Tổng hội y học Việt Nam

Viện y học ứng dụng Việt Nam
ứng dụng y học vì sức khỏe người việt nam

Hóa trị và Xạ trị trong điều trị ung thư khác nhau như thế nào?

Chắc hẳn chúng ta đều đã từng nghe đến cụm từ hóa trị và xạ trị trong điều trị ung thư. Vậy chúng có điểm gì khác nhau? Mục đích của chúng là gì trong điều trị bệnh?

Hóa trị và xạ trị là một trong những phương pháp điều trị hiệu quả nhất đối với hầu hết các loại ung thư. Mặc dù chúng có cùng mục tiêu, nhưng có nhiều sự khác biệt chính giữa hai loại liệu pháp này.

Sự khác biệt giữa hóa trị và xạ trị là gì?

Sự khác biệt chính giữa hóa trị và xạ trị là cách tác động của chúng cho dù đều có chung mục đích.

Xạ trị và hóa trị liệu - Nguồn: Medium.com

Hóa trị là sử dụng một loại thuốc điều trị ung thư được thiết kế nhằm tiêu diệt tế bào ung thư. Thuốc thường được dùng bằng đường uống hoặc truyền vào cơ thể qua đường tĩnh mạch. Có nhiều loại thuốc hóa trị khác nhau, phụ thuộc vào từng loại bệnh ung thư khác nhau. Điều này cũng đồng nghĩa là chúng có nhiều tác dụng phụ khác nhau tùy thuộc vào loại sử dụng.

Xạ trị là hình thức đưa các chùm bức xạ liều cao chiếu trực tiếp vào khối u. Các chùm bức xạ này làm thay đổi cấu trúc DNA của khối u, khiến khối u thu nhỏ lại, không phát triển tiếp hoặc chết đi. So với hóa trị, phương pháp điều trị ung thư này có ít tác dụng phụ hơn do chỉ nhắm vào một vùng trên cơ thể.

Hóa trị liệu

1. Cách hóa trị hoạt động

Các thuốc hóa trị được thiết kế để tiêu diệt các tế bào đang phân chia nhanh chóng trong cơ thể - cụ thể là tế bào ung thư. Tuy nhiên, phương pháp này cũng gây tác động lên những tế bào cũng phân chia nhanh chóng ở các bộ phận khác xung quanh (vì tất cả các tế bào đều có quá trình phân chia để nhân lên hay thay thế tế bào cũ) nhưng không phải là tế bào ung thư. Các tế bào đó bao gồm như:

  • Tế bào nang lông
  • Tế bào móng tay
  • Tế bào đường tiêu hóa
  • Tế bào miệng
  • Tế bào tủy xương

Các thuốc hóa trị có thể vô tình nhắm vào tất cả các mục tiêu và tiêu diệt cả các tế bào này, do chúng tác động lên toàn cơ thể. Điều này có thể gây ra nhiều tác dụng phụ khác nhau.

2. Đường dùng hóa chất

Trong phương pháp điều trị hóa trị, đường dùng có thể dưới các hình thức khác nhau như:

  • Đường uống (bằng miệng)
  • Đường tiêm tĩnh mạch

Các đợt hóa trị thường được đưa ra theo "chu kỳ", có nghĩa là được sử dụng vào những khoảng thời gian cụ thể - thường là vài tuần một lần - nhắm mục tiêu các tế bào ung thư tại một thời điểm nhất định trong vòng đời của chúng.

3. Tác dụng phụ của hóa trị liệu

Tác dụng phụ của hóa trị liệu thường gặp phải phụ thuộc vào loại chất hóa trị liệu bạn đang sử dụng cũng như bất kỳ tình trạng sức khỏe nào khác mà bạn có thể đang mắc phải. Một số tác dụng phụ của hóa trị liệu bao gồm:

  • buồn nôn và ói mửa
  • rụng tóc
  • mệt mỏi
  • nhiễm trùng
  • loét miệng hoặc họng
  • thiếu máu
  • bệnh tiêu chảy
  • giảm trương lực cơ, yếu cơ
  • đau và tê ở chân tay (bệnh về thần kinh ngoại vi)

Xạ trị

1. Liệu pháp xạ trị hoạt động như thế nào?

Với liệu pháp xạ trị, các chùm tia bức xạ được tập trung vào một khu vực cụ thể trên cơ thể bạn. Bức xạ này làm thay đổi cấu trúc DNA của khối u, khiến các tế bào khối u chết thay vì nhân lên và có thể di căn.

Xạ trị có thể được sử dụng như phương pháp chính để điều trị và tiêu diệt khối u, nhưng cũng có thể được sử dụng như một phương pháp hỗ trợ khác trong các trường hợp:

  • thu nhỏ khối u trước khi loại bỏ bằng phương pháp phẫu thuật
  • tiêu diệt các tế bào ung thư còn sót lại sau khi phẫu thuật
  • điều trị kết hợp với phương pháp hóa trị liệu
  • tình trạng sức khỏe không cho phép sử dụng liệu pháp hóa trị

2. Phương pháp điều trị

Các loại tia xạ trị được chia thành các nhóm như:

  • Bức xạ chiếu tia từ bên ngoài. Phương pháp này sử dụng chùm tia bức xạ từ một máy tập trung trực tiếp vào vị trí khối u trên cơ thể từ bên ngoài.
  • Bức xạ chiếu tia từ bên trong. Còn được gọi là liệu pháp brachytherapy, phương pháp này sử dụng bức xạ (chất lỏng hoặc chất rắn) được đặt bên trong cơ thể bạn gần nơi có khối u.
  • Bức xạ toàn thân. Phương pháp này bao gồm bức xạ ở dạng thuốc viên hoặc chất lỏng được uống hoặc tiêm vào tĩnh mạch.

Loại bức xạ được sử dụng sẽ phụ thuộc vào loại ung thư mắc phải, theo chỉ định của bác sĩ để đạt hiệu quả cao nhất.

3. Tác dụng phụ của xạ trị

Vì xạ trị tập trung vào một vùng trên cơ thể nên chúng gây ra ít tác dụng phụ hơn so với hóa trị. Tuy nhiên, xạ trị vẫn có thể ảnh hưởng đến các tế bào khỏe mạnh khác trong cơ thể. Tác dụng phụ của xạ trị có thể bao gồm:

  • các vấn đề tiêu hóa như buồn nôn, nôn mửa, co thắt dạ dày, tiêu chảy
  • thay niêm mạc da
  • rụng tóc
  • mệt mỏi
  • rối loạn chức năng tình dục

Khi nào thì liệu pháp này tốt hơn liệu pháp kia?

Tùy thuộc vào loại hình ung thư và tình trạng bệnh, có thể một phương pháp này lại mang lại hiệu quả cao hơn so với phương pháp khác trong việc điều trị cụ thể. Đôi khi, việc kết hợp hóa trị và xạ trị lại bổ sung cho nhau để mang lại hiệu quả tốt nhất. Việc sử dụng phương pháp nào sẽ theo căn cứ của bác sĩ khi đánh giá tình trạng tổng thể và chuyên môn nhằm đạt hiệu quả cao nhất.

Hóa trị và xạ trị khi sử dụng cùng nhau để điều trị một số loại ung thư được gọi là liệu pháp đồng thời. Một số trường hợp có thể kể đến như:

  • không thể được loại bỏ khối u bằng phẫu thuật
  • khối u có khả năng di căn tới các vùng khác trên cơ thể
  • cơ thể không đáp ứng với một phương pháp đơn thuần như hoặc chỉ hóa trị hoặc chỉ xạ trị

Tóm lại

Hóa trị và xạ trị là hai trong số những phương pháp điều trị ung thư phổ biến nhất. Việc sử dụng hóa trị hay xạ trị sẽ phụ thuộc vào loại hình cũng như vị trí của bệnh ung thư, cùng với tình trạng sức khỏe tổng thể của bạn. Sự khác biệt chính giữa hóa trị và xạ trị chính là cách thức sử dụng của chúng, cho dù chúng có chung một mục đích là tiêu diệt tế bào ung thư và hạn chế tối đa ảnh hưởng đến các tế bào còn lại của cơ thể.

Tham khảo thêm thông tin tại: Ung thư vú ở trẻ vị thành niên

https://www.healthline.com/health/radiation-vs-chemo

Bình luận
Tin mới
  • 03/10/2023

    Người mẹ có chế độ ăn uống tốt thì chất lượng sữa cũng tốt

    Khi người mẹ được bồi bổ đủ chất thì nồng độ lactose trong máu cao, làm cho sữa mẹ có vị ngọt, thu hút sự thèm ăn của trẻ và giúp trẻ phát triển tốt nhất.

  • 03/10/2023

    Giải pháp thay thế thuốc nhuận tràng khi bị táo bón

    Sự phụ thuộc của người Mỹ vào thuốc nhuận tràng đã dẫn đến tình trạng thiếu hụt thuốc trên khắp nước Mỹ. Tuy nhiên, các chuyên gia về tiêu hóa của Mỹ đã đưa ra một giải pháp để giúp những người bị táo bón có thể giải quyết vấn đề dễ dàng hơn và giảm sự lệ thuộc vào thuốc nhuận tràng.

  • 03/10/2023

    Các vị trí sỏi có thể hình thành trong cơ thể bạn

    Bài viết dưới đây sẽ cung cấp cho bạn đọc các vị trí mà sỏi có thể hình thành trong cơ thể bạn.

  • 03/10/2023

    Cách đối phó viêm amidan nôn trớ ở trẻ

    Viêm amidan là bệnh thường gặp ở trẻ em do hệ miễn dịch chưa hoàn thiện. Không chỉ gây sưng viêm, đau rát cổ họng, viêm amidan còn dễ khiến trẻ nôn trớ, ảnh hưởng đến việc ăn uống.

  • 03/10/2023

    "Chuyện ấy" có thể ngăn ngừa chứng sa sút trí tuệ

    Một nghiên cứu gần đây cho thấy, quan hệ tình dục có thể giúp ngăn ngừa chứng sa sút trí tuệ bằng cách tăng lưu lượng máu đến não.

  • 03/10/2023

    Dấu hiệu hormone testosterone ở nam giới thấp nghiêm trọng

    Testosterone là loại hormone quan trọng trong việc kiểm soát ham muốn tình dục, sản xuất tinh trùng và một số thay đổi trên cơ thể nam giới. Tuy nhiên, nhiều người thậm chí là không nhận ra mình đang gặp vấn đề do sự thiếu hụt của hormone này.

  • 03/10/2023

    Những loại thực phẩm bạn đang bảo quản sai cách

    Bạn có đang bảo quản thực phẩm đúng cách? Bài viết dưới đây sẽ cung cấp những kiến thức hữu ích về việc bảo quản các loại thực phẩm thiết yếu, giúp giữ chúng ở trạng thái tươi ngon nhất và tránh được các nguy cơ về ngộ độc thực phẩm.

  • 02/10/2023

    5 điều bạn cần làm để kiểm soát cảm xúc của bản thân

    Kiểm soát cảm xúc là một kỹ năng quan trọng có thể giúp bạn cải thiện chất lượng cuộc sống của mình. Bằng cách thực hành những điều đơn giản dưới đây, bạn có thể học cách đối phó với cảm xúc của mình một cách lành mạnh và hiệu quả hơn.

Xem thêm