Hội chứng ruột kích thích (HCRKT) là một rối loạn chức năng tiêu hóa, nó không phải là một bệnh. Những người bị rối loạn chức năng tiêu hóa sẽ có các triệu chứng xảy ra thường xuyên, tuy nhiên, ống tiêu hóa không bị tổn thương. Sự rối loạn này có nguyên nhân từ cả thể chất và tinh thần.
Nguyên nhân của HCRKT vẫn chưa được biết rõ. Các nhà nghiên cứu tin rằng sự kết hợp của các vấn đề sức khỏe thể chất và tinh thần có thể dẫn tới hội chứng này. Trong đó, có nguyên nhân do nhạy cảm với một số thức ăn. Nhiều người mắc HCRKT nói rằng các triệu chứng của họ được kích hoạt bởi các loại thực phẩm giàu carbohydrate, thức ăn cay hoặc béo, cà phê và rượu. Tuy nhiên, những người nhạy cảm với thực phẩm thường không có dấu hiệu lâm sàng của dị ứng thực phẩm. Các nhà nghiên cứu đã đề xuất rằng các triệu chứng có thể là do việc hấp thu kém của các loại đường hoặc acid mật - là những chất giúp chuyển hóa các chất béo và loại bỏ các chất thải trong cơ thể.
Các triệu chứng phổ biến nhất của HCRKT là đau hoặc khó chịu ở bụng, thường là tình trạng đau quặn bụng và các thay đổi trong thói quen đại tiện. Số lần đi đại tiện nhiều hoặc ít hơn bình thường. Phân lỏng và chứa nhiều nước hơn hoặc phân cứng hơn và vón cục nhiều hơn so với bình thường. Đại tiện xong thấy thoải mái hơn. Các triệu chứng khác của HCRKT có thể có: Tiêu chảy: đi đại tiện phân lỏng, nhão ít nhất là 3 lần trong 1 ngày và cảm giác cần đi đại tiện gấp; Táo bón: đi đại tiện ít hơn 3 lần trong 1 tuần. Khi đi đại tiện, phân có thể cứng, khô, nhỏ và khó đi. Một số người bệnh cảm thấy đau và thường phải gắng sức khi đi đại tiện. Cảm giác vẫn còn phân sau khi đi đại tiện. Đại tiện nhầy, đầy bụng...
Hội chứng ruột kích thích dễ bị chẩn đoán nhầm với viêm đại tràng.
Những người có HCRKT thường có các bệnh về đường tiêu hóa và không tiêu hóa khác.
Các bệnh đường tiêu hóa như trào ngược dạ dày và rối loạn tiêu hóa thường gặp hơn ở những người bị HCRKT so với người bình thường. Trào ngược dạ dày là tình trạng axit dạ dày chảy ngược vào thực quản - là cơ quan kết nối miệng với dạ dày - do các cơ giữa thực quản và dạ dày bị yếu đi hoặc giãn ra khi không cần thiết. Khó tiêu là cảm giác khó chịu ở vùng bụng phía trên, thường xảy ra sau khi ăn. Khó tiêu có thể kèm theo đầy bụng, đầy hơi, buồn nôn hoặc các triệu chứng tiêu hóa khác.
Các bệnh không phải ở đường tiêu hóa thường được tìm thấy ở những người bị HCRKT bao gồm: Hội chứng mệt mỏi mạn tính - tình trạng rối loạn gây vô cùng mệt mỏi, đó là mệt mỏi kéo dài một thời gian dài và hạn chế khả năng thực hiện các hoạt động bình thường hàng ngày; Đau vùng chậu hông mạn tính; Các rối loạn khớp ở thái dương - là các vấn đề hoặc các triệu chứng của cơ và khớp nhai liên kết với hàm dưới và hộp sọ; Trầm cảm; Lo lắng; Các rối loạn bản thể - tình trạng đau mạn tính hoặc các triệu chứng không do nguyên nhân về thể chất mà được cho là do các vấn đề về tâm lý.
Stress và HCRKT
Căng thẳng có thể kích thích co thắt đại tràng ở những người bị HCRKT. Đại tràng có rất nhiều dây thần kinh kết nối với não. Những dây thần kinh này kiểm soát các cơn co thắt bình thường của ruột và gây khó chịu ở bụng vào những thời điểm khi bị căng thẳng. Ở những người bị HCRKT, đại tràng có thể đáp ứng quá mức với xung đột rất nhẹ hoặc căng thẳng. Căng thẳng làm cho người bệnh ý thức hơn về những cảm giác phát sinh ở đại tràng. Triệu chứng của HCRKT cũng có thể làm tăng mức độ căng thẳng của một người.
Chế độ ăn và dinh dưỡng
Ăn nhiều trong một bữa có thể gây ra đau quặn bụng và tiêu chảy, vì vậy, hãy ăn thành các bữa ăn nhỏ thường xuyên hơn hoặc ăn các phần nhỏ hơn, có thể giúp giảm các triệu chứng của HCRKT. Ăn ít chất béo và nhiều carbohydrate, chẳng hạn như mì ống, gạo, bánh mì ngũ cốc nguyên chất và các loại ngũ cốc, trái cây và rau quả có thể giúp giảm các triệu chứng.
Một số thực phẩm và đồ uống có thể gây ra các triệu chứng của HCRKT: Những thực phẩm giàu chất béo, một số sản phẩm từ sữa, đồ uống như rượu hay cà phê; Đồ uống chứa hàm lượng các chất ngọt nhân tạo lớn, được sử dụng thay cho đường; Đậu, bắp cải và các loại thực phẩm khác có thể tạo ra khí, những người bị HCRKT nên hạn chế hoặc tránh những thực phẩm này.
Chất xơ trong thực phẩm có thể cải thiện triệu chứng táo bón ở những người bị HCRKT mặc dù nó có thể không giúp làm giảm đau. Chất xơ làm mềm phân giúp phân di chuyển thuận lợi thông qua đại tràng. Người lớn nên tiêu thụ 21-38g chất xơ mỗi ngày. Tuy nhiên, chất xơ có thể tạo ra các khí và làm cho các triệu chứng của HCRKT ở người bệnh xảy ra. Vì vậy, nên tăng lượng chất xơ từ từ, chỉ cần 2-3g mỗi ngày có thể giúp giảm nguy cơ tăng khí và đầy bụng.
Mặc dù HCRKT không thể chữa khỏi, tuy nhiên, có thể làm giảm các triệu chứng bằng thay đổi trong việc ăn uống, chế độ ăn uống và dinh dưỡng kết hợp dùng thuốc, men tiêu hóa; Liệu pháp giảm căng thẳng và thư giãn như ngồi thiền; tập thể dục thường xuyên như đi bộ hoặc yoga; Giảm thiểu các tình huống căng thẳng; Ngủ đủ giấc.
Dầu dừa là một chất dưỡng ẩm tự nhiên. Nhiều người bị chàm nhận thấy dầu dừa có tác dụng làm dịu da và giảm các triệu chứng như khô và ngứa.
Chất béo thường bị mang tiếng xấu mỗi khi nói về chế độ dinh dưỡng vì cho rằng đó là nguyên nhân gây bệnh tim mạch, tiểu đường hay béo phì. Quan niệm cắt bỏ hoàn toàn chất béo khỏi bữa ăn đã từng phổ biến trong một số khuyến nghị dinh dưỡng. Thực tế, không phải tất cả các chất béo đều có hại.
Mật ong với nghệ có thể được dùng cùng nhau trong chế độ ăn hằng ngày và thực phẩm bổ sung, vậy tác dụng của chúng có mạnh hơn khi kết hợp?
Du lịch là dịp để khám phá thiên nhiên, trải nghiệm văn hóa và tận hưởng những khoảnh khắc thư giãn. Tuy nhiên, bên cạnh những điều thú vị, các chuyến đi đôi khi cũng tiềm ẩn những rủi ro nhỏ nhưng phiền toái, chẳng hạn như những vết thương do côn trùng cắn
Sữa là nguồn dinh dưỡng quan trọng nên có trong chế độ ăn hằng ngày, trong đó sữa nguyên chất được đánh giá là nguồn cung cấp protein tốt. Tìm hiểu về dinh dưỡng, lợi ích và rủi ro khi tiêu thụ sữa nguyên chất.
Một số ứng dụng có thể cho bạn biết bạn dành bao nhiêu thời gian cho điện thoại và bạn dành bao nhiêu thời gian cho từng ứng dụng. Ngay cả khi bạn không nghĩ rằng mình sử dụng điện thoại quá nhiều, việc nhìn thấy những con số thống kê tần suất sử dụng có thể khiến bạn muốn đặt điện thoại xuống.
Chất béo thường bị hiểu lầm là “kẻ thù” của sức khỏe, đặc biệt là đối với tim mạch và cân nặng. Tuy nhiên, các nghiên cứu gần đây cho thấy không phải tất cả chất béo đều có hại. Ngược lại, một số loại chất béo tốt lại đóng vai trò thiết yếu trong việc duy trì năng lượng, hấp thụ vitamin và bảo vệ cơ thể khỏi viêm nhiễm. Trong đó, dầu ăn có nguồn gốc thực vật như dầu ô liu, dầu bơ, dầu mè... không chỉ mang lại hương vị phong phú cho món ăn mà còn cung cấp các acid béo có lợi cho tim mạch, não bộ và hệ miễn dịch.
Quan niệm sai về hàm lượng cholesterol trong trứng đã khiến nhiều người, đặc biệt là những người mắc bệnh tim hoặc đái tháo đường, loại bỏ trứng khỏi chế độ ăn uống của mình.