Tổng hội y học Việt Nam

Viện y học ứng dụng Việt Nam
ứng dụng y học vì sức khỏe người việt nam

Cách tự khám vú tầm soát ung thư

Tự khám vú là một trong 3 bước tầm soát giúp phát hiện sớm ung thư vú một cách đơn giản, hiệu quả, tiết kiệm chi phí.

Tiến sĩ, bác sĩ Huỳnh Quang Khánh, Trưởng Đơn vị tuyến vú, Trung tâm Ung bướu, Bệnh viện Chợ Rẫy, cho biết, sàng lọc, phát hiện và điều trị sớm giúp cải thiện tỷ lệ chữa khỏi cho bệnh nhân ung thư vú.

Các phương pháp dùng khi tầm soát ung thư vú là tự khám vú, khám lâm sàng tuyến vú (thực hiện hằng năm cho phụ nữ trên 40 tuổi). Ngoài ra, còn có siêu âm tuyến vú, chụp X-quang tuyến vú (thông thường và chụp 3D), chụp MRI, tùy theo tình trạng bệnh nhân.

Theo bác sĩ Khánh, nhằm phát hiện sớm những bất thường chưa rõ nguyên nhân xuất hiện ở vú, phụ nữ nên tự khám vú định kỳ mỗi tháng một lần, vào một ngày cố định, thường thì ngày kinh thứ 7-10. Đây là lúc vú mềm nhất, dễ sờ và phát hiện các thay đổi bất thường. Tự quan sát tốt nhất là đứng trước gương khi tắm, ở các tư thế khác nhau.

Mô phỏng các bước tự khám vú.

Bước 1: Cởi áo ra, ngồi thẳng lưng hoặc đứng trước gương với tư thế xuôi hai tay và quan sát tuyến vú hai bên. Tìm xem những dấu hiệu bất thường, như thay đổi kích thước, hình dạng và sự đối xứng của hai vú, da vú dúm dó, lõm xuống, nổi sẩn.

Bước 2: Hai cánh tay dang rộng, bàn tay để sau đầu. Tìm các dấu hiệu bất thường của vú như bước đầu tiên.

Bước 3: Khám: Nằm ngửa trên giường, đưa tay trái ra sau gáy, dùng tay phải khám ngực trái. Dùng ba ngón tay xòe thẳng, vừa ấn nhẹ lên bầu vú, vừa xoay tròn tìm khối u hoặc mảng dày bất thường. Bắt đầu từ trong núm vú di chuyển theo hình xoắn ốc

Bước 4: Khám nách: Di chuyển dần lên vùng nách tới hõm nách tìm u cục, hạch bất thường.

Bước 5: Kiểm tra núm vú: Dùng ngón tay cái và ngón trỏ bóp nhẹ đầu núm vú xem có dịch bất thường chảy ra hay không.

Khám tương tự với bên còn lại.

Bác sĩ Khánh lưu ý, việc tự kiểm tra vú có thể khó đối với một số phụ nữ, vì tùy thuộc vào tình trạng vú của họ. Một số phụ nữ có thể bị u cục ở ngực và khó phân biệt u nào là ung thư và u nào không. Vì vậy, việc tự khám vú là tốt, nhưng vẫn chưa đủ, phải đến gặp chuyên gia y tế để được khám chuyên sâu.

Vài tháng qua, Đơn vị Tuyến vú của Bệnh viện Chợ Rẫy, tiếp nhận một số bệnh nhân. Họ cho biết đã tìm thấy một khối u ở vú khi bắt đầu đại dịch Covid-19. Tuy nhiên, vì lo ngại dịch bệnh, họ quyết định chờ đợi mà không đến cơ sở y tế. Đặc biệt, ở một bệnh nhân, khối u ung thư tiếp tục phát triển xâm lấn da khiến việc chữa trị trở nên khó khăn hơn.

Bác sĩ khuyến khích mọi phụ nữ nếu cảm thấy bất kỳ điều gì khác biệt ở vú so với trước đó cần đi khám ngay. Khi đến cơ sở y tế trong mùa dịch, hãy nhớ tuân thủ quy tắc 5K để bảo vệ bản thân mình cũng như cộng đồng.

"Việc trì hoãn tầm soát hoặc trì hoãn tìm kiếm sự chăm sóc y tế có thể tạo ra sự khác biệt trong điều trị nếu ung thư được phát hiện", bác sĩ nhấn mạnh.

Bác sĩ giải thích, nếu ung thư vú được phát hiện sớm, như ở giai đoạn 1 hoặc giai đoạn 0 (ung thư biểu mô tại chỗ), khả năng chữa khỏi rất cao. Nhưng khi ung thư bắt đầu phát triển, đặc biệt là khi nó bắt đầu di căn đến các hạch bạch huyết, thì tỷ lệ chữa khỏi sẽ thấp hơn nhiều. Nếu ung thư bắt đầu lan ra một nơi khác trong cơ thể, thì việc điều trị có thể trở nên quá muộn.

Ngoài ra, các phương pháp điều trị cho bệnh nhân ung thư vú giai đoạn 0 hoặc giai đoạn 1 thường đơn giản hơn. Những bệnh nhân này thường chỉ cần phẫu thuật, xạ trị và điều trị nội tiết. Hóa trị thường được yêu cầu đối với những bệnh nhân mắc bệnh ở giai đoạn nặng hơn, với khối u lớn hơn hoặc có liên quan đến hạch bạch huyết.

Bác sĩ Khánh tư vấn tự tầm soát ung thư vú tại nhà cho bệnh nhân.
Ảnh: 
Bệnh viện cung cấp.

Tham khảo thêm thông tin bài viết: Tất cả những điều bạn cần biết về tầm soát ung thư.

Thư Anh - Theo vnexpress.net
Bình luận
Tin mới
  • 19/04/2024

    5 bệnh tự miễn thường gặp mà bạn cần biết

    Hệ thống miễn dịch của chúng ta có vai trò chính là nhận diện và bảo vệ cơ thể khỏi các tác nhân gây bệnh như vi khuẩn, virus và nấm. Tuy nhiên, đôi khi, các thành phần của hệ thống miễn dịch lại nhầm lẫn phản ứng với các protein trong cơ thể và gây ra các bệnh tự miễn.

  • 19/04/2024

    Tìm hiểu về các rối loạn tiêu hóa nghiêm trọng ở trẻ em

    Các rối loạn tiêu hóa ở trẻ em là một vấn đề phổ biến mà nhiều gia đình phải đối mặt. Trong bài viết này, chúng ta sẽ tìm hiểu về một số rối loạn tiêu hóa phổ biến ở trẻ, nguyên nhân và cách điều trị.

  • 19/04/2024

    Vì sao không nên uống trà khi ăn thực phẩm giàu sắt?

    Trà không chỉ là thức uống giải khát mà còn có thể mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe. Tuy nhiên, kết hợp trà vào chế độ ăn uống không đúng cách có thể ảnh hưởng đến sự hấp thu sắt của cơ thể, đặc biệt ở người bị thiếu máu do thiếu sắt.

  • 19/04/2024

    Những điều cần biết về bệnh viêm phổi ở trẻ em

    Viêm phổi là một trong những bệnh lý đường hô hấp nghiêm trọng thường gặp ở trẻ em, đặc biệt là những trẻ dưới 5 tuổi có hệ miễn dịch chưa hoàn thiện. Bệnh không chỉ gây ra những triệu chứng khó chịu như ho, sốt, khó thở mà còn tiềm ẩn nhiều biến chứng nguy hiểm nếu không được điều trị kịp thời và đúng cách.

  • 18/04/2024

    Tại sao bạn hay cảm thấy buồn ngủ quá mức?

    Buồn ngủ quá mức là gì và tại sao bạn lại gặp phải tình trạng này? Hãy cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây.

  • 18/04/2024

    6 thực phẩm trong chế độ ăn giúp giảm nguy cơ ung thư

    Ung thư có thể phòng ngừa nhờ điều chỉnh lối sống với những thói quen tốt cho sức khỏe như ăn uống lành mạnh. Một số thực phẩm trong chế độ dinh dưỡng có thể hỗ trợ giảm nguy cơ mắc ung thư.

  • 18/04/2024

    Vì sao không nên tập thể dục khi vẫn còn lớp trang điểm?

    Makeup đã trở thành thói quen hàng ngày của nhiều chị em. Nhiều người thậm chí cả đi tập thể dục cũng không quên trang điểm. Tuy nhiên, việc này có thể gây hại cho da.

  • 18/04/2024

    Dị ứng có nên giữ con bạn ở nhà?

    Bệnh dị ứng của con bạn có khiến trẻ phải nghỉ học hoặc cản trở chuyến đi chơi của gia đình không? Mỗi ngày, 10.000 trẻ em ở Hoa Kỳ phải nghỉ học vì các triệu chứng dị ứng.

Xem thêm