Phát hiện sớm ung thư cổ tử cung sẽ giúp tiết kiệm chi phí, giảm thời gian điều trị, giảm thiểu rủi ro muộn.
Ung thư cổ tử cung thường diễn tiến âm thầm từ 10 – 15 năm. Do đó, chị em phụ nữ hoàn toàn có thể phát hiện các dấu hiệu của bệnh nếu khám sức khỏe định kỳ, tầm soát ung thư phụ khoa.
Bệnh ung thư cổ tử cung được phát hiện càng sớm thì khả năng chữa khỏi (bệnh nhân sống khỏe mạnh trên 5 năm) càng cao. Tỷ lệ chữa khỏi ung thư cổ tử cung phụ thuộc rất lớn vào giai đoạn phát triển của bệnh:
Ung thư ở thể nhẹ, ung thư tại chỗ: Tỷ lệ sống trên 5 năm lên đến 96% nếu điều trị tích cực. Các tỷ lệ này giảm dần nếu phát hiện muộn.
Ở giai đoạn I: Tỷ lệ sống trên 5 năm là 80 – 90%.
Giai đoạn II: Tỷ lệ sống trên 5 năm là 50 – 60%.
Giai đoạn III: Tỷ lệ sống trên 5 năm là 25 – 35%.
Giai đoạn IV: Tỷ lệ sống trên 5 năm là dưới 15%.
Hơn 90% bệnh khi tái phát di căn xa sẽ tử vong trong vòng 5 năm.
HÌnh ảnh ung thư cổ tử cung và cổ tử cung bình thường.
Các bước tầm soát ung thư cổ tử cung
Sàng lọc, phát hiện sớm ung thư là phương pháp tốt nhất giúp phát hiện những bất thường, dấu hiệu tiền ung thư, hoặc ung thư giai đoạn sớm, trước khi bệnh gây ra các triệu chứng và cơ hội điều trị thành công cao.
Chị em phụ nữ nên đi khám phụ khoa định kỳ và làm xét nghiệm sàng lọc ung thư cổ tử cung theo chỉ định của bác sĩ. Việc tầm soát ung thư cổ tử cung sẽ thực hiện với các bước sau:
- Khám phụ khoa.
- Soi cổ tử cung có thể kèm theo chấm acid acetic hoặc dung dịch Lugol: Phát hiện tổn thương sớm bất thường tại cổ tử cung.
- Thực hiện xét nghiệm: Xét nghiệm Pap là một xét nghiệm rất đơn giản, được thực hiện nhằm tìm kiếm sự thay đổi các tế bào nất thường ở cổ tử cung.
Sàng lọc, phát hiện sớm ung thư là phương pháp tốt nhất giúp phát hiện những bất thường.
- Xét nghiệm HPV: rất có giá trị trong sàng lọc ung thư cổ tử cung.
- Sinh thiết cổ tử cung: khi phát hiện dấu hiệu bất thường qua soi cổ tử cung hoặc xét nghiệm Pap smear có tế bào bất thường.
- Các xét nghiệm khác: siêu âm ổ bụng, xét nghiệm máu…
Những điều cần lưu ý
- Phụ nữ thăm khám, làm xét nghiệm này trong lúc không có kinh nguyệt.
- Không bôi kem hay đăt thuốc vào âm đạo và không nên sinh hoạt tình dục trong vòng 48 giờ trước khi xét nghiệm Pap.
Điều trị ung thư cổ tử cung
Hiện nay bệnh ung thư cổ tử cung đang được điều trị theo các phương pháp hiện đại và hiệu quả như phương pháp phẫu triệt căn, hóa xạ trị triệt căn, hóa xạ trị kết hợp phẫu thuật.
Tùy vào giai đoạn của bệnh mà các bác sĩ sẽ đưa ra phác đồ điều trị phù hợp. Phẫu thuật là phương pháp phổ biến đối với ung thư cổ tử cung giai đoạn sớm, thường có thể là phẫu thuật khoét chóp cổ tử cung hoặc cắt tử cung toàn bộ, cắt tử cung triệt căn, vét hạch bằng mổ nội soi hoặc mổ mở.
Hình ảnh HPV phóng đại.
Ở giai đoạn tiền ung thư: Điều trị tại chỗ như khoét chóp theo hình nón, phẫu thuật bằng vòng cắt đốt, laser, đông lạnh tế bào ung thư bằng nitơ lỏng. Khi điều trị chức năng của tử cung và buồng trứng ít bị ảnh hưởng.
Giai đoạn I: Cắt 1 phần hoặc toàn bộ tử cung, xạ trị. Phương pháp này có thể để lại mô sẹo sau phẫu thuật, gây hẹp cổ tử cung, ảnh hưởng đến khả năng sinh sản.
Giai đoạn II – III: Xạ trị phối hợp hóa trị, cắt bỏ tử cung và buồng trứng (nếu được chỉ định) do đó không bảo tồn được chức năng sinh sản của phụ nữ.
Giai đoạn IV: Điều trị khó khăn, tốn kém, chủ yếu điều trị bằng cách giảm triệu chứng, kéo dài thời gian sống.
Lời khuyên của thầy thuốc
Phát hiện sớm ung thư cổ tử cung sẽ giúp cho quá trình điều trị đạt hiệu quả tối đa. Vì vậy việc phòng và phát hiện sớm bệnh ung thư cổ tử cung phải luôn được đặt lên hàng đầu. Chị em phụ nữ nên quan tâm đển những biểu hiện bất thường, theo dõi chặt chẽ sức khỏe của mình, thường xuyên thăm khám phụ khoa để không phải lo lắng về căn bệnh nguy hiểm này. Hãy khám và tầm soát sớm ung thư cổ tử cung để bảo vệ sức khoẻ của bạn.
Tham khảo thêm thông tin bài viết: Cách tầm soát 6 loại ung thư thường gặp.
Cà phê từ lâu đã trở thành thức uống quen thuộc của hàng triệu người mỗi sáng. Tuy nhiên, uống bao nhiêu là đủ để tốt cho sức khỏe và khi nào thì trở thành quá nhiều?
Khi nước kiềm ngày càng phổ biến, các tuyên bố xung quanh lợi ích sức khỏe và khả năng cải thiện sức khỏe tổng thể của nó cũng tăng theo. Tuy nhiên, điều quan trọng là phải xem xét kỹ lưỡng những khẳng định này. Vì vậy, hãy cùng tìm hiểu và khám phá sự thật về nước kiềm và những lợi ích thật sự của nước kiềm.
Chất béo thường bị mang tiếng xấu mỗi khi nói về chế độ dinh dưỡng vì cho rằng đó là nguyên nhân gây bệnh tim mạch, tiểu đường hay béo phì. Quan niệm cắt bỏ hoàn toàn chất béo khỏi bữa ăn đã từng phổ biến trong một số khuyến nghị dinh dưỡng. Thực tế, không phải tất cả các chất béo đều có hại.
Chế độ ăn uống lành mạnh không thể thiếu thực phẩm giàu creatine - hợp chất tự nhiên giúp cung cấp năng lượng cho cơ bắp, cải thiện hiệu suất tập luyện và sức khỏe não bộ.
Có rất nhiều loại bệnh võng mạc khác nhau. Những bệnh này có thể do gen di truyền từ cha mẹ hoặc từ tổn thương võng mạc tích lũy trong suốt cuộc đời. Một số loại bệnh võng mạc phổ biến hơn các bệnh khác.
Chuối là một trong những loại thực phẩm có lợi ích dinh dưỡng đáng kể. Vậy khi ăn chuối luộc có tác dụng gì?
Nhiễm ký sinh trùng có thể dẫn đến một loạt các vấn đề sức khỏe như các triệu chứng về tiêu hóa không rõ nguyên nhân, ngứa, thiếu máu, đau cơ và khớp, ăn không thấy no,… Cùng tìm hiểu về 10 dấu hiệu cho thấy có thể bạn đang nhiễm ký sinh trùng qua bài viết sau đây!
Nước dừa có thành phần dinh dưỡng đặc biệt và nhiều lợi ích cho sức khỏe như cung cấp chất điện giải, giúp hạ huyết áp... Đây là lý do nước dừa ngày càng trở thành lựa chọn phổ biến của nhiều người.