Hiệp hội Ung thư Hoa Kỳ cho biết ung thư vú là loại ung thư phổ biến thứ hai ở phụ nữ, sau ung thư da. Nhiều yếu tố sẽ xác định nguy cơ bị ung thư vú, bao gồm tuổi tác và sức khỏe tổng thể của họ, cũng như giai đoạn ung thư khi được chẩn đoán. Tuy nhiên, việc điều trị đúng căn bệnh này có thể làm tăng cơ hội sống sót cho người bệnh.
Các bác sĩ thường đề nghị xạ trị, họ có thể sử dụng riêng lẻ hoặc kết hợp với các phương pháp điều trị khác, tùy thuộc vào loại và giai đoạn ung thư. Bài viết này thảo luận về các loại xạ trị ung thư vú, các rủi ro và tác dụng phụ, và cách mọi người có thể chuẩn bị cho phương pháp điều trị này.
Tổng quan về phương pháp xạ trị
Xạ trị sử dụng tia X năng lượng cao, proton hoặc các hạt khác để tiêu diệt tế bào ung thư. Các hạt này làm hỏng DNA trong tế bào ung thư, làm chúng mất khả năng sinh sản, làm chậm hoặc ngừng sự phát triển của chúng. Mặc dù xạ trị có thể ảnh hưởng đến các tế bào khỏe mạnh, nhưng chúng thường hồi phục. Các bác sĩ sử dụng liều lượng bức xạ hiệu quả thấp nhất và xác định chính xác các tế bào ung thư để giảm thiểu thiệt hại cho các mô khỏe mạnh xung quanh.
Tại sao và khi nào cần bắt đầu xạ trị
Xạ trị là một phương pháp điều trị linh hoạt và an toàn. Các bác sĩ có thể sử dụng nó sau khi phẫu thuật loại bỏ khối u ung thư, vì nó có thể làm giảm nguy cơ tái phát bằng cách tiêu diệt bất kỳ tế bào ung thư nào còn sót lại. Nếu một cá nhân bị ung thư vú di căn, đó là khi ung thư đã di căn đến các bộ phận khác của cơ thể, các bác sĩ cũng có thể chọn điều trị bằng xạ trị để giảm bớt các triệu chứng.
Tỉ lệ thành công
Các cá nhân thường được xạ trị sau phẫu thuật để loại bỏ ung thư vú. Các nghiên cứu cho thấy nguy cơ ung thư tái phát sẽ cao hơn nhiều nếu các bác sĩ không sử dụng bức xạ để điều trị cho người bệnh. Khi một người trải qua xạ trị, nguy cơ tái phát là 5–10% so với 20–40% ở những người không được điều trị thêm bằng phương pháp này.
Những điều cần chú ý
Xạ trị không gây đau hoặc khó chịu trong quá trình thực hiện. Tuy nhiên, các tác dụng phụ thường xảy ra trong vài ngày hoặc vài tuần sau đó. Trước khi bắt đầu xạ trị, một cá nhân nên đặt lịch tư vấn với bác sĩ của họ để tìm hiểu chi tiết. Mọi người cũng nên thực hiện một số biện pháp phòng ngừa khi đang xạ trị. Ví dụ, họ nên tránh tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng mặt trời bằng cách sử dụng kem chống nắng và che các vùng da trần khi ra ngoài. Ngoài ra, việc bổ sung chất chống oxy hóa, chẳng hạn như vitamin A, C, D và E, có thể ảnh hưởng đến hiệu quả của xạ trị. Vì vậy, mọi người nên tập trung vào việc ăn uống đầy đủ chất dinh dưỡng để cơ thể có thể hấp thụ các chất dinh dưỡng và vitamin cần thiết từ thực phẩm.
Rủi ro
Các tác dụng phụ từ xạ trị là phổ biến. Tác dụng phụ chính là thay đổi da ở những vùng bị ảnh hưởng. Da có thể giống như bị cháy nắng, bao gồm đổi màu, ngứa và bong tróc da. Sau khi điều trị, da ở khu vực này có thể vẫn nhạy cảm khi chạm vào hoặc thay đổi màu sắc. Các tác dụng phụ thường gặp khác bao gồm sưng vú, mệt mỏi và khó chịu ở nách.
Xạ trị là một phương pháp điều trị ung thư vú được sử dụng rộng rãi, an toàn và hiệu quả, tiêu diệt tế bào ung thư hoặc làm chậm sự phát triển của chúng. Các bác sĩ có thể sử dụng liệu pháp xạ trị một mình hoặc kết hợp với các phương pháp điều trị khác, chẳng hạn như phẫu thuật và hóa trị. Điều trị xạ trị có thể sử dụng tia xạ chùm bên ngoài hoặc tia xạ chùm bên trong. Liệu pháp có thể điều trị toàn bộ vú hoặc tập trung vào các khu vực cụ thể để giảm thiểu thiệt hại cho các tế bào khỏe mạnh.
Tham khảo thêm thông tin tại bài viết: Hóa trị và Xạ trị trong điều trị ung thư khác nhau như thế nào?
Mệt mỏi có thể là triệu chứng đầu tiên của bệnh ung thư? Lúc này hay lúc khác, tất cả chúng ta đều đã trải qua sự mệt mỏi. Đối với hầu hết tất cả mọi người, mệt mỏi là cảm giác tạm thời, thường do căng thẳng, bệnh tật hoặc kiệt sức gây ra.
Bài viết này sẽ cung cấp thông tin về 9 biện pháp khắc phục tại nhà để giảm đau răng vào ban đêm.
Khi mang thai, người phụ nữ có thể gặp các triệu chứng phổ biến như nôn và buồn nôn. Tuy nhiên, những triệu chứng này có thể xảy ra do ngộ độc thực phẩm. Bài viết này sẽ giúp bạn hiểu những triệu chứng xảy ra có phải do thực phẩm hay không? Và sau khi nhiễm bệnh, bạn cần làm gì để đảm bảo an toàn cho thai nhi.
Dị ứng thời tiết là bệnh lý có thể gặp quanh năm, đặc biệt là ở các thời điểm giao mùa hay khi trời chuyển lạnh. Khi bị dị ứng thời tiết, ngoài những biểu hiện như hắt hơi, ho, viêm mũi dị ứng hoặc ngứa ngáy trên da, người bệnh còn có thể bị đau, ngứa mắt. Triệu chứng đau, ngứa mắt khi dị ứng thời tiết này còn được gọi là viêm kết mạc dị ứng.
Nghiên cứu cho biết rằng không có thành phần bí mật nào có thể chữa khỏi các vết rạn da, ít nhất là hiện tại thì chưa. Nhưng một số biện pháp khắc phục tại nhà có thể giúp giảm thiểu sự xuất hiện của các vết rạn da và giúp chúng mờ đi nhanh hơn.
Sỏi thận gây nhiều đau đớn cho người mắc, việc áp dụng một chế độ ăn uống hợp lý là điều rất quan trọng giúp ngăn ngừa sỏi tiếp tục hình thành và hỗ trợ điều trị hiệu quả. Sau đây là một số mẹo nhỏ trong ăn uống cho bạn.
Nhiễm trùng đường tiết niệu (nhiễm trùng đường tiểu) là một bệnh nhiễm trùng ở bất kỳ cơ quan nào trong hệ tiết niệu, gồm hai thận, niệu quản, bàng quang và niệu đạo. Thời tiết mùa Hè khiến nguy cơ nhiễm trùng tiểu tăng lên.
Đôi mắt được xem là "cửa sổ tâm hồn", nhưng một số thói quen nhỏ hàng ngày của bạn lại có thể gây hại đến chúng. Mắt không được chăm sóc đúng cách cũng sẽ dễ gặp các bệnh lý, suy giảm thị lực.