Tổng hội y học Việt Nam

Viện y học ứng dụng Việt Nam
ứng dụng y học vì sức khỏe người việt nam

Ung thư phổi: Nguyên nhân, yếu tố nguy cơ gây bệnh và điều trị

Ung thư phổi là loại ung thư thường gặp và ngày càng có xu hướng gia tăng. Gần đây, bệnh xuất hiện ở những người trẻ tuổi nhiều hơn, chiếm tỷ lệ khoảng 12% tổng số ung thư các loại tính chung trên toàn thế giới. Nhưng nếu phát hiện sớm thì bạn có thể có phương pháp điều trị hiệu quả hơn rất nhiều.

1. Tổng quan ung thư phổi

Theo thống kê, tại Việt Nam ung thư phổi đứng hàng thứ nhất trong 10 loại ung thư thường gặp trên cả hai giới và là nguyên nhân gây tử vong hàng đầu.

Với tốc độ phát triển dân số và sự gia tăng tuổi thọ như hiện nay thì ước tính đến năm 2050, thế giới sẽ có thêm khoảng 27 triệu trường hợp ung thư mới mắc và khoảng 17,5 triệu bệnh nhân tử vong mỗi năm; trong đó phải kể đến ung thư phổi, căn nguyên gây tỷ lệ mắc và tử vong hàng đầu với thể ung thư phổi không tế bào nhỏ chiếm đến 85% các trường hợp.

Tuy nhiên, nếu phát hiện sớm thì bạn có thể có phương pháp điều trị hiệu quả hơn rất nhiều. Ung thư phổi là loại ung thư thường gặp và ngày càng có xu hướng gia tăng.

2. Nguyên nhân và yếu tố nguy cơ gây ung thư phổi

‎Đa phần ung thư phổi có liên quan đến tiền sử hút thuốc lá chủ động hoặc thụ động. Tuy nhiên, ung thư phổi vẫn có thể xuất hiện ở bệnh nhân không hút thuốc do nguyên nhân kết hợp: yếu tố di truyền, amiăng, không khí ô nhiễm, khí radon…

Cùng với đó, những tiến bộ khoa học kỹ thuật cũng có nhiều phương pháp mới và hiệu quả hơn trong chẩn đoán sớm và điều trị hiệu quả căn bệnh này: chụp cắt lớp liều thấp, soi khí phế quản, phẫu thuật, hóa trị, xạ trị, liệu pháp nhắm đích, liệu pháp miễn dịch.

Theo các nhà nghiên cứu, nguyên nhân và yếu tố nguy cơ gây ung thư phổi chủ yếu là do hút thuốc lá, đặc biệt là thuốc lá điếu, cho đến nay là tác nhân chính gây ra ung thư phổi. Trong khói thuốc lá có chứa ít nhất 73 chất ung thư.

Tại các nước phát triển, theo thống kê khoảng 90% số ca tử vong do ung thư phổi ở nam giới trong năm 2000 được cho là do hút thuốc, tỉ lệ này đối với phụ nữ là 70%. Hút thuốc cũng là nguyên nhân của khoảng 85% số ca mắc bệnh.

Ngoài ra Amiăng là loại chất có thể gây ra nhiều loại bệnh ở phổi khác nhau, trong đó có ung thư phổi. Hút thuốc lá và amiăng có ảnh hưởng kết hợp trong việc dẫn tới sự hình thành ung thư phổi.

Ô nhiễm không khí ngoài trời có một tác động nhỏ đến sự gia tăng nguy cơ mắc ung thư phổi. Các hạt vật chất nhỏ (bụi PM2.5) và các sol khí sunfat (có trong khí thải xe cộ) có liên quan tới sự gia tăng nguy cơ nhẹ. Lượng NO2 trong không khí tăng lên 10 phần tỉ sẽ làm tăng nguy cơ mắc bệnh lên 14%.

Một số khói bụi như: than đá, nhựa, bồ hóng, khí thải động cơ diesel, khí độc metyl ete dùng trong công nghiệp, sơn…cũng gây nguy cơ ung thư phổi.

Hút thuốc cũng là nguyên nhân của khoảng 85% số ca mắc bệnh.

3. Biểu hiện ung thư phổi

Khi bị ung thư phổi ở giai đoạn sớm thường không có triệu chứng. Giai đoạn muộn có một số triệu chứng, đường hô hấp như ho, ho ra máu, khò khè, khàn giọng, khó thở. Biểu hiện toàn thân khi mắc ung thư phổi sụt cân, mệt mỏi, móng tay dùi trống.

Triệu chứng do ung thư phổi di căn, chèn ép: đau nhức xương, đau đầu, nuốt khó, phù áo khoát, liệt 2 chân do u chèn ép tủy, yếu nữa người do di căn não, viêm phổi do u gây bít tắt. Các cơ quan ung thư phổi di căn thường gặp đó là não, xương, tuyến thượng thận, phổi còn lại, gan, màng ngoài tim và thận…

Khi khám lâm sàng đối với bệnh nhân ung thư phổi các bác sĩ phát hiện thấy hạch vùng cổ, nách, triệu chứng phổi, triệu chứng di căn.

4. Chẩn đoán ung thư phổi

Khi có biểu hiện ung thư phổi các bác sĩ sẽ chỉ định chụp Xquang phổi phát hiện và đánh giá đặc điểm khối u nhu mô phổi, đánh giá liên quan của khí quản, phế quản chính, phát hiện xâm lấn thành ngực, đánh giá hạch, xâm lấn vùng rốn phổi hai bên và trung thất, phát hiện các vùng xẹp phổi và viêm phổi do khối u, phát hiện tràn dịch màng phổi.

- Siêu âm phát hiện tràn dịch màng phổi, hướng dẫn chọc dò, chọc hút dịch. Sinh thiết khối u sát thành ngực, đánh giá xâm lấn vào thành ngực, sinh thiết khối trung thất trước.

- Chụp CT scanner đa dãy để phát hiện khối u, đánh giá khí quản, phế quản chính. Phát hiện xâm lấn thành ngực. Đánh giá xâm lấn, hạch rốn phổi, trung thất, đánh giá xâm lấn mạch máu, phát hiện di căn, định vị và hướng dẫn sinh thiết khối u

- Chụp MRI sẽ đánh giá xâm lấn thành ngực, phát hiện/đánh giá xâm lấn trung thất, cột sống, ống sống.

Tất cả các chỉ định xét nghiệm chẩn đoán đúng và còn để phân biệt khối u nằm trong vùng phổi xẹp, xác định vi trí sinh thiết. Phát hiện di căn não, cột sống, tuyến thượng thận. PET /CT, PET /MRI… Phát hiện hạch di căn rốn phổi trung thất và di căn xa.

5. Các giai đoạn ung thư phổi

Ung thư phổi được chia ra hai loại chính là ung thư phổi không tế bào nhỏ và ung thư phổi tế bào nhỏ.

5.1.Đối với ung thư phổi không tế bào nhỏ

Thể ung thư phổi không tế bào nhỏ có 4 giai đoạn:

- Giai đoạn 1: Ở giai đoạn này khối u nhỏ dưới 5 cm chỉ ở một bên phổi, chưa lan ra ngoài phổi và hạch bạch huyết (hạch bạch huyết bao gồm các hạch hình bầu dục có chức năng bảo vệ cơ thể khỏi vi khuẩn, vi rút, kí sinh trùng).

- Giai đoạn 2: Ở giai đoạn này ung thư đã lan ra hạch bạch huyết cùng bên với tổn thương hoặc u đã có kích thước từ 5 đến 7 cm.

- Giai đoạn 3: Ở giai đoạn này khố ung thư đã lan ra hạch bạch huyết ở trung thất (giữa hai lá phổi) hoặc kích thước u trên 7 cm.

- Giai đoạn 4: Ở giai đoạn này khố ung thư đã lan ra các cơ quan khác ngoài nhu mô phổi như não, xương, gan, màng phổi gây tích tụ dịch trong lồng ngực (tràn dịch màng phổi).

Khi bị ung thư phổi ở giai đoạn sớm thường không có triệu chứng.

5.2. Đối với ung thư phổi tế bào nhỏ

Thể ung thư phổi tế bào nhỏ có 2 giai đoạn:

- Giai đoạn bệnh khu trú – khi u chỉ khu trú ở một bên phổi

- Giai đoạn bệnh lan tràn – khi ung thư đã lan sang phổi bên đối diện hoặc các cơ quan khác như não, gan, xương…

6. Ung thư phổi được điều trị như thế nào?

Tùy từng giai đoạn mà các bác sĩ chỉ định cho phù hợp. Nhìn chung điều ung thư phổi cũng như điều trị ung thư khác là điều trị đa mô thức. Phẫu thuật hiệu quả điều trị cao khi bệnh giai đoạn sớm, có thể phẫu thuật nội soi.

-Hóa trị sẽ được chỉ định điều trị hỗ trợ sau phẫu thuật một số trường hợp.Phối hợp cùng xạ trị, hóa trị trong các giai đoạn III, IV. Đường dùng có nhiều lựa chọn phù hợp thể trạng người bệnh: truyền tĩnh mạch, uống. Ứng dụng hóa trị liều thấp cho bệnh nhân lớn tuổi, thể trạng kém.

- Xạ trị sẽ được chỉ định một số trường hợp quá giai đoạn phẫu thuật, bệnh chưa di căn. Sau hóa trị, u còn tồn lưu. Chỉ định cho bệnh nhân thể trạng tốt, với mô phỏng 3D hoặc bằng PET/CT sẽ hạn chế tác dụng phụ.

- Điều trị nhắm đích hiệu quả điều trị cao, có thể sử dụng cho bệnh nhân thể trạng kém, lớn tuổi.

- Điều trị miễn dịch phương pháp điều trị mới, hiệu quả cao so các phương pháp khác bệnh nhân giai đoạn di căn xa.

Với ung thư phổi không tế bào nhỏ – giai đoạn sớm, thường người bệnh sẽ được mổ trước, sau đó có thể điều trị hóa chất, xạ trị, hoặc ra viện theo dõi. Giai đoạn muộn hơn, bạn có thể được điều trị bằng nhiều phương pháp khác nhau như hóa chất, xạ trị, đích, chăm sóc triệu chứng.

Với ung thư phổi loại tế bào nhỏ – Giai đoạn sớm, thường bạn sẽ được điều trị bằng hóa chất và tia xạ đồng thời. Giai đoạn muộn hơn, bạn sẽ được điều trị bằng hóa chất đơn thuần. Xạ trị chỉ áp dụng trong một số ít các trường hợp như khi khối u chèn ép lồng ngực gây đau, di căn não.

Ngoài ra, bạn sẽ được điều trị bất cứ triệu chứng gì, ví dụ khó thở do tích tụ dịch trong khoang màng phổi, bác sĩ sẽ dẫn lưu dịch ra bên ngoài.

7. Phòng ngừa ung thư phổi

Phòng tránh các yếu tố nguy cơ, đặc biệt hút thuốc lá (chủ động và thụ động), không khí thoáng đảng, đeo bảo hộ lao động đúng. Khám sức khỏe định kì: đặc biệt người có yếu tố nguy cơ cao nên tầm soát sớm ung thư phổi.

Ngoài ra, cần thực hiện chế độ ăn uống đầy đủ dinh dưỡng, trong đó chọn một chế độ ăn uống lành mạnh với nhiều trái cây và rau. Các vitamin và chất dinh dưỡng có nguồn từ thức ăn là tốt nhất. Tránh dùng vitamin liều cao dưới dạng thuốc viên vì chúng có thể gây hại. Tuy nhiên, kết quả cho thấy các chất bổ sung lại làm tăng nguy cơ ung thư ở người hút thuốc.

Tập thể dục thường xuyên, cần tập ít nhất 150 phút mỗi tuần hoặc thể dục gắng sức ít nhất 75 phút mỗi tuần. Có thể kết hợp của vận động vừa phải và gắng sức, nên bắt đầu từ từ và dần dần thêm nhiều hoạt động khác. Đi xe đạp, bơi lội và đi bộ là những lựa chọn tốt cho bạn đọc tham khảo.

Tham khảo thêm thông tin bài viết: 7 hiểu lầm về bệnh ung thư phổi.

Ths.Bs Minh Thiện - Theo suckhoedoisong.vn
Bình luận
Tin mới
  • 29/03/2024

    Cảnh báo nguy hiểm khi thiếu vitamin B12: Đau đầu, thiếu máu ác tính

    Vitamin B12 là dưỡng chất rất cần thiết cho các tế bào thần kinh và tế bào máu đỏ và cũng cần thiết cho sự hình thành ADN.

  • 29/03/2024

    Tác dụng phụ có thể xảy ra sau mổ đẻ

    Mổ đẻ là phẫu thuật lấy thai ra ngoài qua đường cắt ở vùng bụng và tử cung, được thực hiện khi sinh thường qua âm đạo có thể gây nguy hiểm cho sức khỏe của mẹ hoặc thai nhi. Mặc dù sinh mổ ngày nay đã an toàn hơn nhờ sự tiến bộ của y học, phương pháp này vẫn tiềm ẩn một số rủi ro và tác dụng phụ đối với cả người mẹ và trẻ sơ sinh.

  • 28/03/2024

    Vì sao bạn nên tẩy lớp trang điểm trước khi tập thể dục?

    Việc trang điểm nhẹ nhàng trước khi đến phòng tập thể dục có thể giúp chị em phụ nữ tự tin hơn. Nhưng theo một nghiên cứu mới được đăng trên Journal of Cosmetic Dermatology, việc này có thể có thể làm giảm lượng dầu trên da, gây khô da.

  • 28/03/2024

    5 nguyên liệu không nên bỏ qua khi pha chế món sinh tố chống viêm

    Sinh tố là thức uống bổ sung năng lượng và vitamin hiệu quả khi bạn mệt mỏi vì thời tiết. Công thức pha chế sinh tố nên có những thực phẩm, nguyên liệu giàu chất chống viêm để bảo vệ sức khỏe.

  • 28/03/2024

    Bà bầu "bỏ túi" ngay những lợi ích không ngờ từ việc uống vitamin trong thai kỳ

    Vitamin dành cho bà bầu là những viên bổ sung được sản xuất đặc biệt nhằm cung cấp cho cơ thể phụ nữ mang thai các vitamin và khoáng chất cần thiết. Bác sĩ khuyên bạn uống vitamin ngay từ khi bắt đầu lên kế hoạch mang thai cũng như trong suốt thai kỳ.

  • 28/03/2024

    Thực phẩm, đồ uống nên hạn chế khi đang bị nghẹt mũi

    Dấu hiệu nghẹt mũi thường gặp khi bạn bị cảm cúm, viêm mũi dị ứng hoặc viêm đường hô hấp. Một số thực phẩm, đồ uống có thể khiến triệu chứng này trầm trọng hơn, cản trở việc hít thở của bạn.

  • 28/03/2024

    Chấn thương sọ não có hồi phục được không?

    Chấn thương sọ não luôn được coi là một trong những thương tổn nghiêm trọng nhất có thể xảy ra với con người. Tuy nhiên, với những tiến bộ mới trong lĩnh vực y tế và phục hồi chức năng, ngày càng có nhiều hy vọng để người bệnh chấn thương sọ não có thể phục hồi và hồi phục các chức năng quan trọng.

  • 27/03/2024

    Những triệu chứng và biến chứng điển hình của bệnh sởi

    Bệnh sởi là một bệnh truyền nhiễm nghiêm trọng do virus sởi gây ra, có thể dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm. Nhận biết sớm các dấu hiệu và triệu chứng như sốt cao, ho, chảy nước mũi và phát ban da đặc trưng là rất quan trọng để điều trị kịp thời. Hiểu rõ các triệu chứng sởi còn giúp phòng ngừa sự lây lan của căn bệnh này.

Xem thêm