Tổng hội y học Việt Nam

Viện y học ứng dụng Việt Nam
ứng dụng y học vì sức khỏe người việt nam

Viêm niêm mạc miệng do xạ trị (RIOM)

Viêm niêm mạc miệng do xạ trị (RIOM) là một độc tính do tia xạ gây ra trên người bị ung thư làm ảnh hưởng rõ rệt đến chất lượng cuộc sống đồng thời làm gián đoạn quá trình xử lý ung thư-đe dọa đến kết quả điều trị. Viêm niêm mạc miệng do xạ trị có thể xảy ra ở 40% - 100% người ung thư vùng đầu và cổ được xạ trị.

Định nghĩa

RIOM là một tổn thương mô thường kéo dài từ 7 đến 98 ngày, bắt đầu như một tình trạng viêm cấp tính của niêm mạc miệng, lưỡi và hầu họng sau khi tiếp xúc với tia xạ giải phóng các cytokine gây viêm, chất trung gian hóa học và các yếu tố tăng trưởng. RIOM có thể tiến triển đến giai đoạn cấp tính đe dọa tính mạng do gây suy kiệt nghiêm trọng (khiến người bệnh không ăn được) kèm theo sụt cân và biến chứng nhiễm trùng mất hàng rào bảo vệ biểu mô và màng đáy. Điều này dẫn đến hạn chế của việc kiểm soát khối u cục bộ khi việc xử lý bệnh bị gián đoạn.

Các giai đoạn tiến triển của RIOM

  1. Tăng huyết áp ban đầu và ban đỏ trong giai đoạn đầu đi kèm sự giải phóng các cytokine tiền viêm khác nhau từ các tế bào biểu mô, mạch máu và mô liên kết tại vị trí tổn thương.

  2. Bệnh tiến triển nhiều mức độ bong tróc khác nhau và tổn thương màng đáy xuất hiện đi kèm với việc mất hàng rào bảo vệ và kết thúc bằng sự xuất hiện thực thể của vết loét.

  3. Giai đoạn tiến triển thay đổi tùy theo mức độ nhiễm độc của mô. Có thể xảy ra nhiễm trùng thứ phát với vi khuẩn Gram âm hoặc nấm men, đi kèm hiện tượng đông máu vi mạch làm trầm trọng thêm tình trạng viêm do thiếu máu cục bộ làm nhiều mô hoại tử hơn.

  4. Giai đoạn cuối cùng là giai đoạn chữa lành và xơ hóa.

Ảnh minh họa

Yếu tố nguy cơ

  • - Bệnh thường gặp ở người già và trẻ nhỏ

  • - Phụ nữ thường gặp hơn nam giới

  • - Vệ sinh răng miệng kém

  • - Những người có vấn đề về chức năng tuyến nước bọt gây khô miệng sẽ dễ mắc bệnh (xạ trị cũng gây ra tác dụng này)

  • - Béo phì làm vết thương chậm lành và suy giảm miễn dịch.

  • - Suy thận

  • - Hút thuốc

  • - Xử lý ung thư làm suy yếu tế bào niêm mạc

Triệu chứng

Viêm niêm mạc miệng do xạ trị có thể phát triển trong vòng vài ngày hoặc sau 2 tuần kể từ khi bắt đầu xạ trị với các triệu chứng như:

  • - Lạc giọng, nuốt thấy đau

  • - Môi khô nứt nẻ

  • - Nướu sưng đỏ, chảy máu

  • - Tuyến nước bọt căng cứng, miệng khô

Nếu bệnh tiến triển nặng sẽ xuất hiện các triệu chứng như:

  • - Khó nuốt, khó nói

  • - Môi rách, chảy máu nặng

  • - Nứt lưỡi

  • - Nướu xuất hiện các vết loét

Nếu không được xử lý kịp thời sẽ khiến người bệnh không thể ăn uống trong thời gian dài gây suy kiệt và ảnh hưởng đến việc điều trị.

Phòng ngừa

Điều trị dứt điểm các bệnh lý răng miệng trước khi tiến hành xạ trị. Nếu viêm niêm mạc miệng do xạ trị được phát hiện, điều trị kháng sinh được khuyến cáo càng sớm càng tốt.

1. Vệ sinh răng miệng tốt

Vệ sinh răng miệng tốt được coi là một trong những cách hiệu quả để giảm nguy cơ mắc RIOM và giảm thiểu sự tiến triển của nó. Các bệnh lý răng miệng đã có từ trước, như sâu răng, tổn thương nha chu, và bệnh viêm răng miệng, tạo điều kiện cho sự xâm nhập của vi khuẩn làm trầm trọng thêm bệnh. Nên kiểm tra răng miệng sớm trước khi xạ trị. Để giúp giảm thiểu các tác dụng phụ trên miệng của xạ trị, nên xử lý dứt điểm bất kỳ bệnh lý răng miệng nào trước khi bắt đầu.

  • - Súc miệng bằng dung dịch không gây kích ứng, ví dụ như nước muối sinh lý để tăng chất lượng nước bọt.

  • - Đánh răng nhẹ nhàng hàng ngày với kem đánh răng có fluor.

  • - Chế độ ăn mềm với thức ăn và đồ uống ít đường, không chua

  • - Không nên dùng chỉ nha khoa do số lượng tiểu cầu thấp.

  • - Hạn chế tối đa việc sử dụng răng giả.

  • - Không hút thuốc hoặc uống rượu.

2. Ngoài ra các nha sĩ có thể chỉ định các liệu pháp cũng như các sản phẩm hỗ trợ để giảm thiểu nguy cơ mắc RIOM.

Khắc phục triệu chứng RIOM

Người bệnh cần được tư vấn chế độ ăn phù hợp để tránh làm trầm trọng thêm tình trạng viêm nhiễm. Chế độ ăn khuyến nghị cho người bệnh RIOM:

  • - Trái cây mềm không chua, ít đường (chuối, xoài, dưa, đào…)

  • - Thực phẩm xay nhuyễn hoặc dạng lỏng.

  • - Bánh mềm

  • - Trứng

Các bác sĩ có thể kê đơn các sản phẩm thuốc kháng viêm và nước súc miệng nhằm giảm các triệu chứng của bệnh cũng như một số sản phẩm hỗ trợ như vitamin E, A…. giúp hỗ trợ cho việc khắc phục.

Trong trường hợp có nhiễm khuẩn, thuốc kháng sinh là bắt buộc. Kháng sinh thường được sử dụng là Metronidazole và Spiramycin kết hợp.

Tham khảo thêm thông tin bài viết: Chăm sóc và dự phòng viêm niêm mạc miệng do điều trị hóa chất ở trẻ em

PGS.TS Nguyễn Phú Thắng - Viện đào tạo Răng Hàm Mặt, Đại học Y Hà Nội - Theo suckhoedoisong.vn
Bình luận
Tin mới
  • 22/11/2024

    Thuốc xịt mũi ngừa cúm

    Bạn có bỏ qua mũi tiêm phòng cúm hàng năm vì bạn ghét bị tiêm không? Điều đó có thể hiểu được. Nhưng đừng để điều đó ngăn cản bạn tiêm vắc-xin. Có một lựa chọn khác: dành cho bạn: vắc-xin xịt mũi.

  • 22/11/2024

    Loại tiếng ồn nào tốt cho giấc ngủ?

    Chắc hẳn ai cũng đã từng nghe qua câu chuyện dùng tiếng ồn trắng giúp các bé sơ sinh ngủ ngon và sâu giấc. Vậy đã bao giờ bạn thắc mắc, có những loại tiếng ồn nào và đâu là tiếng ồn dành cho người lớn? Mọi câu hỏi sẽ được giải đáp ngay sau đây.

  • 22/11/2024

    Cách cải thiện triệu chứng đau thần kinh tọa

    Ngày càng nhiều người trẻ bị đau thần kinh tọa với biểu hiện đau phần lưng dưới lan xuống chân. Để kiểm soát cơn đau thần kinh tọa, người bệnh cần điều chỉnh từ thói quen sinh hoạt hàng ngày.

  • 21/11/2024

    Trị bệnh Parkinson bằng Đông y có hiệu quả không?

    Do các loại thuốc Tây y điều trị bệnh Parkinson thường đi kèm với tác dụng phụ và nguy cơ “nhờn thuốc” khi dùng lâu dài, nhiều người tìm tới các phương pháp Đông y với hy vọng các loại thảo dược tự nhiên sẽ an toàn hơn với cơ thể.

  • 21/11/2024

    Tăng cường sức khỏe xương khớp cho người cao tuổi trong mùa đông

    Khi bước vào giai đoạn lão hóa, cơ thể con người trải qua nhiều thay đổi sinh lý, suy giảm chức năng của hệ cơ xương khớp và dễ mắc phải các bệnh lý về xương khớp, đặc biệt là trong mùa đông lạnh

  • 21/11/2024

    Tức giận - Kẻ thù thầm lặng của sức khỏe

    Tức giận là một cảm xúc bình thường mà ai cũng sẽ trải qua, bởi hiếm ai có thể giữ được bình tĩnh khi bị tấn công, xúc phạm, phản bội hay thất bại... Tuy nhiên, tức giận quá thường xuyên hoặc kéo dài có thể gây ra nhiều vấn đề đối với sức khỏe.

  • 21/11/2024

    Bệnh hô hấp và cách bảo vệ sức khỏe trong mùa lạnh

    Mùa đông đến đi kèm với sự thay đổi nhiệt độ đột ngột, không khí hanh khô và độ ẩm giảm. Những yếu tố này gây nên các bệnh về đường hô hấp, đặc biệt là ở trẻ nhỏ, người cao tuổi và những người có hệ miễn dịch yếu. Các bệnh lý đường hô hấp không chỉ gây khó chịu, ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống mà còn có thể dẫn đến các biến chứng nguy hiểm nếu không được điều trị kịp thời.

  • 20/11/2024

    9 cách chữa đau chân tại nhà hiệu quả

    Đau chân là vấn đề phổ biến ảnh hưởng đến cuộc sống hàng ngày của nhiều người. Cùng tìm hiểu 9 phương pháp đơn giản, hiệu quả để chữa đau chân tại nhà. Áp dụng đúng cách, bạn có thể giảm đau, cải thiện lưu thông máu và tăng cường sức khỏe cho đôi chân của mình.

Xem thêm