Triệu chứng bệnh thường xuất hiện 5 đến 7 ngày sau khi bắt đầu điều trị hoá chất và kéo dài vài tuần. Tổn thương niêm mạc miệng có thể gây cảm giác rát bỏng và đau đớn, khiến các bé gặp khó khăn khi ăn uống và nói. Một số trường hợp thậm chí dẫn tới nhiễm trùng nghiêm trọng.
Tại sao điều trị hóa chất có thể dẫn tới viêm loét niêm mạc miệng?
Điều trị hóa chất giúp tiêu diệt các tế bào phát triển nhanh như tế bào ung thư. Tuy nhiên, các tế bào niêm mạc miệng cũng thuộc loại phát triển nhanh, vì vậy một số dạng hóa trị có thể gây hại cho các tế bào này.
Các yếu tố nguy cơ dẫn tới viêm niêm mạc miệng sau hóa trị
Trẻ em dễ bị viêm niêm mạc miệng sau hóa trị hơn người lớn. Một số yếu tố sau có thể góp phần làm tăng nguy cơ bệnh:
+ Vệ sinh răng miệng kém
+ Mất nước
+ Suy dinh dưỡng
+ Các bệnh mạn tính khác
Các biểu hiện của viêm loét niêm mạc miệng sau hóa trị
Tình trang viêm loét có thể xuất hiện ở bất kỳ mô mềm nào trên môi hay trong miệng, bao gồm lợi, lưỡi, vòm họng và sàn họng. Chúng cũng có thể lan tới thực quản, đường ống dẫn thức ăn từ miệng tới dạ dày.
Hình ảnh các vết loét ở miệng.
Các biểu hiện thường gặp:
+ Niêm mạc miệng đỏ, bóng, sưng tấy, kích thích.
+Có thể có các vết loét, ban đầu biểu hiện bằng vết đỏ, sau đó sưng tấy phồng rộp thành các mụn nước. Tiếp theo, mụn nước vỡ ra rồi hình thành giả mạc màu trắng hay vàngche phủ vết loét.
+ Trẻ cảm thấy đau, gặp khó khăn trong ăn uống và nói.
+ Miệng có cảm giác khô, nóng nhẹ, nhạy cảm với thức ăn nóng lạnh.
+ Tăng tiết chất nhầy vùng miệng.
+ Có thể có chảy máu ở miệng.
Chăm sóc và điều trị khi trẻ có tổn thương niêm mạc miệng
+ Hướng dẫn trẻ vệ sinh răng miệng nhẹ nhàng, tránh gây thêm tổn thươngcho niêm mạc miệng.
+ Cho trẻ súc miệng với dung dịch muối và Natricacbonat 1,4% khoảng 3-4 giờ một lần.
+ Vệ sinh khoang miệng sau ăn bằng bàn chải mềm và nước ấm. Nên ngâm bàn chải trong nước ấm trước khi dùng. Tránh các loại thuốc đánh răng cay và không mịn.Nếu việc đánh răng gây đau đớn cho trẻ thì dùng gạc mềm để vệ sinh răng miệng.
+ Bôi các loại kem có tác dụng giảm đau và sát trùng như kamistad hoặc các chế phẩm giảm đau tại chỗ khác.
+ Cho trẻ dùng thức ăn mềm, giàu protein (như thịt, cá, đậu … nấu chín kỹ hoặc ninh nhừ, xay nhuyễn), thức ăn giàu vitamin: rau, nước hoa quả (tránh loại vị chua như: nước ép dứa…).
+ Tránh ăn thức ăn cay, nhiều đường, thức ăn quá nóng hoặc quá lạnh.
+ Sử dụng các thuốc giảm đau nếu thấy cần thiết.
+ Bổ sung dinh dưỡng bằng đường truyền tĩnh mạch nếu khả năng ăn uống của trẻ giảm sút nhiều.
Điều trị dự phòng
Trước khi điều trị hóa chất:
+ Cho trẻ khám và điều trị các bệnh răng miệng nếu có.
+ Điều trị sâu răng, viêm lợi, nhổ răng nếu cần.
+ Tăng cường thói quen vệ sinh răng miệng hàng ngày, hướng dẫn trẻ đánh răng đều đặn bằng bàn chải mềm và thuốc đánh răng không cay.
Trong thời gian điều trị hóa chất:
+ Cho trẻ ăn thức ăn mềm, xay nhuyễn và uống nhiều nước. Tăng cường thực phẩm giàu đạm trong chế độ ăn.
+ Cho trẻ nhai kẹo cứng hoặc kẹo cao su để tăng tiết nước bọt.
+ Theo dõi sát việc vệ sinh răng miệng của trẻ. Điều này giúp ngăn ngừa và giảm nhẹ các triệu chứng viêm niêm mạc miệng. Nhắc trẻ súc miệng và đánh răng sau mỗi bữa ăn và trước khi đi ngủ.
+ Không cho trẻ dùng nước súc miệng chứa cồn.
+ Dùng đèn pin kiểm tra miệng của trẻ mỗi ngày. Tìm kiếm các dấu hiệu niêm mạc đỏ, sưng nề, kích thích và các vết loét.
+ Nếu trẻ được kê thuốc giảm đau, hãy cho bé uống thuốc trước khi ăn. Làm vậy có thể giúp trẻ ăn uống dễ dàng hơn.
Tham khảo thêm thông tin tại bài viết: Hiểu thêm về phương pháp hóa trị điều trị ung thư
Viêm niêm mạc miệng (loét miệng) do điều trị hóa chất là tình trạng viêm loét lớp niêm mạc che phủ miệng và môi. Triệu chứng bệnh thường xuất hiện 5 đến 7 ngày sau khi bắt đầu điều trị hoá chất và kéo dài vài tuần. Tổn thương niêm mạc miệng có thể gây cảm giác rát bỏng và đau đớn, khiến các bé gặp khó khăn khi ăn uống và nói. Một số trường hợp thậm chí dẫn tới nhiễm trùng nghiêm trọng.
Để hạn chế tình trạng loãng xương cơ thể cần cung cấp đủ vitamin D và canxi theo nhu cầu của từng lứa tuổi qua chế độ ăn khoa học, đủ dinh dưỡng và giàu canxi.
Trong những năm gần đây, ô nhiễm không khí đã trở thành một trong những vấn đề môi trường nghiêm trọng nhất, ảnh hưởng sâu rộng đến sức khỏe con người ở mọi lứa tuổi. Đặc biệt, trẻ nhỏ đang ở giai đoạn phát triển thể chất và thần kinh lại là nhóm đối tượng dễ tổn thương nhất.
Quả vải tuy ngon miệng và bổ dưỡng nhưng cũng cần đi lưu ý một số điều khi ăn để đảm bảo an toàn cho sức khỏe, đặc biệt là với một số đối tượng.
Thời tiết thất thường có khiến bạn cảm thấy khó chịu. Trời mưa bạn sẽ cảm thấy buồn chán còn trời nắng bạn sẽ cảm thấy vui tươi hơn. Bạn đã bao giờ thắc mắc tại sao cảm xúc của bạn luôn thay đổi khi thời tiết thay đổi hay chưa? Đặc biệt là vào lúc giao mùa? Vậy hãy cùng Viện Y học ứng dụng tìm hiểu thêm với bài viết dưới đây
Ăn rau quả nhiều màu sắc hay còn gọi là 'ăn cầu vồng' không chỉ đơn giản là cách trang trí món ăn hấp dẫn mà còn mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe.
Sốt xuất huyết là một bệnh truyền nhiễm nguy hiểm do vi rút Dengue gây ra, lây lan chủ yếu qua vết đốt của muỗi Aedes aegypti. Mặc dù bệnh có thể ảnh hưởng đến mọi lứa tuổi, trẻ nhỏ lại là đối tượng đặc biệt dễ bị tổn thương do hệ miễn dịch còn non yếu.
Mùa hè với những ngày nắng nóng kéo dài không chỉ là thời điểm để thư giãn mà còn là cơ hội tuyệt vời để người cao tuổi tham gia các hoạt động thể thao dưới nước. Đây là hình thức vận động nhẹ nhàng, ít gây áp lực lên cơ thể, đồng thời mang lại nhiều lợi ích sức khỏe vượt trội.
Đau thắt lưng là một trải nghiệm phổ biến đối với nhiều người. Nó thường có thể dẫn đến đau, ngứa ran hoặc tê ở phần thân dưới. Có nhiều nguyên nhân gây đau thắt lưng, phổ biến nhất bao gồm căng cơ, tư thế xấu và tuổi tác.