới 50% phụ nữ có mô vú dày đặc và điều này khiến việc phát hiện ung thư vú gặp khó khăn hơn.
Sự thay đổi ở núm vú: Một trong những vị trí phổ biến nhất mà khối u thường xuất hiện là bên dưới núm vú, gây ra những thay đổi và cảm nhận ở núm vú. Ở những người mắc bệnh, núm vú thường dẹt hơn, tụt vào trong, tiết dịch hoặc máu; da xung quanh núm vú có thể có vảy, viêm...
Ngứa ở ngực: Triệu chứng này chủ yếu liên quan tới ung thư vú viêm và thường bị bỏ qua. Người bệnh bị ung thư vú viêm thường bị ngứa nhiều, nổi mẩn đỏ, hay sần sùi như vỏ cam.
Đau ở vai, lưng trên hoặc cổ: Ở một số phụ nữ mắc ung thư vú, họ cảm thấy đau ở lưng hay vai chứ không phải ở ngực hoặc vú. Cơn đau thường xảy ra ở phần lưng trên hoặc giữa 2 bả vai, dễ bị nhầm lẫn với chấn thương dây chằng, viêm xương khớp.
Vú bị đỏ và sưng: Nhiều người trải qua các triệu chứng như ngực nóng, hay ửng đỏ (thậm chí có màu tím), sưng đau... thường chỉ nghĩ đơn giản là nhiễm trùng, chẳng hạn như viêm vú. Tuy nhiên, đây cũng là dấu hiệu của ung thư vú viêm.
Đau ở ngực hoặc vú: Đau ở bệnh nhân ung thư vú được mô tả là cơn đau buốt, đến và đi nhanh chóng, giống như một luồng điện nhẹ đi từ ngực trái đến ngực phải.
Yếu tố di truyền: Nếu gia đình có mẹ hoặc chị, em gái hoặc con gái đã bị ung thư vú, đặc biệt là mắc bệnh khi còn trẻ tuổi và nhiều người bị mắc trong cùng gia đình thì nguy cơ mắc ung thư vú cao hơn rất nhiều.
Những phụ nữ bị đột biến gene BRCA-I có nguy cơ cao bị ung thư vú và thường bị bệnh khi còn trẻ. Những gene này có thể do di truyền từ bố hoặc mẹ.
Ngoài ra, yếu tố môi trường, ăn uống, sinh con muộn và không cho con bú cũng có thể dẫn đến nguy cơ ung thư vú.
Những thứ bạn ăn sẽ tác động đến cơ thể. Mặc dù không phải là giải pháp duy nhất, nhưng việc duy trì một chế độ ăn uống cân bằng sẽ không chỉ tác dụng đối với việc ngăn ngừa ung thư vú mà còn tăng cường sức khỏe một cách tổng thể. Dưới đây là những loại thực phẩm có thể giúp ngăn ngừa ung thư vú:
Quả lựu: Lựu là một loại trái cây thơm ngon, giàu vitamin được nhiều chị em phụ nữ ưa chuộng. Đặc biệt, lưụ rất giàu polyphenol - hợp chất rất giàu chất chống oxy hóa ngăn ngừa ung thư. Bởi vậy, các chuyên gia khuyên chị em phụ nữ nên ăn loại quả này để bảo vệ “núi đôi” của mình.
Hạt lanh: Hạt lanh là loại thực phẩm có thể ngăn ngừa ung thư vú, vì chúng rất giàu omega-3 axit béo giúp ngăn chặn các tế bào ung thư phát triển ở vùng vú. Vì vậy, chị em hãy chọn hạt lanh thay vì những hạt quả khác để ngăn ngừa ung thư.
Trà xanh: Trà xanh gắn liền với nhiều lợi ích khác nhau, từ giảm cân đến kiểm soát huyết áp. Trà xanh chứa nhiều polyphenol và catechin. Những chất chống oxy hóa này có thể giúp bảo vệ các tế bào khỏi tổn thương DNA do các gốc tự do gây ra. Do có tác dụng bảo vệ tế bào nên có thể coi trà xanh là một trong những đồ uống chống ung thư hiệu quả hiện nay.
Tỏi: Trong tỏi chứa hợp chất chống ung thư gọi là allium, rất hiệu quả trong việc ngăn ngừa sự phát triển tế bào ung thư. Do đó, ăn tỏi thường xuyên sẽ là phương pháp hữu hiệu giúp ngăn ngừa ung thư vú.
Cá giàu vitamin B12, axit béo omega-3 kiềm chế ung thư: Ăn cá 3 lần/tuần là một cách tự nhiên để ngăn ngừa ung thư. Nguyên nhân do cá rất giàu vitamin B12 và axit béo omega-3 có thể kiềm chế tăng trưởng ung thư.
Rau lá xanh: Trong các loại rau lá xanh như rau chân vịt có chứa chất xơ, vitamin B, chất phytochemical, chất diệp lục... Những chất khoáng chất này đều có khả năng chống ung thư, đặc biệt là ung thư vú. Vì vậy, các chuyên gia khuyên chị em nên tăng cường chế độ ăn nhiều rau xanh để ngăn ngừa ung thư vú và giữ gìn vẻ đẹp thanh xuân.
Nghệ: Trong nghệ có chứa chất curcumin, một chất có đặc tính chống viêm và chống oxy hóa mạnh. Một số nghiên cứu cho thấy chất curcumin có thể giúp giảm tác dụng độc hại của một số tế bào ung thư vú và có khả năng ức chế sự phát triển của tế bào ung thư. Curcumin không ổn định trong nước và có thể được hấp thụ kém.
Quả mọng: Các loại quả mọng như quả việt quất, dâu tây và quả mâm xôi đen đều chứa một lượng lớn polyphenol, đây là chất có thể có đặc tính chống ung thư. Ngoài ra, chúng còn có nhiều chất chống oxy hóa như vitamin C.
Các loại ngũ cốc nguyên hạt: Thực phẩm nguyên hạt cũng có xu hướng chứa nhiều polyphenol chống ung thư. Chúng cũng thường chứa các chất dinh dưỡng quan trọng khác như chất xơ, magie và protein. Các loại ngũ cốc nguyên hạt được lựa chọn phổ biến bao gồm: gạo lứt, cháo bột yến mạch, ngô farro, lúa mạch.
Tham khảo thêm thông tin tại bài viết: Lợi ích quan trọng của thực phẩm lên men trong phòng chống ung thư.
Do các loại thuốc Tây y điều trị bệnh Parkinson thường đi kèm với tác dụng phụ và nguy cơ “nhờn thuốc” khi dùng lâu dài, nhiều người tìm tới các phương pháp Đông y với hy vọng các loại thảo dược tự nhiên sẽ an toàn hơn với cơ thể.
Khi bước vào giai đoạn lão hóa, cơ thể con người trải qua nhiều thay đổi sinh lý, suy giảm chức năng của hệ cơ xương khớp và dễ mắc phải các bệnh lý về xương khớp, đặc biệt là trong mùa đông lạnh
Tức giận là một cảm xúc bình thường mà ai cũng sẽ trải qua, bởi hiếm ai có thể giữ được bình tĩnh khi bị tấn công, xúc phạm, phản bội hay thất bại... Tuy nhiên, tức giận quá thường xuyên hoặc kéo dài có thể gây ra nhiều vấn đề đối với sức khỏe.
Mùa đông đến đi kèm với sự thay đổi nhiệt độ đột ngột, không khí hanh khô và độ ẩm giảm. Những yếu tố này gây nên các bệnh về đường hô hấp, đặc biệt là ở trẻ nhỏ, người cao tuổi và những người có hệ miễn dịch yếu. Các bệnh lý đường hô hấp không chỉ gây khó chịu, ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống mà còn có thể dẫn đến các biến chứng nguy hiểm nếu không được điều trị kịp thời.
Đau chân là vấn đề phổ biến ảnh hưởng đến cuộc sống hàng ngày của nhiều người. Cùng tìm hiểu 9 phương pháp đơn giản, hiệu quả để chữa đau chân tại nhà. Áp dụng đúng cách, bạn có thể giảm đau, cải thiện lưu thông máu và tăng cường sức khỏe cho đôi chân của mình.
Thật khó khăn khi bạn phải đối mặt với bệnh tiêu chảy, nhất là khi bạn đang phải cho con bú. Trong bài viết này, Viện Y học ứng dụng Việt Nam sẽ chia sẻ một số biện pháp khắc phục tự nhiên để điều trị bệnh tiêu chảy cho các bà mẹ vẫn đang trong thời kỳ nuôi con bằng sữa mẹ.
Ăn rau đầu tiên trong bữa ăn có tác dụng thế nào với người bệnh đái tháo đường? Thứ tự các ăn các món trong bữa ăn của người bệnh đái tháo đường có gì đặc biệt? Nhân Ngày thế giới phòng chống đái tháo đường 14/11, cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây.
Ngày Trẻ em Thế giới là dịp để chúng ta cùng nhau tôn vinh và bảo vệ thế hệ tương lai của đất nước. Trong bối cảnh cuộc sống hiện đại với nhiều thay đổi, việc chăm sóc sức khỏe toàn diện cho trẻ em càng trở nên quan trọng hơn bao giờ hết.